Hét toáng khi sư tử mở tung cửa xe bằng răng

(Kiến Thức) - Bạn đã bao giờ tận mắt nhìn một con sư tử mở cửa ô tô? Đó là một trải nghiệm cực kỳ đáng sợ.

Hét toáng khi sư tử mở tung cửa xe bằng răng

Xem clip: Sư tử dùng răng mở tung cửa xe hơi

Thót tim sợ hãi là trải nghiệm của một gia đình trong đoạn video khi họ lái xe đi quanh một công viên động vật hoang dã ở Nam Phi và gặp một con sư tử tiến đến mở cửa xe bằng răng và mặt đối mặt với mình.
Het toang khi su tu mo cua xe bang rang
Sư tử dùng răng mở tung cửa xe khiến người ngồi trong được phen sợ hãi. 
Đàn sư tử đang nằm dạo chơi thì xe ô tô tiến đến, một con sư tử đực trong đàn bạo dạn tiến đến cánh cửa, dùng hàm răng sắc nhọn của nó cắn lấy tay nắm và giật mạnh. Cửa xe không chốt nên bất thình lình cánh cửa bật tung làm cho người quay phim lúc bấy giờ nhìn ra bên ngoài với vẻ phấn khích cao độ giật mình hốt hoảng.

Thụ động nên các nạn nhân ngây ra trong vài giây đến khi người cầm lái nổ máy và nhấn ga chạy đi. Sư tử đuổi theo chiếc xe tới tận cổng của khu bảo tồn.

Kịch liệt cảnh ngựa vằn dìm sống sư tử trên sông

(Kiến Thức) - Sau một hồi vật lộn kịch liệt, ngựa vằn vật ngửa được sư tử, dìm kẻ săn mồi xuống nước.

Kịch liệt cảnh ngựa vằn dìm sống sư tử trên sông

Xem clip: Ngựa vằn dùng hết sức dìm sư tử xuống nước (nguồn: Youtube)


Sư tử rình rập và tấn công một con ngựa vằn đang nhởn nhơ ở một khúc sông. Lúc đầu, sư tử giành được ưu thế, dùng hàm răng sắc nhọn cắn cổ ngựa vằn, khiến con mồi máu chảy đau đớn. Sư tử cố gắng ngoạm chặt con mồi, ngựa vằn cố vùng vẫy thoát thân. 

Kich liet canh ngua van dim song su tu tren song
 Ngựa vằn dùng hết sức dìm chết sư tử.
Tuy nhiên, ngựa vằn không dễ dàng bị hạ gục như thế, con vật nhanh chóng lấy lại tinh thần, tung cước đá vào những chỗ hiểm của kẻ săn mồi.

Sau một hồi vật lộn kịch liệt, ngựa vằn vật ngửa được sư tử, dìm kẻ săn mồi xuống nước. Nó cố gắng dùng sức nặng của thân mình đè lên khiến sư tử gần như suýt chết đuối, nhưng cuối cùng sư tử đã kháng cự được. Tận dụng tình thế, ngựa vằn chạy trốn vào khu rừng, tránh đụng độ với chúa sơn lâm đáng sợ.

Sư tử đực bị sư tử cái “dằn mặt” đến bị thương

(Kiến Thức) - Một con sư tử đực bị thương ở mắt phải trong trận chiến kịch liệt với sư tử cái

Sư tử đực bị sư tử cái “dằn mặt” đến bị thương
Su tu duc bi su tu cai
 Tại Khu bảo tồn quốc gia Masaï Mara, Kenya, một con sư tử cái gầm rú trước con sư tử đực khi bước vào trận chiến kịch liệt tranh giành quyền lực.
Su tu duc bi su tu cai
Ban đầu có ba con sư tử cái cùng tấn công ba con sư tử đực.  
Su tu duc bi su tu cai
 Theo nhiếp ảnh gia người Pháp - Laurent Renaud, một con sư tử cái vô cùng dũng cảm chiến đấu để bảo vệ mình.
Su tu duc bi su tu cai
 Nó tiến đến trước mặt con sư tử đực và lấy chân tát mạnh vào mặt đối phương khiến sư tử đực bị thương ở mắt phải.
Su tu duc bi su tu cai
 Sau khi bị thương, sư tử đực đã báo hiệu cho sư tử đực khác để phòng thủ.
Su tu duc bi su tu cai
 Con sư tử đực bị thương cố gắng để tự vừa tự bảo vệ mình, vừa chiến đấu.
Su tu duc bi su tu cai
Nó cũng dùng chân trước đánh vào đầu sư tử cái. 
Su tu duc bi su tu cai
Nhưng vết thương khá nặng, cuối cùng nó đã phải rút lui. 
Su tu duc bi su tu cai
Nhiếp ảnh gia cho biết, cuộc chiến kịch liệt diễn ra trong chớp nhoáng và thật khó có thể tin được. 

