Hoa Đông nguy hiểm vì Nhật – Trung “ăn miếng trả miếng”

(Kiến Thức) - Nếu Nhật Bản và Trung Quốc không hành động để giải quyết mâu thuẫn ở Hoa Đông, bất kỳ tính toán sai lầm nào cũng dẫn tới hậu quả khôn lường. 

Hoa Đông nguy hiểm vì Nhật – Trung “ăn miếng trả miếng”
“Khẩu chiến” Nhật – Trung tại Shangri-La
Tại sự kiện Đối thoại Shangri-La 13, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tướng Trung Quốc Vương Quán Trung đã “lời qua tiếng lại” về lối hành xử của 2 nước.
Ông Abe tuyên bố thẳng rằng Nhật Bản sẽ ủng hộ các quốc gia ASEAN trong các cuộc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và gián tiếp chỉ trích cách tiếp cận của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Đáp lại, ông Vương cáo buộc ông Abe đã khiêu khích và gây thêm rắc rối. Cuộc “khẩu chiến” Nhật – Trung nói trên phản ánh tình hình leo thang nguy hiểm trên biển Hoa Đông có thể rất khó “hạ nhiệt”. Do hai bên đều mặc định rằng nước kia sẵn lòng khơi mào một cuộc xung đột, Bắc Kinh và Tokyo không cùng nhau đàm phán để xây dựng qui tắc hợp tác giữa các lực lượng vũ trang của hai bên.
Máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc bị Nhật cáo buộc áp sát máy bay trinh thám của nước này.
Máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc bị Nhật cáo buộc áp sát máy bay trinh thám của nước này. 
Vấn đề đang gây căng thẳng trực tiếp là vụ một máy bay chiến đấu SU-27 của Trung Quốc áp sát 2 máy bay do thám của Nhật Bản với khoảng cách vài chục mét.
Khu vực xảy ra vụ việc thuộc khu vực trùng nhau giữa “Vùng phòng không xác định” của hai nước. Nhật – Trung đổ lỗi cho nhau vì đã xâm phạm không phận của quốc gia mình.
Ban đầu, Bắc Kinh cáo buộc máy bay Nhật Bản tiến vào khu vực mà Trung Quốc và Nga đang tiến hành tập trận hải quân chung vì thế Trung Quốc buộc phải điều động máy bay chiến đấu ra chặn máy bay Nhật Bản do thám và quấy rầy các cuộc tập trận. Nhật Bản phủ nhận cáo buộc này và cho rằng vụ việc trên xảy ra ở ngoài khu vực tập trận và máy bay của nước này đang tiến hành các hoạt động thu thập thông tin như thường lệ tại không phận quốc tế.
Quốc gia nào có lỗi?
Có nhiều cách diễn giải khác nhau về hành vi của các nước tại vùng biển/không phận quốc tế. Trước hết xét tới hành động của quân đội hai bên. Do vụ việc diễn ra tại không phận quốc tế nên theo phần lớn cách diễn giải về luật pháp quốc tế, Nhật Bản không bị cấm thu thập thông tin ở khu vực này. Tương tự, Trung Quốc và Nga cũng không bị cấm tổ chức các cuộc tập trận chung ở đây. Theo góc nhìn này, hành động của cả hai nước đều phù hợp với luật pháp quốc tế.
Tuy vậy, mặc dù không có luật quốc tế nào quy định về hành vi của các nước về vấn đề tập trận chung trên vùng biển quốc tế, các quốc gia nên tránh khu vực đang diễn ra tập trận cho tới khi cuộc tập trận kết thúc. Nếu máy bay Nhật Bản bay vào khu vực Nga và Trung Quốc tập trận chung thì đó sẽ là lỗi của Nhật Bản, đặc biệt sau khi Trung Quốc đã thông báo trước về cuộc tập trận. Tuy nhiên, vấn đề này còn đang gây tranh cãi do Nhật Bản bác bỏ kịch liệt cáo buộc của Trung Quốc.
Trung Quốc “phản pháo” bằng lập luận rằng Nhật Bản đã xâm phạm “Vùng phòng không xác định” của nước này. Luật quốc tế không bảo vệ “Vùng phòng không xác định” của bất kỳ quốc gia nào trừ không phận của vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia đó.
Vùng cấm bay (màu vàng) là nơi diễn ra tập trận Nga - Trung.
Vùng cấm bay (màu vàng) là nơi diễn ra tập trận Nga - Trung. 
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), điều đó có nghĩa Trung Quốc chỉ có chủ quyền đối với không phận cách bờ biển nước này tối đa 12 hải lý. Cái gọi là “Vùng phòng không xác định” của Trung Quốc cách rất xa bờ biển nước này và do đó thiếu cơ sở luật pháp chắc chắn.
Nếu không tính tới các khác biệt nói trên, có một vấn đề nổi lên là thông thường các phi công phải duy trì một khoảng cách an toàn giữa các máy bay. Ví dụ, khi được điều động ra chặn các máy bay nước ngoài, máy bay Nhật Bản thường duy trì khoảng cách khoảng vài trăm mét so với các máy bay kia. Để gửi thông điệp cảnh cáo tới máy bay nước ngoài, máy bay Nhật Bản sẽ “vỗ cánh” hay hoặc gửi cảnh báo vô tuyến.
Các máy bay Trung Quốc không đưa ra các cảnh báo như vậy mà tiến sát máy bay Nhật ở khoảng cách nguy hiểm, có thể gây ra tai nạn khiến cả phi công Nhật Bản và Trung Quốc thiệt mạng.
Do máy bay Trung Quốc bay tốc độ cao hơn và bất ngờ hơn máy bay Nhật Bản, lỗi có hành động gây nguy hiểm hoàn toàn là thuộc về Trung Quốc.
Điều đó khiến Trung Quốc bị nhìn nhận là kẻ khiêu khích. Trong khi đó, chiến lược của Bắc Kinh trên biển Hoa Đông là tô vẽ sao cho các hành động của nước này chỉ là sự “phản ứng” trước các hành động của Nhật Bản bị Trung Quốc “gắn mác” là hành động khiêu khích.
