Hình ảnh tại lễ nhập kim quan Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Hình ảnh tại lễ nhập kim quan Thiền sư Thích Nhất Hạnh

8h sáng nay (23/1), lễ khâm liệm di thể Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã diễn ra trang nghiêm và yên tĩnh, theo nghi thức Phật giáo, tại chùa Từ Hiếu, TP Huế.

Di thể  Thiền sư Thích Nhất Hạnh được khâm liệm tại chùa Từ Hiếu, TP Huế (Ảnh: Đại Dương).
Di thể Thiền sư Thích Nhất Hạnh được khâm liệm tại chùa Từ Hiếu, TP Huế (Ảnh: Đại Dương).
Hàng ngàn chư tôn đức của chùa Từ Hiếu và các chùa ở tỉnh Thừa Thiên Huế, ở các địa phương lân cận dự lễ.
Hàng ngàn chư tôn đức của chùa Từ Hiếu và các chùa ở tỉnh Thừa Thiên Huế, ở các địa phương lân cận dự lễ.
Lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm và im lặng theo nghi thức tâm tang.
Lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm và im lặng theo nghi thức tâm tang.
Nghi thức vái lạy.
Nghi thức vái lạy.
Các sư làm phép trước quan tài Thiền sư.
Các sư làm phép trước quan tài Thiền sư.
Chuẩn bị thỉnh di thể Thiền sư nhập quan.
Chuẩn bị thỉnh di thể Thiền sư nhập quan.
8h30' sáng, các môn đệ đã đưa thi hài của Thiền sư ra khỏi căn phòng mà ngài đã viên tịch. Tang lễ được cử hành trong vòng 7 ngày. Theo Ban Thông tin Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, thế danh Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm Bính Dần (1926) tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
8h30' sáng, các môn đệ đã đưa thi hài của Thiền sư ra khỏi căn phòng mà ngài đã viên tịch. Tang lễ được cử hành trong vòng 7 ngày. Theo Ban Thông tin Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, thế danh Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm Bính Dần (1926) tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thiền sư là con kế út trong gia đình có sáu anh chị em, cha là cụ ông Nguyễn Đình Phúc, mẹ là cụ bà Trần Thị Dĩ. Năm 1942, xuất gia tại Tổ đình Từ Hiếu với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật, được ban pháp danh Trừng Quang. Tháng 9 năm 1945, thọ giới Sa di với Bổn sư, được ban pháp tự Phùng Xuân.
Thiền sư là con kế út trong gia đình có sáu anh chị em, cha là cụ ông Nguyễn Đình Phúc, mẹ là cụ bà Trần Thị Dĩ. Năm 1942, xuất gia tại Tổ đình Từ Hiếu với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật, được ban pháp danh Trừng Quang. Tháng 9 năm 1945, thọ giới Sa di với Bổn sư, được ban pháp tự Phùng Xuân.
Hàng trăm phật tử là người dân Huế và người dân ngoại tỉnh đứng xung quanh khuôn viên chùa Từ Hiếu dõi theo lễ khâm liệm thiền sư.
Hàng trăm phật tử là người dân Huế và người dân ngoại tỉnh đứng xung quanh khuôn viên chùa Từ Hiếu dõi theo lễ khâm liệm thiền sư.
Nhiều tăng ni, phật tử dõi theo các nghi thức lễ qua màn ảnh truyền hình trực tiếp.
Nhiều tăng ni, phật tử dõi theo các nghi thức lễ qua màn ảnh truyền hình trực tiếp.
Lễ tang được cử hành uy nghiêm và yên tĩnh theo đúng di nguyện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Lễ tang được cử hành uy nghiêm và yên tĩnh theo đúng di nguyện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
"Thiền sư Thích Nhất Hạnh là bậc thầy hướng dẫn tâm linh có công hạnh hoằng hóa rộng rãi và ảnh hưởng sâu dày trên khắp thế giới. Thiền sư đồng thời là một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ, một học giả, một sử gia và một nhà hoạt động hòa bình" - thông tin từ Ban Thông tin Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế
"Thiền sư Thích Nhất Hạnh là bậc thầy hướng dẫn tâm linh có công hạnh hoằng hóa rộng rãi và ảnh hưởng sâu dày trên khắp thế giới. Thiền sư đồng thời là một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ, một học giả, một sử gia và một nhà hoạt động hòa bình" - thông tin từ Ban Thông tin Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế
Chuẩn bị làm lễ nhập quan.
Chuẩn bị làm lễ nhập quan.
Rất nhiều người dân và phật tử, các môn đệ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh bật khóc khi di thể thiền sư nhập quan (Ảnh: Đại Dương).
Rất nhiều người dân và phật tử, các môn đệ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh bật khóc khi di thể thiền sư nhập quan (Ảnh: Đại Dương).

GALLERY MỚI NHẤT