Top 14 hồ nước kỳ lạ nhất thế giới

(Kiến Thức) - Hồ nước đa sắc màu, hồ có nhiều vòng tròn trên bề mặt, hồ đổi màu, dòng nước chảy như máu… là những vùng hồ kỳ lạ nhất thế giới.

Top 14 hồ nước kỳ lạ nhất thế giới
Hồ đa sắc Grand Prismatic Spring ở Mỹ. Hồ nước nóng “màu mè” này thuộc vườn quốc gia Yellowstone, là hồ nước nóng lớn nhất nước Mỹ và đứng thứ 3 trên thế giới. Màu sắc rực rỡ của hồ có các màu xanh, hồng, cam… do các thực vật tảo và sắc tố vi khuẩn hình thành.
Hồ đa sắc Grand Prismatic Spring ở Mỹ. Hồ nước nóng “màu mè” này thuộc vườn quốc gia Yellowstone, là hồ nước nóng lớn nhất nước Mỹ và đứng thứ 3 trên thế giới. Màu sắc rực rỡ của hồ có các màu xanh, hồng, cam… do các thực vật tảo và sắc tố vi khuẩn hình thành. 
Hồ Spotted ở Canada. Vào mùa hè, hồ cạn khô, các khoáng chất trong hồ kết tinh, tạo thành những vòng tròn giam hãm những dòng nước còn sót lại. Trên mặt hồ là vô số vòng tròn khổng lồ bao phủ với những sắc màu thay đổi tùy theo khoáng chất chứa trong đó với nồng độ rất cao như muối vô cơ MgSO4, CaCO3, sulfat sodium, bạc, titan.
Hồ Spotted ở Canada. Vào mùa hè, hồ cạn khô, các khoáng chất trong hồ kết tinh, tạo thành những vòng tròn giam hãm những dòng nước còn sót lại. Trên mặt hồ là vô số vòng tròn khổng lồ bao phủ với những sắc màu thay đổi tùy theo khoáng chất chứa trong đó với nồng độ rất cao như muối vô cơ MgSO4, CaCO3, sulfat sodium, bạc, titan. 
Hồ Retba của Senegal. Tùy theo thời gian trong ngày và lượng ánh sáng mà hồ Retba có thể biến hóa thần kỳ, lúc màu đỏ như máu, lúc lại hồng ánh tím hay hồng nhạt như sữa dâu. Màu hồ khác hẳn hồ bình thường vì lượng muối rất cao có trong nước hồ.
Hồ Retba của Senegal. Tùy theo thời gian trong ngày và lượng ánh sáng mà hồ Retba có thể biến hóa thần kỳ, lúc màu đỏ như máu, lúc lại hồng ánh tím hay hồng nhạt như sữa dâu. Màu hồ khác hẳn hồ bình thường vì lượng muối rất cao có trong nước hồ. 
Dòng chảy nước đỏ (Blood Falls) dưới tảng băng, Nam Cực. Đó là một thác nước giống như một dòng máu chảy từ sông băng Taylor tại Thung lũng McMurdo ở Nam Cực. Các nhà nghiên cứu cho biết một loại vi khuẩn chịu trách nhiệm cho hiện tượng kỳ lạ, loại vi khuẩn đó đã tồn tại hàng triệu năm nhờ vào các hợp chất lưu huỳnh và sắt.
Dòng chảy nước đỏ (Blood Falls) dưới tảng băng, Nam Cực. Đó là một thác nước giống như một dòng máu chảy từ sông băng Taylor tại Thung lũng McMurdo ở Nam Cực. Các nhà nghiên cứu cho biết một loại vi khuẩn chịu trách nhiệm cho hiện tượng kỳ lạ, loại vi khuẩn đó đã tồn tại hàng triệu năm nhờ vào các hợp chất lưu huỳnh và sắt.  
