Hệ thống Báo LHCHKHKTVN phản biện xã hội phong phú đa chiều, sâu sắc

(Kiến Thức) - "Nhiều tờ báo, tạp chí của LHCHKHKTVN đã làm rất tốt việc phản biện xã hội phong phú đa chiều và sâu sắc", - Phó Tổng biên tập tạp chí Gia đình mới - Trần Trọng An.

Sáng ngày 31/10, tại Hà Nội Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHCHKHKTVN) đã tổ chức tọa đàm “Thực trạng và giải pháp nâng cao vai trò của báo chí Liên hiệp Hội Việt Nam”.
Buổi tọa đàm do Phó Chủ tịch LHCHKHKTVN Phan Tùng Mậu; Trưởng ban công tác Hội Hội Nhà báo Việt Nam - Hà Hồng Dương chủ trì, với sự tham dự của đại diện một số ban, ngành Trung ương, Hà Nội, cùng đại diện lãnh đạo của nhiều cơ quan báo chí trong toàn hệ thống LHCHKHKTVN.
He thong Bao LHCHKHKTVN phan bien xa hoi phong phu da chieu, sau sac
 Phó Chủ tịch LHCHKHKTVN Phan Tùng Mậu.
Tại buổi tọa đàm, nhiều đại biểu thẳng thắn chia sẻ những mặt hạn chế trong hoạt động báo chí cả nước nói chung và báo chí LHCHKHKTVN nói riêng. 
Đại biểu cho rằng, báo in đang phải cạnh tranh với sự phát triển vũ bão của báo mạng, mạng xã hội. Tìm giải pháp phát triển báo chí chưa bao giờ khó như hiện nay.
He thong Bao LHCHKHKTVN phan bien xa hoi phong phu da chieu, sau sac-Hinh-2
Đông đảo đại biểu tham dự buổi tọa đàm.
Phó Tổng biên tập tạp chí Gia đình mới - Trần Trọng An chia sẻ, việc tổ chức sản xuất các tin bài chuyên sâu, chuyên biệt dưới góc nhìn chuyên gia lại là một lợi thế  của báo chí LHCHKHKTVN . Lựa chọn này đảm bảo các yếu tố: Đầu tư có mũi nhọn, tinh gọn, hiệu quả; Đảm bảo đúng tôn chỉ mục đích và phải phát huy được ưu thế của báo chí LHCHKHKTVN là có đội ngũ chuyên gia đông đảo.
Trên thực tế, trong vài năm gần đây, nhiều tờ báo, tạp chí của LHCHKHKTVN đã làm rất tốt việc phát huy vai trò của chuyên gia trong việc phân tích, phản biện các chính sách của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách liên quan tới lĩnh vực khoa học, công nghệ hoặc các chính sách ảnh hưởng tới số đông người dân. Có thể nói, một số tờ báo đã đi từ báo chí đưa tin đến phản biện xã hội phong phú đa chiều và sâu sắc.
Đi theo hướng chuyên sâu, chuyên biệt, các cơ quan báo chí của LHCHKHKTVN sẽ có cơ hội kết hợp với nhau, chia sẻ tài nguyên, các giải pháp marketing, hỗ trợ khách hàng trong các kế hoạch truyền thông tổng thể. Từ đó, tạo ra một hệ sinh thái về truyền thông thu nhỏ, trong đó mỗi cơ quan báo chí có vai trò của riêng mình và tất cả các bên đều có lợi…
Phó chủ tịch LHCHKHKTVN Phan Tùng Mậu ghi nhận những đóng góp đầy tâm huyết, thẳng thắn của các đại biểu tại buổi tọa đàm. Từ cơ sở đó sẽ nghiên cứu giao cho Ban Truyền thông triển khai nhiệm vụ xây dựng đề án nâng cao vai trò báo chí trong hệ thống LHCHKHKTVN trong giai đoạn hiện nay vào năm 2019.

Chính phủ chính thức trình Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Báo chí

Chiều 4/11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật báo chí sửa đổi.

Tờ trình của Chính phủ khẳng định việc xây dựng Luật Báo chí phải nhằm đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí; phát huy tối đa những mặt tích cực, khắc phục tối đa những thiếu sót, khuyết điểm trong hoạt động báo chí; phát triển báo chí đi đôi với quản lý tốt báo chí.

Toàn văn báo cáo của Thủ tướng trước Quốc hội sáng nay

(Kiến Thức) - Sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày trước Quốc hội Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2016.

Theo chương trình nghị sự của Quốc hội, sáng nay (29/7), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2014 bằng hệ thống biểu quyết điện tử.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình bày Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2016, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2016 trước khi Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hộ trình bày Báo cáo thẩm tra về báo cáo của Chính phủ.

Sau đây, Kiến Thức xin giới thiệu tới độc giả toàn văn báo cáo của Thủ tướng trước Quốc hội sáng nay: (Nguồn Website Thủ tướng Chính phủ)

Theo Chương trình Kỳ họp, Chính phủ đã gửi đến các vị đại biểu Quốc hội các báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm 2016; các báo cáo về quản lý, sử dụng tài sản công, phòng chống tham nhũng, lãng phí, cải cách hành chính, xử lý sự cố môi trường ở ven biển 4 tỉnh miền Trung và về một số lĩnh vực khác. Thay mặt Chính phủ, tôi xin báo cáo Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước một số nội dung chủ yếu như sau:


I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016

Trong 6 tháng đầu năm, chúng ta tập trung tổ chức Đại hội lần thứ XII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo khẩn trương xây dựng chương trình hành động triển khai các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, tập trung vào những trọng tâm sau:

(1) Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, phục vụ người dân và doanh nghiệp; ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật, đặc biệt là Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; số văn bản nợ đọng thấp nhất so với cùng kỳ của nhiều năm. Tập trung thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính năm 2016; ban hành Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, Nghị quyết 60 về đẩy nhanh tiến độ giải ngân đối với các dự án đầu tư công và chỉ đạo các ngành, các cấp khẩn trương triển khai thực hiện.

(2) Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp. Đã ban hành và tích cực triển khai Nghị quyết 35 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xử lý các kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp; đề cao trách nhiệm, làm nhanh hơn, tốt hơn; có chính sách đặc thù, tạo đột phá cho phát triển.

(3) Tích cực phòng chống thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Thủ tướng Chính phủ đã làm việc trực tiếp với các bộ, ngành và các địa phương miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, đề ra các giải pháp cụ thể, thiết thực, có biện pháp hỗ trợ phù hợp để khắc phục hậu quả, ổn định đời sống và sản xuất; đồng thời rà soát, gắn kết chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội với phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu ở từng địa phương, từng vùng và cả nước.

Thực hiện nghiêm quy định về bảo vệ, phát triển rừng gắn với giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉ đạo đóng cửa rừng tự nhiên ở Tây Nguyên; không chuyển rừng nghèo kiệt sang mục đích khác; xử lý nghiêm các vụ phá rừng.

Về sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt xác định nguyên nhân, đối tượng và có biện pháp khắc phục thiệt hại, hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, xử lý nghiêm các vi phạm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.