Hiểm họa khôn lường từ ấm siêu tốc giá rẻ

Chỉ vì ham rẻ, không ít người tiêu dùng đã vô tình ôm "bom" vào nhà khi sử dụng những chiếc ấm siêu tốc kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.

Hiểm họa khôn lường từ ấm siêu tốc giá rẻ
Ấm siêu tốc thiếu “chuẩn” bán tràn lan
Theo khảo sát của PV, trên địa bàn Hà Nội, ấm siêu tốc được bán phổ biến ở các siêu thị điện máy, siêu thị dân dụng, các cửa hàng đồ gia dụng, cửa hàng điện…với mức giá dao động từ 100 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng tùy vào xuất xứ, công dụng và nhãn hiệu.
Riêng về xuất xứ và nhãn hiệu, các loại ấm siêu tốc được bán trên địa bàn thành phố chủ yếu được ghi nhãn thuộc các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia…với các thương hiệu quen thuộc như Panasonic, Philips, Kangaroo, Sanyo, Sunhouse, Happycook, Bluestone…
Cũng theo quan sát của PV, bên cạnh những sản phẩm ấm siêu tốc đảm bảo chất lượng, thông tin về nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thị trường Hà Nội còn xuất hiện không ít các sản phẩm ấm siêu tốc không hề có tem nhãn, dấu chứng nhận hợp quy (dấu CR) theo quy định.
Hiem hoa khon luong tu am sieu toc gia re
Ấm siêu tốc không nguồn gốc, không dấu hợp quy vẫn được bán tại Hà Nội.
Giải thích về việc này, một chủ cửa hàng đồ điện gia dụng nằm trên phố Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho rằng: “Chỉ có hàng đắt tiền hơn thì mới có cái dấu CR đó, hàng rẻ hơn thì không có. Người mua tùy điều kiện kinh tế mà chọn loại đắt hoặc rẻ, còn nhiều khi cũng không quan tâm đến cái dấu đó làm gì”.
Không chỉ các chủ cửa hàng, nhiều người tiêu dùng hiện cũng còn thờ ơ với việc lựa chọn các sản phẩm ấm siêu tốc đảm bảo nguồn gốc, chất lượng.
Chị Nguyễn Mai Hương sống tại chung cư 789 (Mỹ Đình, Từ Liêm) nói: “Thường thì chúng tôi đi mua ấm siêu tốc chỉ để ý phần nhiều là giá cả và nhãn hiệu. Thấy mức chi phí hợp lý và các loại có tiếng tăm thì mình mua. Ví dụ như mấy lần ấm siêu tốc hỏng, tôi hay mua của Panasonic”.
Mua hàng ‘dởm’ chẳng khác gì ‘ôm bom’ vào nhà
Thực tế tại Việt Nam thời gian qua đã ghi nhận những vụ tai nạn chết người liên quan đến ấm siêu tốc. Cụ thể, vào ngày 25/6/2016, bạn Trần Hoàng Hải, sinh viên năm 3 Trường đại học Y-Dược Thái Nguyên đã bị điện giật, tử vong tại chỗ trong khi rút phích nước sôi bằng ấm siêu tốc tại một phòng trọ.
Trước đó tại Nghệ An, cụ ông Ngô Xuân Thanh 76 tuổi - chồng của bà Trần Thị Mười 74 tuổi, đang sửa ấm điện ở nhà bếp sau đó được vợ phát hiện tử vong trong tình trạng tay ôm lấy cái ấm điện nằm bất động trên nền nhà bếp, trên bụng và ngón tay ông Thanh bị cháy xém nhiều chỗ. Những sự cố nêu trên đã tạo nên không ít sự lo lắng cho người dùng bởi ấm siêu tốc với ưu điểm tiện lợi, dễ dàng sử dụng đã trở thành vật dụng quen thuộc, không thể thiếu trong mỗi gia đình.
Theo chuyên gia vật lý Nguyễn Văn Khải, mỗi chiếc ấm siêu tốc thường có hai rơle để tự động ngắt điện khi nhiệt độ quá cao hoặc có hiện tượng chập điện, một rơle ở phần tay cầm và một rơle ở phần đế nguồn.
Với những chiếc ấm siêu tốc tốt, khi nước sôi rơle sẽ tự ngắt. Ngược lại, với ấm siêu tốc rẻ tiền, sau một thời gian sử dụng ngắn, rơle sẽ hoạt động kém nhạy, không tự ngắt và khi không kịp thời rút điện ra thì có thể gây cháy nổ. Thậm chí, với loại ấm siêu tốc rẻ tiền, vỏ nhựa khi cháy sẽ sinh ra những khí vô cùng độc hai gây nôn mửa, chóng mặt, đau đầu.
“Ấm siêu tốc rẻ tiền thường dùng dây mai-so giả inox, qua thời gian sẽ bị rỉ sét, ăn mòn dễ gây chập điện. Hơn nữa, ấm siêu tốc dởm thường có dây nguồn nhỏ, không chịu nổi công suất lớn, do đó dễ bị chảy lớp nhựa bên ngoài gây rò điện”, TS Khải cho hay.
Liên quan tới vấn đề trên, ông Trương Thái Định - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo hành và Dịch vụ khách hàng, siêu thị Trần Anh cho biết, để mua được các sản phẩm đảm bảo chất lượng, người sử dụng phải chọn các sản phẩm của các nhà sản xuất có uy tín, có bảo hành đầy đủ, có giấy chứng nhận chất lượng, dấu hợp quy CR theo quy định. Cùng với đó, người tiêu dùng cũng nên chọn mua các loại ấm đun nước có dung tích, phù hợp với nhu cầu của gia đình để không phải đun nước nhiều lần trong một ngày.
Khi sử dụng, người tiêu dùng cũng cần phải lưu ý cắm ấm đun nước vào nguồn có cùng mức điện áp được ghi rõ trong bảng hướng dẫn. Tuyệt đối không được cầm dây nguồn để rút phích cắm ra, mà hãy cầm ngay phích cắm để rút, nhằm đảm bảo an toàn, tránh các trường hợp có thể bị giật do hở đường dây.
“Nếu dây nguồn bị hư hỏng thì dây này cần được thay thế ngay. Tuyệt đối không sử dụng ấm đun nước nếu bị rơi hoặc bị hư hỏng. Trước khi sử dụng, hãy kiểm tra kỹ và chắc chắn rằng dây nguồn và phích cắm khô ráo, tránh trường hợp sử dụng khi tay đang ướt; không ngâm ấm đun nước vào chất lỏng, bảo vệ ấm đun nước và dây nguồn không bị nóng và ướt; không được để ấm nước nhiều cặn, rỉ sét, nhằm tăng khả năng trao đổi nhiệt của ấm”, ông Định nói thêm.
Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, các sản phẩm như bàn là, lò vi sóng, lò nướng, máy sấy khô tay, bình pha trà, ấm điện loại dùng que đun chìm, dây và cáp điện trong nước sản xuất khi đưa ra thị trường phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và dán tem hợp quy (CR). Việc dán tem, nhằm đảm bảo cho người tiêu dùng nhận biết và chọn lựa các mặt hàng đã được kiểm định an toàn về chất lượng.

