Hòa Thân sung sướng khoe Kỷ Hiểu Lam được ban “áo miễn tội chết”

Áo hoàng mã quái là bảo vật nhiều cao thủ võ lâm vì tranh giành mà "đầu rơi máu chảy". Vậy trong lịch sử tấm áo này thực sự có tác dụng gì?

Hòa Thân sung sướng khoe Kỷ Hiểu Lam được ban “áo miễn tội chết”

Trong nhiều bộ phim cổ trang và tiểu thuyết Trung Quốc về thời nhà Thanh có xuất hiện hình ảnh nhà vua ban cho các quan đại thần chiếc áo "hoàng mã quái", đây được xem là một niềm vinh hạnh tột bậc, nhiều cao thủ võ lâm vì tranh giành chiếc áo mã quái này mà không tiếc đầu rơi máu chảy, bởi vì chiếc này có danh tiếng là giúp người mặc miễn được tội chết.

Trong phim cổ trang về Hòa Thân, chúng ta bắt gặp hình ảnh Hòa Thân vui mừng cuống quýt, đi khoe với Kỷ Hiểu Lam chiếc áo hoàng mã quái được vua ban.

Hoa Than sung suong khoe Ky Hieu Lam duoc ban “ao mien toi chet”

Ảnh: Internet

Trên thực tế, chiếc áo này có thực sự quyền lực tới mức làm cho người mặc miễn được tội chết?

Theo ghi chép trong các loại sử liệu, mã quái là một loại trang phục truyền thống của tộc người Nữ Chân phía Bắc Trung Quốc. Đến thời nhà Thanh, áo mã quái đã được thiết kế ngắn giống như loại áo bình thường ngày nay, thân áo không dài quá mông, tay áo cũng không được chạm đến bàn tay.

Hoa Than sung suong khoe Ky Hieu Lam duoc ban “ao mien toi chet”-Hinh-2
Hoàng mã quái được ban cho những nhiều mục đích khác nhau, chủ yếu là khen thưởng (Ảnh: QQ)

Hoàng mã quái sở dĩ nổi tiếng vì nó có màu vàng tượng trưng cho sự cao quý của hoàng tộc, chỉ có ít người được mặc nó. Trong đó phải kể đến các thị vệ và các quan có địa vị quan trọng.

Những người lập được công lớn hay các hoàng tử cũng có thể được nhà vua ban cho áo hoàng mã quái. Những người này sẽ phải tạ ơn hoàng đế, mặc lên người và dạo một vòng quanh kinh thành giống như nghi thức rước kiệu của tiến sĩ về quê nhà.

Theo dòng thời gian, hoàng mã quái không còn có được địa vị quan trọng như ban đầu vì triều đình ngày càng đi xuống, hoàng đế muốn lôi kéo các phe cánh về phía mình nên ban thưởng ngày càng nhiều áo hoàng mã quái.

Có thể thấy, trong sử sách không hề có ghi chép về công dụng miễn tội chết của hoàng mã quái. Tuy nhiên, vì để tăng thêm sức hấp dẫn, nhiều tác giả đã lồng ghép thêm chi tiết này, quả thực phim ảnh và thực tế lịch sử có khoảng cách vô cùng lớn!

Vì sao hậu thế mãi không tìm thấy nơi chôn cất Hòa Thân?

10 ngày sau khi hoàng đế Càn Long băng hà, đại tham quan Hòa Thân bị vua Gia Khánh bắt giữ, công bố 20 đại tội. Cuối cùng, Hòa Thân phải tự sát. Đến nay, nơi chôn cất của tham quan này vẫn là một ẩn số lớn.

Vì sao hậu thế mãi không tìm thấy nơi chôn cất Hòa Thân?
Vi sao hau the mai khong tim thay noi chon cat Hoa Than?
 Đại tham quan Hòa Thân (1750 - 1799) là viên quan nổi tiếng sống vào thời nhà Thanh. Được hoàng đế Càn Long tin tưởng, trọng dụng, Hòa Thân từng bước trở thành đại thần nắm trong tay quyền lực lớn. 

Ngoài Càn Long, tham quan Hòa Thân cả đời e dè sợ hãi người nào?

Là đại thần dưới thời vua Càn Long, tham quan Hòa Thân đã chèn ép, hãm hại không ít trung thần. Thế nhưng, Hòa Thân lại nơm nớp lo sợ tướng quân A Quế. Vì sao lại vậy?

Ngoài Càn Long, tham quan Hòa Thân cả đời e dè sợ hãi người nào?
Ngoai Can Long, tham quan Hoa Than ca doi e de so hai nguoi nao?
 Tham quan Hòa Thân là một trong những đại thần nổi tiếng của nhà Thanh. Làm quan dưới thời vua Càn Long, Hòa Thân được đánh giá là người thông minh, giỏi đoán ý và lấy lòng nhà vua. Vậy nên, ông được Càn Long tin tưởng, trọng dụng và giao cho nhiều trọng trách quan trọng. 

Bản giám định ADN muộn màng và cái chết tức tưởi của bé 4 tuổi

Mong muốn con trai được được đón cái Tết đoàn viên đầy đủ bố mẹ, chị Dung đưa cậu con trai 4 tuổi về gặp người tình. Từ đây, bi kịch kinh hoàng đã xảy ra.

Bản giám định ADN muộn màng và cái chết tức tưởi của bé 4 tuổi
Ban giam dinh ADN muon mang va cai chet tuc tuoi cua be 4 tuoi

Theo hồ sơ vụ án, ngày 19/2/2018, tại thôn Nội Lang Bắc, xã Nam Hải, huyện Tiền Hải, Thái Bình xảy ra vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng. Nạn nhân là cháu Lê Hữu T (SN 2014) tử vong do bị điện giật. Phòng CSHS, Công an tỉnh Thái Bình đã xác định đây là 1 vụ án mạng. Chân tướng hung thủ dần được hé lộ khi cơ quan công an xác định kẻ sát hại bé trai 4 tuổi chính là Đặng Thanh Tuyền (SN 1969, trú tại xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, Thái Bình). Đau đớn hơn, Đặng Thanh Tuyền chính là bố đẻ cháu T.  (Nơi cháu T. bị điện giật tử vong) 

Ban giam dinh ADN muon mang va cai chet tuc tuoi cua be 4 tuoi-Hinh-2

Sau cuộc hôn nhân đầu đổ vỡ, Đặng Thanh Tuyền để 2 con cho vợ cũ nuôi rồi đi lang bạt. Vào cuối năm 2013, Đặng Thanh Tuyền gặp chị Lê Thị Dung (SN 1979, trú tại xã Nam Hải, huyện Tiền Hải, Thái Bình) cũng đã có một đời chồng. Trong một thời gian ngắn chung sống như vợ chồng, đầu năm 2014, chị Dung cảm thấy trong người không khỏe, có biểu hiện nôn ói, biết mình đã mang thai, chị báo cho người tình biết. Những tưởng cái kết sẽ là một đám cưới viên mãn, nhưng không ngờ Tuyền hắt hủi và quyết khẳng định cái thai trong bụng chị Dung không phải của mình. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới