Hệ thống đánh chặn tên lửa của Mỹ ở Đông Á nhằm vào ai?

(Kiến Thức) - Chủ tịch đảng Saenuri cầm quyền Kim Moo-sun cho rằng Seoul cần triển khai Hệ thống đánh chặn tên lửa giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ, trên lãnh thổ Hàn Quốc.

Theo ý kiến của ông Kim Moo-sun, không thể phản ứng một cách thụ động trước nguy cơ hạt nhân từ phía CHDCND Triều Tiên.
He thong danh chan ten lua cua My o Dong A nham vao ai?
Hệ thống đánh chặn tên lửa giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ.
Vấn đề triển khai Hệ thống đánh chặn tên lửa giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ đã được thảo luận trong thời gian dài và hầu hết các chuyên gia cho rằng sớm hay muộn THAAD sẽ được bố trí trên lãnh thổ của Hàn Quốc. Tuy nhiên, Hàn Quốc muốn mặc cả với Mỹ về vấn đề triển khai hệ thống THAAD.
Chuyên gia Georgy Toloraya, Giám đốc chương trình Triều Tiên của Viện Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, cho biết:  "Trước hết, Hàn Quốc mặc cả với Mỹ về vấn đề này để nhận thêm những nhượng bộ trong mọi lĩnh vực quan hệ song phương và đồng thời để Trung Quốc thấy được rằng Seoul có thể thực thi đường lối chính trị độc lập, không lệ thuộc vào Washington. Như được biết, Bắc Kinh kiên quyết chống lại việc bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa trên Bán đảo Triều Tiên. Sau khi Bắc Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân và đang chuẩn bị phóng tên lửa đạn đạo, cuộc tranh luận về nội dung triển khai hệ thống THAAD ở phía nam Bán đảo Triều Tiên đã trở nên sôi nổi hơn".
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo cũng rất tích cực ủng hộ kế hoạch bố trí THAAD. Theo ông, với hệ thống này,  Hàn Quốc có thể giáng trả hiệu quả hơn mối đe dọa tên lửa từ phía CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, những người phản đối lo ngại rằng sau khi triển khai các tên lửa THAAD  trên lãnh thổ Hàn Quốc, Washington sẽ cố gắng ép buộc Seoul tham gia thành lập một hệ thống phòng thủ tên lửa trong khu vực Đông Bắc Á. Hầu hết các chuyên gia cho rằng những lập luận này là thực tế hơn so với mối đe dọa từ phía Triều Tiên.
He thong danh chan ten lua cua My o Dong A nham vao ai?-Hinh-2
Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở khu vực là một bộ phận của chiến lược toàn cầu nhằm kiềm chế Trung Quốc và phần nào chống nước Nga. 
Chuyên gia Georgy Toloraya cho biết: "Đa số chuyên gia không tin vào những lời tuyên bố rằng dường như THAAD chỉ phục vụ mục đích bảo vệ trước các tên lửa của Bắc Triều Tiên. Trên thực tế, Bắc Triều Tiên không sở hữu nhiều tên lửa. Chắc là, hệ thống của Mỹ không chỉ nhằm ngăn chặn Bắc Triều Tiên. Mặt khác, những nỗ lực của Washington nhằm tạo ra một hệ thống phòng thủ tên lửa trong khu vực Đông Bắc Á bắt đầu mang lại kết quả. Tất nhiên, kế hoạch này là không tốt đối với Trung Quốc và không phải là rất tốt đối với Nga. Nhân tiện xin nói luôn, các chuyên gia không bác bỏ quan điểm rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở khu vực này là một bộ phận của chiến lược toàn cầu nhằm kiềm chế Trung Quốc và nhằm phần nào chống nước Nga".
Tuy nhiên, việc triển khai hệ thống THAAD  trên Bán đảo Triều Tiên sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài ra, trong khi chưa có bất kỳ cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng, tình trạng này sẽ không kiềm chế mà ngược lại khuyến khích CHDCND Triều Tiên tiếp tục phát triển chương trình tên lửa hạt nhân.

Quan hệ Mỹ-Triều Tiên: “Già néo, đứt dây”

(Kiến Thức) - Trong một bài viết đăng trên tạp chí The National Interest, học giả người Mỹ Leon V. Sigal cho rằng Washington đang “già néo, đứt dây” trong quan hệ với Bình Nhưỡng.

Học giả Leon V. Sigal là giám đốc Dự án Hợp tác an ninh Đông Bắc Á tại Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội ở New York.
Quan he My-Trieu Tien: “Gia neo, dut day”
Nhà lãnh đạo Triều Tiên ngỏ ý muốn thương lượng, nhưng phía Mỹ lại thẳng thừng bác bỏ. 
Theo học giả Leon V. Sigal, trong khi chính quyền Obama thương lượng với Iran, Triều Tiên cho thấy có dấu hiệu sẽ phóng một tên lửa mang vệ tinh vào mùa thu này. Nếu bị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp thêm một số biện pháp trừng phạt, thì tình hình sẽ trở nên “già néo, đứt dây” và Bình Nhưỡng sẽ coi đó là một cái cớ để tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần thứ tư.

Bắc Kinh “bó tay” trước việc Bình Nhưỡng thử bom H

(Kiến Thức) - Bắc Kinh chẳng thể làm gì trước việc Bình Nhưỡng thử bom H bởi vì Triều Tiên chưa bao giờ nghe theo Trung Quốc, kể  từ khi ông Kim Jong-un nắm quyền.

Trong bài xã luận “Trung Quốc đứng trước thách thức”, báo Pháp Le Figaro phân tích khả năng phản ứng của Trung Quốc trước việc CHDCND Triều Tiên liên tục thử hạt nhân, đặc biệt là vụ thử bom H vừa qua.
Bac Kinh “bo tay” truoc viec Binh Nhuong thu bom H
Triều Tiên chưa bao giờ nghe theo Trung Quốc, kể  từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền. 
Lo tập trung đối phó với mối đe dọa khủng bố, tương đối an tâm trước thỏa thuận hạt nhân ký kết với Iran hồi tháng 7/2015,cộng đồng quốc tế bớt cảnh giác trước nguy cơ phổ biến vũ khí nguyên tử. Vụ Triều Tiên thử bom H vào sáng ngày 6/1 khiến thế giới phải quay lại với nỗi lo thảm họa hạt nhân.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.