Hiệu ứng Domino: Nhiều nước theo Mỹ chuyển đại sứ quán tới Jerusalem

“Nối gót” Mỹ và Guatemala, Paraguay là quốc gia thứ 3 công bố chuyển đại sứ quán từ Tel Aviv tới Jerusalem. Động thái này có thể mở đường cho một loạt các quốc gia khác công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Thông tin này đã được chính phủ Paraguay và và Bộ Ngoại giao Israel xác nhận ngày hôm 7/5 giữa lúc căng thẳng leo thang giữa Israel và Palestine, với đỉnh điểm là việc Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Theo nguồn tin Bộ Ngoại giao Israel, Tổng thống Paraguay Horacio Cartes sẽ tới Israel cuối tháng 5 để khánh thành đại sứ quán tại Jerusalem. Cùng ngày, một người phát ngôn của chính phủ Paragoay thông báo, Tổng thống Cartes dự kiến sẽ có mặt tại Israel ngày 21 hoặc 22/5 tới. Chính ông Cartes cũng khẳng định, quyết định chuyển đại sứ quán sẽ được thực hiện trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 15/08 tới.
Hieu ung Domino: Nhieu nuoc theo My chuyen dai su quan toi Jerusalem
 Thánh địa Jerusalem. Ảnh: NYT.

Phản ứng trước động thái mới nhất này của Paraguay, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas vừa bày tỏ hy vọng các quốc gia khác trên lục địa Châu Mỹ sẽ không theo bước Paraguay, Guatemala và Mỹ, khẳng định rằng hành động này là chống lại luật pháp quốc tế.

Trong khi đó, ông Wasel Abu Youssef, một quan chức cấp cao của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) nhấn mạnh rằng, quyết định của Paraguay là đi ngược lại luật pháp quốc tế:“Quyết định của Paraguay “nối gót” Mỹ để chuyển đại sứ quán của nước này tới Jerusalem là chống lại các quyền của người dân Palestine cũng như ủng hộ hành động chiếm đóng của Israel. Tôi tin rằng, lập trường này là đi ngược lại luật pháp quốc tế. Chúng tôi kêu gọi nghiêm khắc tẩy chay bất kỳ quốc gia nào có động thái chuyển đại sứ quán tới Jerusalem, theo các luật đã được đưa ra từ các hội nghị thượng đỉnh Arab vào các năm 1980, 1990, 2000 và sau này. Chúng tôi không chấp nhận bất kỳ sự phương hại nào đến Jerusalem- thủ đô tương lai của nhà nước Palestine”.

Được xem là động thái “đổ thêm dầu vào lửa”, quyết định mới nhất của Paraguay được đưa ra chỉ một tuần trước khi Mỹ khánh thành đại sứ quán tại Jerusalem ngày 14/5. Trong một thông báo mới nhất, Nhà Trắng hôm 7/5 công bố, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không dự lễ cắt băng khánh thành Đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem. Thông báo đầy bất ngờ này trái ngược với lời hứa trước đó của người đứng đầu nước Mỹ rằng sẽ tham dự sự kiện mà ông cho là “công trình đáng tự hào” này.

Đầu tháng 12/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, bất chấp sự phản đối từ Palestine và cộng đồng quốc tế. Mặc dù được cho là đã giúp hoàn thành một trong những cam kết đưa ra trước đó trong chiến dịch tranh cử của mình, nhưng quyết định chuyển Đại sứ quán Mỹ tại Israel từ Tel Aviv đến Jerusalem của người đứng đầu nước Mỹ đã “chọc giận” người Palestine cũng như gây ra làn sóng phản đối dữ dội khắp thế giới Arab.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Arab lần thứ 29 tại Saudi Arabia vào tháng 4, liên đoàn Arab đã ra tuyên bố chung phản đối mạnh mẽ việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và quyết định chuyển Đại sứ quán tới Jerusalem.

Khi Nhà Trắng quyết định dời đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới vùng đất thánh này, đã làm dấy lên lo ngại về việc hiệu ứng dây chuyền và các nước sẽ có hành động tương tự Mỹ. Thực tế lo ngại này không phải là không có cơ sở khi đến nay đã có Guatemala và Paraguay chính thức đứng về phía Mỹ trong vấn đề này. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thời gian qua cũng nhiều lần nhấn mạnh việc nhiều nước theo gương Mỹ, đang xem xét dời đại sứ quán tại Israel đến Jerusalem.

Dẫu vậy, lập trường của Mỹ về Jerusalem – một trong điểm mấu chốt gây căng thẳng giữa Israel và Palestine, đã phần nào phá vỡ chính sách của Mỹ trong nhiều thập kỷ qua. Bởi trước Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhiều Tổng thống tiền nhiệm đã kiềm chế việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel với hy vọng giữ được lập trường trung lập trong vấn đề nhạy cảm này. 

Cũng theo nhận định của giới chuyên gia, việc chính quyền của Tổng thống Donald Trump bất ngờ thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel chắc chắn sẽ gây ra không ít những phản ứng bất bình chống lại Israel và có thể ảnh hưởng tiêu cực tới các lợi ích của Mỹ tại Trung Đông.

