Hố tử thần bí ẩn ở Nga mở rộng

Đường kính một hố tử thần bí ẩn ở Nga tiếp tục tăng và chiều sâu của nó đạt tới 50 m mà chưa rõ nguyên nhân.

Hố tử thần bí ẩn ở Nga mở rộng

Hình thành trên bán đảo Yamal năm ngoái, hố tử thần khổng lồ nằm khá gần mỏ khí đốt Bovanenkovo của tập đoàn Gazprom. Giới truyền thông địa phương dẫn lời các nhà khoa học dự đoán nó xuất hiện bởi những vụ nổ khí đốt. Người dân thấy khoảng 20 hố nhỏ hơn xung quanh nó, RT đưa tin. 

Ho tu than bi an o Nga mo rong
 Các nhà khoa học bối rối trước sự xuất hiện của cái hố lạ trên bán đảo Yamal của Nga. Ảnh: RT
Nước đã tràn vào hố khổng lồ khiến nó biến thành hồ. Mực nước bây giờ cao hơn 10 m so với mùa đông năm ngoái và sẽ tiếp tục tăng, trang web của chính quyền vùng Yamal-Nenetsky nhận định. Những trận mưa và băng, tuyết là nguồn cung cấp nước cho hố. 

"Tôi rất ngạc nhiên trước kích thước của hố. Nó rất lớn. Âm thanh của sông băng tan chảy cũng khiến tôi sửng sốt", một phóng viên Nhật Bản nói với đài truyền hình địa phương. 

Ho tu than bi an o Nga mo rong-Hinh-2
 Tính tới tháng 7 năm nay, nước đã chiếm 2/3 thể tích hố. Ảnh: RT 

Giới nghiên cứu đưa ra nhiều giả thuyết để giải thích nguồn gốc của hố bí ẩn. Một số người đoán nó là kết quả của việc phương tiện bay ngoài hành tinh viếng thăm trái đất, song một giả thuyết khác cho rằng hiện tượng ấm lên toàn cầu đã gây ra nó. 

Vasily Bogoyavlensky, phó giám đốc Viện Nghiên cứu Dầu mỏ và Khí đốt tại Moscow, nhận định hiện tượng thoát khí từ lòng đất là nguyên nhân khiến hố xuất hiện. Theo ông, những hồ tròn trong vùng lãnh nguyên thuộc bán đảo Yamal cũng hình thành từ nguyên nhân tương tự. 

"Sự tan chảy của tầng đất đóng băng vĩnh cửu do hiện tượng ấm lên toàn cầu dẫn tới quá trình hình thành của các hố. Do khí đốt từ lòng đất phát tán, đất trên bề mặt nhô lên, tạo thành những ụ lớn. Khi đường kính lên tới hai km và chiều cao đạt hàng chục mét, các ụ đất sụt xuống vì nhiệt độ cao và tạo nên hố. Thậm chí vào năm ngoái chúng tôi phát hiện những ụ đó còn có thể nổ tung", ông giải thích.

Tìm thấy 4 miệng hố khổng lồ mới ở Nga

(Kiến Thức) - Bốn miệng hố khổng lồ mới vừa được phát hiện bởi các nhà khoa học ở bán đảo Yamal, Siberia, Nga.

Tìm thấy 4 miệng hố khổng lồ mới ở Nga

Bốn miệng hố khổng lồ, bí ẩn mới xuất hiện trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia, miền bắc Nga làm dấy lên lo ngại về tác động xấu của sự nóng lên toàn cầu.

Tim thay bon mieng ho khong lo moi o Nga
 Một trong bốn miệng hố khổng lồ mới được phát hiện, được đặt tên B1, cho thấy dấu hiệu của một vụ phun trào khí khổng lồ.
Các nhà khoa học phát hiện các miệng hố mới, cùng với hàng chục miệng hố khác nhỏ hơn ở cùng khu vực phát hiện ba miệng núi lửa khổng lồ bí ẩn trên bán đảo Yamal hồi năm ngoái.
Các miệng núi lửa khổng lồ này được cho là hình thành bởi sự phun trào của khí methane khỏi lớp băng vĩnh cửu, làm tăng nhiệt độ khiến cho đất đóng băng tan chảy.
Tim thay bon mieng ho khong lo moi o Nga-Hinh-2
 Miệng hố khổng lồ này được đặt tên B3, được phát hiện gần khu vực Antipayuta ở bán đảo Yamal.

Các nhà khoa học lo ngại sự xuất hiện của các hố thiên thạch có thể trở nên phổ biến hơn vì biến đổi khí hậu và cảnh báo rằng khu vực này sẽ phải đối mặt với một thảm họa tự nhiên.

Một trong bốn miệng hố khổng lồ mới phát hiện được bao quanh bởi ít nhất 20 miệng hố nhỏ hơn, nằm cách một nhà máy sản xuất khí đốt lớn vài mét. Các chuyên gia dự đoán có thể có tới hơn 30 miệng hố đang chờ đợi để được khám phá.

Tim thay bon mieng ho khong lo moi o Nga-Hinh-3
Bản đồ này cho thấy vị trí các miệng hố mới phát hiện (chấm đỏ) cùng với các miệng hố khổng lồ được phát hiện trước đó (chấm đen)

Tim thay bon mieng ho khong lo moi o Nga-Hinh-4
 Miệng hố B1 được phát hiện cách Bovanenkovo 30km.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn còn rất bối rối, chưa thể biết chính xác quá trình tạo ra các hố thiên thạch. Theo các nhà khoa học Mỹ, lượng khí methane lớn được thải vào khí quyển Siberia có thể có liên quan tới những miệng hố lớn xuất hiện một cách bí ẩn ở Nga.

Trước đây tại Nga, có tổng cộng 3 miệng hố khổng lồ được phát hiện. Hố đầu tiên có chiều rộng 80m, được tìm thấy cách thành phố Moskva khoảng 2.900km về phía đông, trên một lớp băng vĩnh cửu thuộc bán đảo Yamal (tên của khu vực này dịch ra có nghĩa là "nơi tận cùng của thế giới"). Một hố khác với đường kính 15m cũng được tìm thấy ở Yamal, vùng đất đóng băng vĩnh cửu thuộc khu vực miền bắc nước Nga, cách mỏ khí đốt Bovanenkovo khoảng 40km. Miệng hố thứ 3 có đường kính 4m, được phát hiện cách bán đảo Taymyr hàng trăm cây số về phía đông.

Những hố sâu chóng mặt trên thế giới

(Kiến Thức) - Dưới đây là những hố có chiều sâu đến chóng mặt trên toàn thế giới, được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Những hố sâu chóng mặt trên thế giới
Nhung ho sau chong mat tren the gioi
 Hố xanh Dean (Long Island, Bahamas) được biết đến là hố xanh sâu nhất hành tinh với độ sâu hơn 200m. Đây cũng là hố nước mặn sâu nhất hành tinh chúng ta.

Những động vật yêu đời nhất thế giới

(Kiến Thức) - Dù cho xung quanh đồng bọn không thèm phản ứng thì những động vật yêu đời này vẫn nhảy nhót cực kỳ vui thú.

Những động vật yêu đời nhất thế giới
Nhung dong vat yeu doi nhat the gioi
 Hình ảnh động vật yêu đời này trông vô cùng thú vị. Con cú này mặc kệ trời nắng, mặc kệ bạn bè không quan tâm, chỉ cần có ống kính camera chĩa vào mình là nó thể hiện điệu nhảy hưng phấn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới