Hết vacxin viêm màng não mô cầu, phòng bệnh thế nào?

(Kiến Thức) - Các chuyên gia lưu ý tiêm vacxin là giải pháp phòng bệnh viêm màng não mô cầu chủ động nhưng không phải là biện pháp phòng bệnh duy nhất.

Hết vacxin viêm màng não mô cầu, phòng bệnh thế nào?
Liên tiếp những ca phát hiện viêm màng não mô cầu ở Hải Dương và Hà Nội gần đây đang khiến người dân hết sức lo lắng. Mặt khác, thực trạng thiếu vacxin viêm màng não mô cầu dành cho đối tượng trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên và cả người lớn tuổi càng dấy lên mối lo ngại về nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.
Dù mới có thông tin hơn 140.000 liều vacxin ngừa viêm màng não mô cầu sẽ về Việt Nam tháng 4 tới đây, nhưng trong thời gian hết vacxin, Trước tình hình này, các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo giúp người dân phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này trong thời gian chờ vacxin.
Het vacxin viem mang nao mo cau, phong benh the nao?
Hơn 140.000 liều vacxin ngừa viêm màng não mô cầu sẽ về Việt Nam tháng 4 tới đây 
Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cho biết nếu chưa được tiêm phòng vacxin ngừa viêm màng não mô cầu, người dân cần tránh tiếp xúc với người nghi nhiễm bệnh này, nếu đã tiếp xúc thì phải dùng thuốc dự phòng; súc họng hằng ngày bằng nước muối hoặc các dung dịch sát trùng mũi họng; giữ vệ sinh thân thể, thông thoáng nhà cửa, nơi làm việc.
Cũng liên quan đến vấn đề này, theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, những người có nguy cơ cao bị lây bệnh như: người tiếp xúc gần với bệnh nhân khi ho văng vi khuẩn vào mặt, những người cùng gia đình sinh hoạt với người mắc bệnh…thì cần phải uống kháng sinh dự phòng (theo chỉ định của bác sĩ).
Còn đối với những người tiếp xúc khác như ở cộng đồng thì cần phải theo dõi sức khỏe, khi bị sốt cần phải điều trị và làm các chẩn đoán, xét nghiệm bệnh. Tiến sĩ Kính cho biết thêm, do đây là bệnh do vi khuẩn gây nên, bởi vậy đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh và nguồn lây nhiễm có vai trò rất quan trọng và đạt hiệu quả cao trong phòng bệnh.
Het vacxin viem mang nao mo cau, phong benh the nao?-Hinh-2
 Tiêm vacxin là giải pháp phòng bệnh chủ động nhưng không phải là biện pháp phòng bệnh duy nhất.
Các chuyên gia cũng lưu ý tiêm vacxin là giải pháp phòng bệnh chủ động nhưng không phải là biện pháp phòng bệnh duy nhất.
Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, để hạn chế sự xâm nhập và lây lan ra cộng đồng cũng như phòng bệnh có hiệu quả bệnh viêm màng não do não mô cầu, người dân cần thực hiện một số biện pháp sau:
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở: thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.
Chủ động tiêm phòng vacxin phòng bệnh.
Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Khi phát hiện người nghi ngờ mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu cần thông báo cho các cơ sở y tế ở địa phương để được điều tra giám sát và xử lý kịp thời.
Ngày 8/3, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết: hiện nay, có 2 vacxin phòng bệnh viêm màng não mô cầu gồm vacxin Polysaccharide meningococcal A+C (có số đăng ký lưu hành còn hiệu lực) và vacxin VA-MENGOC-BC do Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 nhập khẩu (đã được cấp giấy phép nhập khẩu).
Theo báo cáo của các công ty nhập khẩu, từ tháng 7/2015 đến nay, đã có hơn 90.000 liều vacxin Polysaccharide meningococcal A+C và 400.000 liều vacxin VA-MENGOC-BC được nhập khẩu về Việt Nam.
Đến tháng 4/2016, sẽ có 60.000 liều vacxin phòng bệnh viêm màng não mô cầu Polysaccharide meningococcal A+C (do Công ty Sanofi Pasteur, Pháp sản xuất) và 100.000 liều vacxin VA-MENGOC-BC (do Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 nhập khẩu tiếp tục được cung ứng cho Việt Nam).
Để đảm bảo cung ứng đầy đủ vacxin phòng bệnh viêm màng não mô cầu cho nhu cầu tiêm chủng của nhân dân, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh theo dõi sát diễn biến bệnh trên địa bàn và nhu cầu tiêm chủng của nhân dân để kịp thời chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng lập dự trù, có kế hoạch mua và sử dụng vacxin với các Công ty nhập khẩu, kinh doanh vacxin.
Mời độc giả xem video chủ động phòng virus viêm màng não mô cầu, (nguồn: VTC14):

Hà Nội có sẵn vacxin viêm màng não mô cầu tại nhiều điểm

(Kiến Thức) - Hiện tại, vẫn còn vacxin ngừa viêm màng não mô cầu của Cuba, còn vacxin não mô cầu loại của Pháp hiện đang cháy hàng.

Hà Nội có sẵn vacxin viêm màng não mô cầu tại nhiều điểm
Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, ở nước ta hiện nay có 2 loại vacxin ngừa viêm màng não mô cầu được sử dụng. Đó là 1 loại của Pháp và 1 loại của Cuba.
Cũng theo ông Cảm, hiện tại thì Trung tâm y tế dự phòng Nguyễn Chí Thanh, điểm tiêm chủng của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và một số điểm tiêm chủng khác vẫn có sẵn vacxin ngừa viêm màng não mô cầu của Cuba. Người dân có thể tới đăng ký tiêm và tiêm chủng phòng bệnh.

Mẫu nữ dũng cảm để râu đầu tiên trên thế giới

(Kiến Thức) - Harnaam Kaur đã ghi dấu ấn trong lịch sử ngành thời trang khi là mẫu nữ có râu hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới.

Mẫu nữ dũng cảm để râu đầu tiên trên thế giới
Mau nu dung cam de rau dau tien tren the gioi
Cô Harnaam Kaur 25 tuổi sống tại Berkshire, Anh bị bệnh buồng trứng đa nang năm 11 tuổi.  
Mau nu dung cam de rau dau tien tren the gioi-Hinh-2
Từ đó, cô bắt đầu bị mất cân bằng nội tiết và mọc râu trên khuôn mặt như đàn ông. Đối mặt với nhiều lời bàn tán và chỉ trích mà cô luôn phải cạo râu cho đến năm 16 tuổi. 

Tháng 4: thêm 160.000 liều vacxin ngừa viêm màng não mô cầu

(Kiến Thức) - Theo dự kiến, 160.000 liều vacxin ngừa viêm màng não mô cầu sẽ được tung ra thị trường vào tháng 4 tới.

Tháng 4: thêm 160.000 liều vacxin ngừa viêm màng não mô cầu
Theo báo cáo của các công ty nhập khẩu, từ tháng 7/2015 đến nay đã có hơn 90.000 liều vacxin ngừa viêm màng não mô cầu A+C và 400.000 liều vacxin B+C được nhập khẩu về Việt Nam.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.