7 mẹo hay làm sạch cặn bẩn trong ấm siêu tốc

(Kiến Thức) - 7 mẹo hay để làm sạch cặn bẩn trong ấm siêu tốc sau sẽ giúp vật dụng này trở lên như mới sau một thời gian sử dụng. 

7 mẹo hay làm sạch cặn bẩn trong ấm siêu tốc

Video: 7 mẹo hay làm sạch cặn bẩn trong ấm siêu tốc

Dấu hiệu "cỏn con" để mua đồ gia dụng chất lượng, chính hãng

Để đảm bảo mua được đồ gia dụng chính hãng và chất lượng, tránh tình trạng hàng nhái, hàng giả người dùng chỉ cần mua các sản phẩm có dấu Hợp quy (CR).

Dấu hiệu "cỏn con" để mua đồ gia dụng chất lượng, chính hãng
Tết là thời điểm mà hàng nhái, hàng không chính hãng, hàng kém chất lượng được trà trộn vào thị trường với lượng lớn. Ở mọi mặt hàng tại Việt Nam, nếu người dùng không có những bí quyết chọn lựa sản phẩm theo những dấu hiệu riêng thì rất dễ mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng không những tốn tiền mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Coi chừng ấm siêu tốc bỗng dưng phát hỏa

Những chiếc ấm siêu tốc giá rẻ, người thì mua, người được tặng, rất có thể dễ dàng "bỗng dưng phát hỏa" và gây chấp điện, bốc cháy sang phần đế nhựa...

Coi chừng ấm siêu tốc bỗng dưng phát hỏa
Anh Nguyễn Hồng Ánh, tại Phố Lạc Nghiệp, phường Thanh Nhàn, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể lại chuyện cháy ấm siêu tốc sáng 27-2.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.