Hết Nga, FBI cảnh báo nguy cơ gián điệp Trung Quốc ở Mỹ

Giám đốc FBI nói rằng gián điệp Trung Quốc có mặt ở mọi nơi trên 50 tiểu bang của Mỹ, từ lĩnh vực nông nghiệp đến công nghệ cao, tạo ra mối đe dọa lớn cho nước này.
 

Hết Nga, FBI cảnh báo nguy cơ gián điệp Trung Quốc ở Mỹ
Trong bối cảnh thông tin Nga can thiệp bầu cử đang là chủ đề gây tranh cãi ở Mỹ, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) Christopher Wray cho rằng Trung Quốc mới chính là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ, Business Insider cho biết.
Tại diễn đàn an ninh Aspen, tổ chức tại Washington từ ngày 18 - 21/7, khi được hỏi về quan điểm của ông đối với Trung Quốc, giám đốc Wray nói: “Tôi nghĩ rằng, Trung Quốc, từ quan điểm phản gián, theo nhiều cách đại diện cho mối đe dọa rộng lớn, khó khăn và đáng kể nhất mà chúng ta phải đối mặt với tư cách là một quốc gia”.
Các mối đe dọa từ Bắc Kinh gồm gián điệp kinh tế lẫn gián điệp truyền thống. Theo giám đốc FBI, họ không hoạt động theo cách tình báo truyền thống mà đánh mạnh vào nguồn nhân lực, cũng như các phương tiện mạng.
Giám đốc FBI nói: “Các cuộc điều tra của chúng tôi cho thấy gián điệp kinh tế Trung Quốc có mặt ở 50 tiểu bang. Nó bao gồm mọi thứ từ hạt ngô ở Iowa, đến các tuốc bin gió ở Massachusetts, từ nông nghiệp cho đến công nghệ cao. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, khối lượng và quy mô của gián điệp Trung Quốc là không thể coi thường”.
Giám đốc FBI nói rằng gián điệp kinh tế Trung Quốc có mặt ở mọi nơi, mọi lĩnh vực. Ảnh: unilad.co.uk.
Giám đốc FBI nói rằng gián điệp kinh tế Trung Quốc có mặt ở mọi nơi, mọi lĩnh vực. Ảnh: unilad.co.uk.
Trong một báo cáo vào năm 2017, đại diện thương mại Mỹ cáo buộc Trung Quốc ăn cắp bí mật thương mại, vi phạm bản quyền trực tuyến tràn lan và hàng giả. Báo cáo nói rằng hành vi đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho Mỹ lên đến 600 tỷ USD mỗi năm.
Giám đốc Wray cho biết thêm nghi án can thiệp bầu cử của Nga cần được giải quyết nhưng cần nhiều nỗ lực hơn nữa đối với Trung Quốc. Bắc Kinh đang áp dụng một chiến lược dài hơi liên quan đến mọi thứ. Cách tiếp cận rộng khắp các lĩnh vực của Trung Quốc tạo ra nhiều mối đe dọa lâu dài đối với Mỹ.
Đây không phải là lần đầu tiên mối đe dọa về gián điệp Trung Quốc được đề cập và không chỉ ở Mỹ mà còn nhiều quốc gia khác. Trong buổi làm việc với Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ vào tháng 3, John Garnaut, cố vấn về Trung Quốc cho Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull, chỉ ra sự khác biệt trong chiến lược gián điệp của Nga và Trung Quốc.
Nga thường tập trung vào một lĩnh vực trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khi Trung Quốc xây dựng chiến lược dài hơi, kiên nhẫn và đặt nền tảng cho các tổ chức một cách nhất quán trong thời gian dài.
Báo cáo của Garnaut cho thấy Trung Quốc đã cố gắng gây ảnh hưởng đến chính trị Australia ở mọi cấp độ. Điều đó buộc chính phủ Australia phải ban hành luật mới chống sự can thiệp nước ngoài, tập trung chủ yếu đối phó với Trung Quốc.

