Hé lộ trong tàu sân bay trực thăng khổng lồ Kaga

Hé lộ trong tàu sân bay trực thăng khổng lồ Kaga

(Kiến Thức) - Tàu sân bay trực thăng JS Kaga (DDH-184) bắt đầu được chất các trực thăng săn ngầm SH-60J vào bên trong khoang.

Được hạ thủy vào năm 2015 và chính thức được nhận vào biên chế của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản từ hôm 22/3 vừa qua. Tàu sân bay trực thăng JS Kaga với số thân DDH-184 là một trong hai chiếc tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản tính tới thời điểm này. Nguồn ảnh: Sina.
Được hạ thủy vào năm 2015 và chính thức được nhận vào biên chế của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản từ hôm 22/3 vừa qua. Tàu sân bay trực thăng JS Kaga với số thân DDH-184 là một trong hai chiếc tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản tính tới thời điểm này. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu có độ giãn nước tối đa 27000 tấn, chiều dài thân đạt 248 mét, lườn rộng 38 mét, mớm nước 7,5 mét. Kích thước này khiến người ta xếp nó vào phân loại tàu sân bay, tuy nhiên Nhật Bản thì chỉ chấp nhận phân loại là "tàu khu trục chở trực thăng". Nguồn ảnh: Sina.
Tàu có độ giãn nước tối đa 27000 tấn, chiều dài thân đạt 248 mét, lườn rộng 38 mét, mớm nước 7,5 mét. Kích thước này khiến người ta xếp nó vào phân loại tàu sân bay, tuy nhiên Nhật Bản thì chỉ chấp nhận phân loại là "tàu khu trục chở trực thăng". Nguồn ảnh: Sina.
Tàu có khả năng mang theo tối đa 28 máy bay trực thăng các loại tuy nhiên biên chế hiện tại của tàu này chỉ bao gồm 7 chiếc chống ngầm và 2 chiếc trực thăng cứu hộ. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu có khả năng mang theo tối đa 28 máy bay trực thăng các loại tuy nhiên biên chế hiện tại của tàu này chỉ bao gồm 7 chiếc chống ngầm và 2 chiếc trực thăng cứu hộ. Nguồn ảnh: Sina.
Phần đuôi của chiếc trực thăng chống ngầm SH-60 với khả năng tìm kiếm, tấn công và tiêu diệt tàu ngầm đối phương trong bán kính 180 km. Nguồn ảnh: Sina.
Phần đuôi của chiếc trực thăng chống ngầm SH-60 với khả năng tìm kiếm, tấn công và tiêu diệt tàu ngầm đối phương trong bán kính 180 km. Nguồn ảnh: Sina.
Khoang dưới của tàu với diện tích cực lớn đủ sức chứa tổng cộng 18 chiếc máy bay trực thăng các loại, số còn lại được đặt cố định phía trên boong tàu sẵn sàng cất cánh khi cần. Nguồn ảnh: Sina.
Khoang dưới của tàu với diện tích cực lớn đủ sức chứa tổng cộng 18 chiếc máy bay trực thăng các loại, số còn lại được đặt cố định phía trên boong tàu sẵn sàng cất cánh khi cần. Nguồn ảnh: Sina.
Vào năm 2010, các tàu sân bay trực thăng lớp Izumo của Nhật Bản được giới quan sát cho rằng có khả năng hỗ trợ cho việc cất-hạ cánh các máy bay F-35B và V-22 Osprey. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có các bằng chứng xác nhận thông tin trên. Nguồn ảnh: Sina.
Vào năm 2010, các tàu sân bay trực thăng lớp Izumo của Nhật Bản được giới quan sát cho rằng có khả năng hỗ trợ cho việc cất-hạ cánh các máy bay F-35B và V-22 Osprey. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có các bằng chứng xác nhận thông tin trên. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu được trang bị hệ thống phòng không bao gồm 2 pháo cao tốc Phalanx CIWS với tốc độ bắn 4500 viên mỗi phút tương đương với khoảng 75 viên mỗi giây và 2 hệ thống phóng tên lửa phòng không SeaRAM với tầm bắn tối đa lên tới 9km. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu được trang bị hệ thống phòng không bao gồm 2 pháo cao tốc Phalanx CIWS với tốc độ bắn 4500 viên mỗi phút tương đương với khoảng 75 viên mỗi giây và 2 hệ thống phóng tên lửa phòng không SeaRAM với tầm bắn tối đa lên tới 9km. Nguồn ảnh: Sina.
Hệ thống điện tử trên tàu bao gồm hàng loạt các rada, cảm biến và giám sát đời mới có tầm hoạt động tối đa lên tới 300 km, ngoài ra các máy bay trực thăng trinh sát cũng có khả năng gia tăng phạm vi giám sát của con tàu này lên khoảng 30%. Ảnh: Tàu sân bay trực thăng DDH-184 của Nhật Bản trong giai đoạn còn được đóng mới. Nguồn ảnh: Erry.
Hệ thống điện tử trên tàu bao gồm hàng loạt các rada, cảm biến và giám sát đời mới có tầm hoạt động tối đa lên tới 300 km, ngoài ra các máy bay trực thăng trinh sát cũng có khả năng gia tăng phạm vi giám sát của con tàu này lên khoảng 30%. Ảnh: Tàu sân bay trực thăng DDH-184 của Nhật Bản trong giai đoạn còn được đóng mới. Nguồn ảnh: Erry.
Việc được trang bị hai chiếc tàu sân bay trực thăng lớp Izumo trong biên chế của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ giúp cho lực lượng này tăng cường khả năng hoạt động và tầm ảnh hưởng của mình trên biển nhất là trong bối cảnh khu vực Đông Á đang trở nên "nóng" hơn bao giờ hết. Nguồn ảnh: Moderm.
Việc được trang bị hai chiếc tàu sân bay trực thăng lớp Izumo trong biên chế của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ giúp cho lực lượng này tăng cường khả năng hoạt động và tầm ảnh hưởng của mình trên biển nhất là trong bối cảnh khu vực Đông Á đang trở nên "nóng" hơn bao giờ hết. Nguồn ảnh: Moderm.
Phía Nhật Bản dự kiến đóng mới 2 chiếc tàu sân bay trực thăng thuộc lớp Izumo và hiện tại họ đã hoàn thành mục tiêu này, tuy nhiên rất có thể trong tương lai số lượng lớp Izumo của Nhật Bản sẽ còn tăng lên khi ngân sách chi cho Quốc Phòng của nước này đang có dấu hiệu được nới rộng. Nguồn ảnh: Youtube.
Phía Nhật Bản dự kiến đóng mới 2 chiếc tàu sân bay trực thăng thuộc lớp Izumo và hiện tại họ đã hoàn thành mục tiêu này, tuy nhiên rất có thể trong tương lai số lượng lớp Izumo của Nhật Bản sẽ còn tăng lên khi ngân sách chi cho Quốc Phòng của nước này đang có dấu hiệu được nới rộng. Nguồn ảnh: Youtube.

GALLERY MỚI NHẤT