Dòng sông ngũ sắc Cano Cristales, Colombia. Hàng ngàn loại rong tảo trong lòng sông kết hợp với ánh sáng mặt trời, tạo ra các phản ứng hóa sinh… tạo ra dòng nước quanh năm rực rỡ sắc màu đỏ, vàng, ngọc bích, ngọc lam, da cam.
 Dòng sông ngũ sắc Cano Cristales, Colombia. Hàng ngàn loại rong tảo trong lòng sông kết hợp với ánh sáng mặt trời, tạo ra các phản ứng hóa sinh… tạo ra dòng nước quanh năm rực rỡ sắc màu đỏ, vàng, ngọc bích, ngọc lam, da cam.
Hồ Boiling, Dominica. Đây là suối nước nóng tự nhiên lớn thứ 2 trên thế giới. Nơi ít nóng nhất của hồ Boiling cũng có nhiệt độ lên tới hơn 80 độ C, đặc biệt tại giữa hồ, nước liên tục sôi sục. Sự nóng của hồ là do một vết nứt trong lòng hồ, khiến dung nham nóng chảy rò rỉ ra ngoài.
Hồ Boiling, Dominica. Đây là suối nước nóng tự nhiên lớn thứ 2 trên thế giới. Nơi ít nóng nhất của hồ Boiling cũng có nhiệt độ lên tới hơn 80 độ C, đặc biệt tại giữa hồ, nước liên tục sôi sục. Sự nóng của hồ là do một vết nứt trong lòng hồ, khiến dung nham nóng chảy rò rỉ ra ngoài. 
Hồ muối cạn Salar de Uyuni là tên của cánh đồng muối lớn nhất thế giới nằm tại Bolivia. Vào mùa mưa, cánh đồng muối bị ngập nước từ các hồ xung quanh, biến thành một tấm gương khổng lồ phản chiếu bầu trời.
Hồ muối cạn Salar de Uyuni là tên của cánh đồng muối lớn nhất thế giới nằm tại Bolivia. Vào mùa mưa, cánh đồng muối bị ngập nước từ các hồ xung quanh, biến thành một tấm gương khổng lồ phản chiếu bầu trời.  
Hồ bơi bậc thang tại Pamukkale, Thổ Nhĩ Kỳ. Những hồ bơi bậc thang có chứa nước xanh như ngọc tuyệt đẹp là điều kỳ thú của nơi đây, do nhiều muối khoáng cacbonat được tích tụ tạo thành những "ruộng bậc thang" đá vôi vô cùng ấn tượng.
Hồ bơi bậc thang tại Pamukkale, Thổ Nhĩ Kỳ. Những hồ bơi bậc thang có chứa nước xanh như ngọc tuyệt đẹp là điều kỳ thú của nơi đây, do nhiều muối khoáng cacbonat được tích tụ tạo thành những "ruộng bậc thang" đá vôi vô cùng ấn tượng. 
Hồ hắc ín (Pitch) ở phía Tây Nam đảo Trinidad. Đây là hồ hắc ín lớn và quan trọng nhất trên thế giới, trong hồ chứa hàm lượng nhựa đường tự nhiên lớn nhất thế giới. Những lớp nhựa đen và nhớt trôi chầm chậm trên mặt hồ.
Hồ hắc ín (Pitch) ở phía Tây Nam đảo Trinidad. Đây là hồ hắc ín lớn và quan trọng nhất trên thế giới, trong hồ chứa hàm lượng nhựa đường tự nhiên lớn nhất thế giới. Những lớp nhựa đen và nhớt trôi chầm chậm trên mặt hồ. 
Hồ Loktak, phía Đông Bắc Ấn Độ. Nơi đây còn được gọi là hồ nổi do số lượng lớn các thảm thực vật tạo thành các đảo tròn liền kề nhau, nổi trên bề mặt hồ. Khối lượng không đồng nhất các thảm thực vật, đất cát và các chất hữu cơ tại mỗi địa tầng khác nhau, qua một quá trình phân hủy lâu dài trở nên cô đặc lại thành dạng rắn.
Hồ Loktak, phía Đông Bắc Ấn Độ. Nơi đây còn được gọi là hồ nổi do số lượng lớn các thảm thực vật tạo thành các đảo tròn liền kề nhau, nổi trên bề mặt hồ. Khối lượng không đồng nhất các thảm thực vật, đất cát và các chất hữu cơ tại mỗi địa tầng khác nhau, qua một quá trình phân hủy lâu dài trở nên cô đặc lại thành dạng rắn. 
Hồ Manicouagan, Canada có hình chiếc nhẫn cầu hôn. Hồ hình thành khi một thiên thạch tấn công mặt đất vài trăm triệu năm trước.
Hồ Manicouagan, Canada có hình chiếc nhẫn cầu hôn. Hồ hình thành khi một thiên thạch tấn công mặt đất vài trăm triệu năm trước. 
Cụm hồ Plitvice, Croatia với 16 hồ nước tuyệt đẹp. Nó hình thành từ những con suối nhỏ liên kết lại với nhau. Thác nước nối các hồ và thác nước cao nhất là Veliki Slap cao đến 70m. Mặt hồ chứa nhiều đá vôi travectin, tích tụ từ canxi carbonate, giúp các loài rong rêu phát triển nhanh tạo ra những hàng rào ngăn cách, hình thành nên một chuỗi các hồ nước và thác nước.
Cụm hồ Plitvice, Croatia với 16 hồ nước tuyệt đẹp. Nó hình thành từ những con suối nhỏ liên kết lại với nhau. Thác nước nối các hồ và thác nước cao nhất là Veliki Slap cao đến 70m. Mặt hồ chứa nhiều đá vôi travectin, tích tụ từ canxi carbonate, giúp các loài rong rêu phát triển nhanh tạo ra những hàng rào ngăn cách, hình thành nên một chuỗi các hồ nước và thác nước. 
Hồ Kelimutu Crater, Indonesia. Hồ ở đây có nước màu xanh ngắt, gồm 3 hồ, gồm hồ Tiwu Ata Mbupu (hay còn gọi là Hồ của Người Già) thường có màu xanh và nằm gần phía Tây nhất so với 2 hồ còn lại. Hồ Tiwu Nuwa Muri Koo Fai (Hồ của các Chàng Trai và Cô Gái ) và hồ Tiwu Ata Polo (Hồ Phù Thủy) thì nằm riêng biệt và có màu xanh lá cây hoặc đỏ tùy vào mật độ các chất có trong miệng núi lửa.
Hồ Kelimutu Crater, Indonesia. Hồ ở đây có nước màu xanh ngắt, gồm 3 hồ, gồm hồ Tiwu Ata Mbupu (hay còn gọi là Hồ của Người Già) thường có màu xanh và nằm gần phía Tây nhất so với 2 hồ còn lại. Hồ Tiwu Nuwa Muri Koo Fai (Hồ của các Chàng Trai và Cô Gái ) và hồ Tiwu Ata Polo (Hồ Phù Thủy) thì nằm riêng biệt và có màu xanh lá cây hoặc đỏ tùy vào mật độ các chất có trong miệng núi lửa. 
Hồ nước sủi bọt ở New Zealand. Khí carbon dioxide bốc lên liên tục khiến hồ nước hai màu ở New Zealand trông giống như một ly champagne khổng lồ đang sủi bọt. Nước hồ có hai màu đặc trưng là vàng và xanh xuất phát từ sự lắng đọng của khoáng vật và silicat.
Hồ nước sủi bọt ở New Zealand. Khí carbon dioxide bốc lên liên tục khiến hồ nước hai màu ở New Zealand trông giống như một ly champagne khổng lồ đang sủi bọt. Nước hồ có hai màu đặc trưng là vàng và xanh xuất phát từ sự lắng đọng của khoáng vật và silicat.

Đọc nhiều nhất

Tin mới