Trong vụ việc trên, Trung Quốc “rêu rao” rằng nước này đang bảo vệ “Vùng phòng không xác định” của mình hành động xâm nhập của Nhật Bản. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không nhận ra rằng họ đang “gậy ông đập lưng ông”. Lối hành xử của Trung Quốc khiến các quốc gia xung quanh sợ hãi và giúp chính sách cứng rắn với Trung Quốc của ông Abe càng dễ dàng được ủng hộ hơn.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích Jeffrey W. Hornung (Mỹ), vụ việc trên cho thấy một xu hướng đáng lo ngại. Việc Trung Quốc liên tục có các hành động trên mức khiêu khích nhưng chưa tới mức gây chiến buộc Nhật Bản phải đối phó. Nếu hai bên tiếp tục “ăn miếng trả miếng”, tính toán sai lầm có thể dẫn tới những hậu quả khủng khiếp. Vụ việc EP-3 diễn ra vào năm 2001 là một ví dụ.
Biến cố EP-3 có lặp lại trên biển Hoa Đông?
Vào năm 2001, một chiếc máy bay chiến đấu J-8 của Trung Quốc đâm vào một chiếc máy bay EP-3 của Hải quân Mỹ ngoài khơi đảo Hải Nam, Trung Quốc. Phi công Trung Quốc thiệt mạng còn phi hành đoàn trên chiếc máy bay EP-3 của Mỹ bị các quan chức Trung Quốc bắt giữ và thẩm vấn. Sau đó, các nhà ngoại giao hai bên đã phải hết sức cố gắng để chấm dứt căng thẳng Mỹ - Trung về vụ việc này.
Nhưng đó là vớĩ Mỹ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không muốn tỏ ra yếu ớt trước Nhật Bản hay nhân nhượng về tuyên bố chủ quyền. Do đó, nếu một vụ “EP-3 thứ hai” xảy ra trên biển Hoa Đông, không biết vụ việc sẽ đi xa tới đâu.
Vì Nhật là đối thủ trực tiếp của Trung Quốc trong khu vực, nếu sự kiện EP-3 lặp lại, không ai có thể biết vụ việc sẽ đi xa đến đâu. Trong ảnh là chiếc J-8 của Trung Quốc bị phi hành đoàn EP-3 chụp lại.
Vì Nhật là đối thủ trực tiếp của Trung Quốc trong khu vực, nếu sự kiện EP-3 lặp lại, không ai có thể biết vụ việc sẽ đi xa đến đâu. Trong ảnh là chiếc J-8 của Trung Quốc bị phi hành đoàn EP-3 chụp lại. 
Một Trung Quốc với tinh thần dân tộc dâng cao và nỗi đau lịch sử đối đầu với một Nhật Bản đang sẵn lòng cứng rắn với Trung Quốc khiến nếu một sai lầm dù nhỏ nhất cũng có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát và gây ra những hậu quả khôn lường.
Chính vì lí do đó, Bắc Kinh và Tokyo nên thức tỉnh và hành động. Có thể các cuộc tranh chấp chủ quyền về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chưa thể được giải quyết trong nay mai nhưng do tình hình đối đầu ngày càng nguy hiểm, Bắc Kinh và Tokyo phải hành động.
Nhật – Trung phải làm gì?
Để kiểm soát tình hình, Nhật – Trung có rất nhiều việc phải làm. Trước hết, hai nước cần xây dựng quy tắc rõ ràng cho các lực lượng vũ trang của hai bên nhằm giảm nguy cơ xảy ra biến cố ngoài mong muốn. Nhật – Trung nên ký kết một thỏa thuận “Các biến cố trên biển”, quy định cách liên lạc, ứng xử và ngăn chặn các biến cố leo thang thành xung đột. Hoặc hai nước có thể thành lập cơ chế liên lạc hàng hải, ví dụ như lập đường dây nóng, để các lực lượng của hai bên liên lạc với nhau tốt hơn. Trước đây, Nhật Bản đã có các thỏa thuận như vậy với Nga và có vẻ các thỏa thuận đó rất hiệu quả.
Trung Quốc và Nhật Bản nên xây dựng các bộ quy tắc về liên lạc và ứng xử để giảm nguy cơ xảy ra biến cố ngoài mong muốn.
Trung Quốc và Nhật Bản nên xây dựng các bộ quy tắc về liên lạc và ứng xử để giảm nguy cơ xảy ra biến cố ngoài mong muốn.
Nếu hai quốc gia thấy khó đạt được các cơ chế song phương như vậy, có thể lựa chọn khác là một thỏa thuận đa phương. Tại Hội nghị chuyên đề Hải quân Tây Thái Bình Dương vừa qua, các quốc gia tham gia – bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản – đã thông qua “Bộ quy tắc về các tình huống đối đầu bất ngờ trên biển”. Mặc dù không có tính ràng buộc pháp lý, bộ quy tắc này đưa ra các nghi thức tiêu chuẩn về quy trình an toàn, các chỉ dẫn cơ bản về cách thức liên lạc và hành động để các tàu và máy bay hải quân tuân thủ trong trường hợp xảy ra đối đầu ngoài ý muốn trên biển. Nhật Bản và Trung Quốc có thể chi tiết hóa bộ quy tắc này.
Mặc dù quan hệ song phương căng thẳng, Nhật Bản và Trung Quốc có động cơ để hành động. Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều không muốn xảy ra xung đột bắt nguồn các lỗi của quân nhân.
Nhật Bản, nước có nền quốc phòng mạnh nhất trong số các đối thủ của Trung Quốc, đang liên kết với các nước ASEAN để đối phó với lối hành xử hiếu chiến của Bắc Kinh. Nhật Bản cũng đang thực hiện các thay đổi quan trọng giúp nước này có thêm lực đối đầu với Trung Quốc.
Điều đó có nghĩa Bắc Kinh càng có động lực phải giải quyết tranh chấp với Tokyo do Trung Quốc sẽ phải đối phó với một liên minh các quốc gia đối thủ.
Tuy nhiên, xét cho cùng việc giải quyết căng thẳng trên biển Hoa Đông đòi hỏi nỗ lực từ cả hai phía. Nếu Tokyo và Bắc Kinh không thể giải quyết được tình trạng đó, trong tương lai có thể Đối thoại Shangri-La sẽ có thêm những cuộc “khẩu chiến” kịch liệt hơn hay các cuộc đối đầu trên không tại vùng biển Hoa Đông sẽ diễn ra nhiều hơn và nguy hiểm hơn.