Cuộc sống ở đất thánh Jerusalem thời xa xưa

(Kiến Thức) - Những bức ảnh dưới đây phần nào tái hiện cuộc sống ở  đất thánh Jerusalem giữa lòng Trung Đông cách đây hàng trăm năm.

Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua
Một cửa hàng tạp hóa ở vùng đất thánh Jerusalem trong bức ảnh chụp vào khoảng năm 1900 đến 1920. 
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-2
Hai người phụ nữ trò chuyện với nhau ở Jerusalem hàng trăm năm trước. 
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-3
Cảnh tấp nập trên đường phố phía trong Cổng Jaffa thuộc thành phố cổ Jerusalem nhiều năm về trước. 
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-4
 Nhóm người Bedouin đang chuẩn bị cà phê trong một túp lều năm 1936.
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-5
Một khu chợ bán rau ở Nazareth vào khoảng năm 1934-1937. 
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-6
 Quán cà phê đông khách ở Jerusalem trong bức ảnh chụp hồi đầu thế kỷ 20.
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-7
Người phụ nữ mang hàng hóa ra chợ bán vào khoảng năm 1898-1914. 
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-8
Một người bán hoa quả trên đường phố hồi đầu thế kỷ 20. 
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-9
 Quầy hàng bán bánh mỳ vào khoảng năm 1900 đến 1920.
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-10
 Rất đông người đổ về Nebi Musa năm 1936.
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-11
 Các nghệ nhân cần cù làm việc vào khoảng năm 1898-1914.
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-12
 Người phụ nữ ngồi trước nhà ở Jerusalem cách đây hơn 100 năm.
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-13
Hai người phụ nữ đang làm việc vào khoảng năm 1898 đến 1914. 
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-14
 Người đàn ông bán thịt và bánh mỳ trên phố vào khoảng đầu thế kỷ 20.
Cuoc song o dat thanh Jerusalem thoi xa xua-Hinh-15
 Một số người ăn xin trong bức ảnh chụp vào khoảng năm 1900 đến 1920. (Nguồn ảnh: ATI)

Thành phố Jerusalem 50 năm sau Chiến tranh Sáu ngày

(Kiến Thức) - Sau cuộc Chiến tranh Sáu ngày năm 1967, Israel đã giành quyền kiểm soát thành phố Jerusalem và một số vùng lãnh thổ rộng lớn khác của thế giới Arập.

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay
Theo Wikipedia, Chiến tranh Sáu ngày là cuộc chiến giữa Israel và các nước láng giềng Arập, bao gồm Ai Cập, Jordan và Syria, vào năm 1967. Kết quả, Israel thắng lợi trong cuộc chiến này và giành quyền kiểm soát thành phố Jerusalem cùng nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn khác,... 

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-2
 Lực lượng Israel bắn phá căn cứ của quân đội Arập để chiếm quyền kiểm soát những quả đồi xung quanh thành phố cổ Jerusalem trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày, từ ngày 5 đến 10/6/1967, tại Trung Đông.

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-3
Trong ảnh là khu Wadi al-Joz ở Đông Jezusalem (phía trước) và xa xa là núi Ôliu sau 50 năm chiến tranh kết thúc. 

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-4
Đối với người dân Israel, toàn bộ Jerusalem, bao gồm thành phố cổ Jerusalem và vùng ngoại ô phía đông, là thủ đô “vĩnh viễn và không thể chia cắt” của họ. Ảnh: Những người đàn ông ngồi bên quán cà phê vỉa hè ở Thành phố cổ Jerusalem năm 1967. 

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-5
Hình ảnh quán cà phê này sau 50 năm. 

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-6
Những người dân Palestine đứng trước Nhà thờ Hồi giáo Dome of the Rock ở thành phố cổ Jerusalem năm 1967.  

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-7
Hình ảnh Nhà thờ Hồi giáo này sau 50 năm. Được biết, nhiều người Palestine sống ở phần Đông Jerusalem vẫn hy vọng sẽ thiết lập miền này thành thủ đô tương lai của một Nhà nước Palestine độc lập.

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-8
Ngôi mộ Avshalom và khu vườn Gethsemane ở Jerusalem trong bức ảnh chụp 50 năm về trước. 

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-9
Địa điểm này dường như không thay đổi nhiều sau 50 năm. 

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-10
Lối đi dẫn tới công trình Qayt Bay Fountain ở thành phố cổ Jerusalem năm 1967. 

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-11
Một người phụ nữ đi qua địa điểm này năm 2017. 

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-12
 Rất đông người tập trung trước Cổng Damascus dẫn vào bên trong thành phố cổ Jerusalem năm 1967.

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-13
 Ảnh chụp khu vực trước Cổng Damascus sau 50 năm.
Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-14
 Đông đảo người dân tập trung tại quảng trường gần Thánh đường Hồi giáo al-Aqsa, địa điểm linh thiêng thứ ba của người Hồi giáo, trong buổi cầu nguyện ngày Thứ Sáu năm 1967.

Thanh pho Jerusalem 50 nam sau Chien tranh Sau ngay-Hinh-15
Ảnh chụp khu vực Thánh đường Hồi giáo al-Aqsa 50 năm sau cuộc Chiến tranh Sáu ngày. (Nguồn ảnh: Reuters)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.