Không phải Nga, đây mới là lực lượng gián điệp khiến FBI lo sợ

(Kiến Thức) - Cục điều tra Liên bang Mỹ lo ngại các thiết bị điện tử "Made in China" trong tương lai có thể sẽ mở ra con đường giúp tin tặc Trung Quốc vươn vòi bạch tuộc ra khắp thế giới.

Không phải Nga, đây mới là lực lượng gián điệp khiến FBI lo sợ
Tạp chí Business Insider của Mỹ, mới đây cho đăng tải bài phân tích cẩm nang phòng tránh gián điệp công nghệ cao do Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) biên soạn cho công dân nước này, nhằm ngăn chặn các mối đe dọa trực tiếp hay gián tiếp từ các thiết bị gián điệp công nghệ có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Theo FBI, mọi thiết bị điện tử có kết nối internet xung quanh chúng ta đều có thể bị gián điệp lợi dụng và biến chúng trở thành thiết bị theo dõi người dùng. Phía FBI cũng khẳng định, không có gì chắc chắn rằng bạn không phải là một nạn nhân của gián điệp thời công nghệ cao và cũng không hề đơn giản nếu muốn kiểm tra xem mình có đang bị theo dõi hay không. Tuy nhiên, cũng có một vài cách thức dễ thực hiện để giảm thiểu khả năng bị theo dõi bởi gián điệp công nghệ cao hay đơn giản là tránh bị tin tặc tấn công đòi tiền chuộc.

Điều kỳ lạ trong những nhà tù độc nhất vô vị trên thế giới

(Kiến Thức) - Chắc hẳn, nhiều người sẽ "ngã ngửa" trước những nhà tù độc nhất vô vị trên thế giới khi mà ở đó, phạm nhân sinh hoạt và làm việc giống với bên ngoài trại giam.

Điều kỳ lạ trong những nhà tù độc nhất vô vị trên thế giới
Nhà tù Aranjuez ở Tây Ban Nha có lẽ là một trong những nhà tù độc nhất vô nhị trên thế giới. Ở đó, các phạm nhân được phép sinh sống cùng với các thành viên gia đình họ như con cái hay cha mẹ. Ngoài ra, nhà giam này còn trang trí các hình ảnh ngộ nghĩnh của nhân vật hoạt hình Disney trên các bức tường. Ở đó, còn có trường mầm non, khu vui chơi giải trí.
 Nhà tù Aranjuez ở Tây Ban Nha có lẽ là một trong những nhà tù độc nhất vô nhị trên thế giới. Ở đó, các phạm nhân được phép sinh sống cùng với các thành viên gia đình họ như con cái hay cha mẹ. Ngoài ra, nhà giam này còn trang trí các hình ảnh ngộ nghĩnh của nhân vật hoạt hình Disney trên các bức tường. Ở đó, còn có trường mầm non, khu vui chơi giải trí. 

Ngạc nhiên tài năng hội họa của cựu Tổng thống Mỹ Bush

(Kiến Thức) - Vốn nổi tiếng trên khắp thế giới trên cương vị là một tổng thống Mỹ đầy quyền lực, song ít ai biết ông George W. Bush còn rất có năng khiếu hội họa.

Ngạc nhiên tài năng hội họa của cựu Tổng thống Mỹ Bush
Khi được hỏi nhiều người Mỹ không khỏi bất ngờ trước những tác phẩm hội họa mang nhiều ý nghĩa của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush. Trong ảnh, cựu Tổng thống Mỹ Bush trò chuyện với các phóng viên của Task & Purpose về bước chuyển đổi đáng nhớ từ vai trò ông chủ Nhà Trắng tới một họa sĩ đời thường. (Nguồn ảnh taskandpurpose)
 Khi được hỏi nhiều người Mỹ không khỏi bất ngờ trước những tác phẩm hội họa mang nhiều ý nghĩa của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush. Trong ảnh, cựu Tổng thống Mỹ Bush trò chuyện với các phóng viên của Task & Purpose về bước chuyển đổi đáng nhớ từ vai trò ông chủ Nhà Trắng tới một họa sĩ đời thường. (Nguồn ảnh taskandpurpose) 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.