Mổ xẻ chiến lược Việt Nam làm “chùn bước” Trung Quốc trên Biển Đông

(Kiến Thức) - Theo các chuyện gia nước ngoài, có 2 chiến lược mà Việt Nam có thể làm "chùn bước" Trung Quốc, ngăn chặn dã tâm của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Mổ xẻ chiến lược Việt Nam làm “chùn bước” Trung Quốc trên Biển Đông
Trung Quốc dùng "chiến lược tiêu hao" với Việt Nam
Theo giáo sư Carl Thayer của ĐH New South Wales (Australia), leo thang căng thẳng Việt Nam – Trung Quốc trên biển Đông hiện nay là kết quả của ý đồ thay đổi hiện trạng của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa cái mà Bắc Kinh gọi là “đường 9 đoạn” trên biển Đông.

Thế giới “lột mặt” TQ trơ trẽn đổ lỗi đâm chìm tàu cá cho VN

(Kiến Thức) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại “già mồm” cho rằng, tàu cá Việt Nam bị chìm là do lỗi của phía Việt Nam nhưng không qua được mắt cộng đồng quốc tế.

Thế giới “lột mặt” TQ trơ trẽn đổ lỗi đâm chìm tàu cá cho VN
Trung Quốc cáo buộc tàu cá bị đâm chìm là lỗi của Việt Nam...
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Tần Cương vừa “già mồm” lên tiếng cho rằng, việc tàu cá Việt Nam bị chìm ở ở khu vực Nam Tây Nam giàn khoan Hải Dương 981 là lỗi của Việt Nam.

Vì sao Trung Quốc “lạnh nhạt” với tân Thủ tướng Ấn Độ?

(Kiến Thức) - Trung Quốc lo ngại New Delhi dưới sự lãnh đạo của tân Thủ tướng Narendra Modi sẽ có thể khiến Bắc Kinh “ăn không ngon ngủ không yên”.

Vì sao Trung Quốc “lạnh nhạt” với tân Thủ tướng Ấn Độ?
Ngay sau khi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử ngày 16/5, ông Modi nhận được tin nhắn chúc mừng từ Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Thế nhưng ông không nhận được thông điệp tương tự từ phía Trung Quốc cho tới tận ngày 26/5 – ngày ông tuyên thệ nhậm chức. Ngày 26/5, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã gửi lời chúc mừng còn Chủ tịch Tập Cận Bình không “đả động” gì đến chiến thắng của ông Modi.
Theo trang tin Trung Quốc hải ngoại Duowei News, có 3 vấn đề về ông Modi khiến Bắc Kinh lo ngại và rút lui khỏi sáng kiến xây dựng quan hệ đối tác 3 bên chiến lược Trung Quốc – Nga - Ấn Độ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.