Hình ảnh bất ngờ từ kính viễn vọng mạnh nhất thế giới

Kính viễn vọng không gian mới của NASA chụp lại được hình ảnh của một ngôi sao cách Trái Đất 2.000 năm ánh sáng, và xung quanh là các thiên hà cổ đại.

Hình ảnh bất ngờ từ kính viễn vọng mạnh nhất thế giới
Hình ảnh được công bố ngày 16/3 từ Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA là một ảnh chụp thử nghiệm, nhằm xem xét hiệu quả khi 18 gương lục giác của kính hoạt động cùng nhau để tạo ra một hình ảnh phối hợp duy nhất được chụp cách Trái Đất 1,6 triệu km, theo AP.

Các nhà khoa học cho biết kính hoạt động tốt hơn mong đợi.

Hình ảnh thử nghiệm mới nhất của NASA nhắm vào một ngôi sao cách Trái Đất 2.000 năm ánh sáng (một năm ánh sáng tương đương 9.700 tỷ km).

Hình dạng gương của Kính viễn vọng Không gian James Webb và các bộ lọc của nó khiến ngôi sao trông có màu đỏ hơn và kéo các tia sáng trông nhọn hơn. Nền xung quanh ngôi sao đặc biệt gây chú ý.

Hinh anh bat ngo tu kinh vien vong manh nhat the gioi
Hình ảnh được NASA công bố vào ngày 16/3, gửi từ Kính viễn vọng Không gian James Webb, cho thấy ngôi sao 2MASS J17554042 + 6551277 cùng với các thiên hà và ngôi sao xung quanh. 
Jane Rigby, nhà khoa học của dự án hoạt động kính Webb cho biết: “Bạn không thể không chú ý đến hàng nghìn thiên hà đằng sau ngôi sao đó, thực sự tuyệt đẹp”.
Những thiên hà này được cho là có tuổi đời vài tỷ năm. Các nhà khoa học hy vọng kính Webb có thể giúp con người nhìn thấy được hình ảnh các thiên hà chỉ cách vụ nổ Big Bang "vài trăm triệu năm", bà Rigby nói.
Kính viễn vọng Không gian James Webb trị giá 10 tỷ USD, là loại kính phát triển hơn từ Kính viễn vọng Không gian Hubble. Kính Webb đã được phóng lên vũ trụ từ Nam Mỹ vào tháng 12/2021 và đạt đến vị trí được chỉ định vào tháng một.
Thiết bị này sử dụng các công cụ có độ phân giải cao để "nhìn lại" lịch sử 13,5 tỷ năm của thiên hà, khi những ngôi sao đầu tiên hình thành sau vụ nổ Big Bang.

Kính viễn vọng James Webb của NASA chịu nhiệt độ siêu lạnh ra sao?

NASA vừa có bài kiểm tra quan trọng với kính viễn vọng không gian James Webb trong buồng lạnh về khả năng chịu đựng của thiết bị này trong những điều kiện đặc biệt khắc nghiệt ngoài vũ trụ.

Kính viễn vọng James Webb của NASA chịu nhiệt độ siêu lạnh ra sao?
Những phần quan trọng của kính thiên văn James Webb đã được đưa vào thử nghiệm trong buồng lạnh -223 độ C (ảnh Cnet).
 Những phần quan trọng của kính thiên văn James Webb đã được đưa vào thử nghiệm trong buồng lạnh -223 độ C (ảnh Cnet).

Kính viễn vọng James Webb dự kiến sẽ được ra mắt vào năm 2019, đại diện cho thế hệ tiếp theo của kính viễn vọng không gian. Nó là thiết bị mạnh nhất từng được chế tạo và sẽ đón nhận những hình ảnh tiếp theo ngoài vũ trụ, nơi mà kính Hubble và Spitzer đã phải "thúc thủ". Nó được kỳ vọng sẽ giúp các nhà khoa học tìm kiếm các đầu mối dẫn đến khám phá sự hình thành sớm của vũ trụ.

Tiết lộ cực choáng về kính viễn vọng khổng lồ giá tỷ đô

(Kiến Thức) - Kính viễn vọng khổng lồ Magellan trị giá 1 tỷ USD (GMT) đang được xây dựng ở Chile. Nó được cho là sẽ chụp ảnh vũ trụ với độ phân giải cao gấp 10 lần kính thiên văn Hubble của NASA.

Tiết lộ cực choáng về kính viễn vọng khổng lồ giá tỷ đô

Cụ thể, kính viễn vọng khổng lồ Magellan (GMT) đang được xây dựng tại Đài quan sát Las Campanas trên một ngọn núi sa mạc Atacama của Chile. Nó nằm ở độ cao 2.550 mét, một  vị thế quan trọng, lý tưởng để quan sát vũ trụ suốt 300 đêm mỗi năm.

Tiet lo cuc choang ve kinh vien vong khong lo gia ty do
Nguồn ảnh: Phys. 

Dùng kính viễn vọng “bắn” sóng wifi lên Mặt Trăng

Mạng wifi đã phủ sóng tới những nơi không tưởng. Các nhà nghiên cứu đã tìm được cách phóng tín hiệu Wi-Fi lên mặt trăng nhờ sử dụng 4 kính viễn vọng để gửi tín hiệu lên vệ tinh và máy tạo chùm tim laser.

Dùng kính viễn vọng “bắn” sóng wifi lên Mặt Trăng
Dung kinh vien vong “ban” song wifi len Mat Trang
Các nhà nghiên cứu của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã tìm được cách phóng tín hiệu Wi-Fi lên mặt trăng nhờ sử dụng 4 kính viễn vọng để gửi tín hiệu lên vệ tinh và máy tạo chùm tim laser. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới