Hé lộ về những “ác mộng” động trời đằng sau Tử Cấm Thành

Dưới đây là những cơn "ác mộng" động trời đằng sau Tử Cấm Thành - nơi được xem là hoa lệ bạc nhất của thời đại phong kiến Trung Hoa.

Ác mộng của các cung nữ và thái giám: Tắm cho phi tần

Các phi tuần hậu cung luôn là tầng lớp cành vàng lá ngọc cao quý, được vây quanh bởi vô số kẻ hầu người hạ. Và một trong trong những cơn ác mộng của cung nữ và thái giám là hầu hạ các phi tần tắm. Theo hồi ức của thái giám Trung Quốc cuối cùng là Tôn Diệu Đình:

"Phi tử hậu cung cực kỳ xa hoa. Trong tắm rửa họ chẳng bao giờ đụng tay vào việc gì. Từ việc cởi quần áo đến bước chân vào bốn đều do chúng tôi hầu hạ. Thời gian tắm của họ vô cùng lâu. Chúng tôi không chỉ cần phục vụ cẩn thận mà còn phải quỳ để bày tỏ sự cung kính. Vì vậy, mỗi lần hầu hạ những vị chủ tử này đi tắm thật khổ sở vô cùng".

He lo ve nhung “ac mong” dong troi dang sau Tu Cam Thanh

Năm xưa, cuộc tắm rửa của Từ Hy Thái hậu mỗi lần tốn tới cả trăm chiếc khăn chỉ dùng để lau một lần rồi vứt bỏ. Bởi mỗi bộ phận trên cơ thể bà đều phải kỳ cọ bằng một chiếc khăn mới.

Ác mộng của hoàng đế: Không có nổi 1 bữa cơm no

Mỗi bữa ăn của hoàng đế nhà Thanh luôn bạt ngàn sơn hào hải vị, thế nhưng các hoàng tử, đặc biệt là nhà vua luôn phải tiết chế ăn uống để bảo vệ sức khỏe. Bởi tộc Mãn Thanh vốn xuất thân từ du mục, nên kiểu sống này đã chi phối rất nhiều từ tập quán, đến quan niệm về ăn uống, dưỡng sinh của họ.

Nhà Thanh quan niệm, ăn no chẳng bằng "tịnh ngã". Bụng đói sẽ giúp thanh lọc giải độc, khiến cho cơ thể ngày càng khỏe mạnh. Và sau khi thống trị Trung Nguyên, họ lại càng tuân thủ nghiêm túc tập tục này với trẻ nhỏ nghiêm ngặt hơn bao giờ hết. Hoàng Thất nhà Thanh luôn có 1 luật bất thành văn: Trẻ nhỏ không được ăn nhiều, thậm chí còn bị bỏ đói. Thế nên hoàng thất, đặc biệt là các hoàng đế thủa thiếu thời chắc có lấy một bữa no.

Không biết chữ, các thái giám thời xưa đọc thánh chỉ thế nào?

Các thái giám thời xưa hầu hết đều không biết chữ, làm sao họ có thể truyền thánh chỉ của vua? Trên thực tế, chúng ta đã bị lừa bởi những bộ phim truyền hình.

Trong nhiều bộ phim điện ảnh và truyền hình, chúng ta có thể thấy cảnh thái giám mở thánh chỉ của Hoàng thượng, sau đó đọc "Phụng thiên thừa vận, hoàng đế chiếu chỉ…". Trong thực tế, điều này thực sự là không đúng.

Khong biet chu, cac thai giam thoi xua doc thanh chi the nao?

Kính sự phòng là gì mà khiến phi tần phải sợ hãi?

Kính sự phòng có thể xem là một "mỏ vàng" đối với thái giám, không những có thể nhận vô số tiền bạc, mà còn khiến các phi tần trong cung phải sợ hãi nhún nhường.

Vào thời Thuận Trị nhà Thanh, thái giám được chia thành 13 cấp, chủ yếu làm việc trong Nội vụ phủ. Trong giai đoạn Ung Chính tại vị, thành lập Lễ bộ thị lang kiêm Lễ bộ thượng thư. Trách nhiệm công việc chủ yếu là quản lý, ghi chép cuộc sống hôn nhân của Hoàng đế và phi tử, cùng hồ sơ của hoàng thất. Mỗi lần hoàng thượng và hoàng hậu "đồng sàng cộng chẩm", thái giám hầu hạ đều phải ghi lại ngày tháng tỉ mỉ, để sau này có thai xác minh danh tính. Thủ tục phức tạp hơn một chút khi Hoàng đế và các phi tần "động phòng".

Trong cuộc sống hàng ngày, vào cuối mỗi bữa ăn, thái giám lại dâng lên một chiếc mâm lớn, bên trên xếp ngay hàng thẳng lối những thẻ ghi tên của tất cả phi tần trong hậu cung. Hoàng đế chọn thẻ nào thì phi tử đó được cơ hội thị tẩm. Nếu Hoàng đế không có ý muốn, chỉ cần nói "lui xuống", thái giám nghe lệnh bê mâm rời đi.

Cố cung lưu giữ bức tranh vẽ hổ ốm đói, chuyên gia tìm thấy chân tướng

Không chỉ bức tranh này, mà cả những con hổ trong nhiều bức tranh động vật khác của Hoa Nham cũng có dáng vẻ tương tự, cô đơn và đau khổ.

Là cung điện hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh ở Trung Quốc, Cố cung gìn giữ rất nhiều bảo vật chứa đựng giá trị lịch sử và văn hóa nghệ thuật to lớn.

"Dương Châu bát quái" nhà Thanh là tập hợp 8 người bao gồm họa gia, thi sĩ đại tài, đã để lại cho hậu thế rất nhiều tác phẩm quý giá. Bạn có thể biết Tề Bạch Thạch nổi tiếng với bộ tranh vẽ tôm thư pháp, hay Từ Bi Hồng với loạt tác phẩm vẽ ngựa sống động.

Đọc nhiều nhất