Hé lộ sốc lý do Caribe có nhiều cướp biển trong thế kỷ 18

Hé lộ sốc lý do Caribe có nhiều cướp biển trong thế kỷ 18

Caribe từng là nơi có nhiều cướp biển nhất. Những câu chuyện về cướp biển vùng này đã được dựng thành nhiều bộ phim khác nhau.

Theo History, từ lúc con người căng buồm ra khơi, hải tặc đã xuất hiện. Giai đoạn từ 1690 đến 1730 (cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII) được xem là "kỷ nguyên vàng" của  cướp biển. Ảnh: Phim Cướp biển vùng Caribbean
Theo History, từ lúc con người căng buồm ra khơi, hải tặc đã xuất hiện. Giai đoạn từ 1690 đến 1730 (cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII) được xem là "kỷ nguyên vàng" của cướp biển. Ảnh: Phim Cướp biển vùng Caribbean
Theo sách Lịch sử thế giới trung đại, Caribe (Trung Mỹ) là vùng nổi tiếng nhiều cướp biển trong thế kỷ 18, bởi nơi đây có rất nhiều tàu bè qua lại. Hàng loạt vụ cướp bóc đã xảy ra ở vùng Caribe trong thời gian này. Khi đó, khoảng 2.000 hải tặc hoạt động tại vùng này. Ảnh: Wikipedia.
Theo sách Lịch sử thế giới trung đại, Caribe (Trung Mỹ) là vùng nổi tiếng nhiều cướp biển trong thế kỷ 18, bởi nơi đây có rất nhiều tàu bè qua lại. Hàng loạt vụ cướp bóc đã xảy ra ở vùng Caribe trong thời gian này. Khi đó, khoảng 2.000 hải tặc hoạt động tại vùng này. Ảnh: Wikipedia.
Trung Mỹ là quê hương của những loài vẹt đầy màu sắc. Tầng lớp quý tộc châu Âu rất thích nuôi vẹt làm cảnh. Cướp biển thường xuyên săn lùng, bắt những con vẹt hoặc khỉ, đem về đất liền để buôn bán kiếm lời, dùng quà hối lộ cho quý tộc, nhằm thoát khỏi vòng tù tội. Đây chính là lý do cướp biển Caribe thường có con vẹt trên vai. Ảnh: Phim Cướp biển vùng Caribbean
Trung Mỹ là quê hương của những loài vẹt đầy màu sắc. Tầng lớp quý tộc châu Âu rất thích nuôi vẹt làm cảnh. Cướp biển thường xuyên săn lùng, bắt những con vẹt hoặc khỉ, đem về đất liền để buôn bán kiếm lời, dùng quà hối lộ cho quý tộc, nhằm thoát khỏi vòng tù tội. Đây chính là lý do cướp biển Caribe thường có con vẹt trên vai. Ảnh: Phim Cướp biển vùng Caribbean
Theo chương trình MythBusters của kênh Discovery, cướp biển bịt một bên mắt nhằm đảm bảo khả năng nhìn khi từ sáng vào tối và ngược lại. Hải tặc cần đi lại trên boong tàu và trong cabin. Boong tàu luôn sáng vì do Mặt Trời, nhưng trong cabin thì tối tăm. Che đi một mắt giúp cướp biển nhanh chóng thích nghi với điều kiện âm u bên trong cabin tàu. Theo Jim Sheedy, bác sĩ về thị lực thuộc Viện Nghiên cứu Tầm nhìn của Đại học Pacific, Mỹ, việc những tay cướp biển sử dụng bịt mắt là để đôi mắt thích nghi nhanh khi di chuyển từ tối ra sáng và ngược lại.
Theo chương trình MythBusters của kênh Discovery, cướp biển bịt một bên mắt nhằm đảm bảo khả năng nhìn khi từ sáng vào tối và ngược lại. Hải tặc cần đi lại trên boong tàu và trong cabin. Boong tàu luôn sáng vì do Mặt Trời, nhưng trong cabin thì tối tăm. Che đi một mắt giúp cướp biển nhanh chóng thích nghi với điều kiện âm u bên trong cabin tàu. Theo Jim Sheedy, bác sĩ về thị lực thuộc Viện Nghiên cứu Tầm nhìn của Đại học Pacific, Mỹ, việc những tay cướp biển sử dụng bịt mắt là để đôi mắt thích nghi nhanh khi di chuyển từ tối ra sáng và ngược lại.
Cướp biển Caribbean, Thuyền trưởng Phillips, Hook, Black Sails… là các tác phẩm phim ảnh cuốn hút xoay quanh chủ đề cướp biển. Trong đó, loạt phim Cướp biển vùng Caribbean trở thành một trong những tác phẩm điện ảnh thành công nhất mọi thời đại. Ảnh: Phim Cướp biển vùng Caribbean.
Cướp biển Caribbean, Thuyền trưởng Phillips, Hook, Black Sails… là các tác phẩm phim ảnh cuốn hút xoay quanh chủ đề cướp biển. Trong đó, loạt phim Cướp biển vùng Caribbean trở thành một trong những tác phẩm điện ảnh thành công nhất mọi thời đại. Ảnh: Phim Cướp biển vùng Caribbean.
Theo sách 12 hoàng đế La Mã, Julius Caesar được xem là ông vua không ngai, nhà quân sự kiệt xuất của đế chế La Mã cổ đại. Năm 75 TCN, khi đi qua vùng biển Aegean (Địa Trung Hải), ông từng bị cướp biển vùng Cilicia bắt. Ảnh: Wikipedia.
Theo sách 12 hoàng đế La Mã, Julius Caesar được xem là ông vua không ngai, nhà quân sự kiệt xuất của đế chế La Mã cổ đại. Năm 75 TCN, khi đi qua vùng biển Aegean (Địa Trung Hải), ông từng bị cướp biển vùng Cilicia bắt. Ảnh: Wikipedia.
Khi hải tặc nói với Caesar rằng chúng sẽ đòi tiền chuộc ông là 20 talent bạc, Caesar cười to và bảo ông đáng giá ít nhất 50 talent (12.000 miếng bạc). Sự kiện này được đem làm một dẫn chứng cho sự tự tin của Caesar ngay cả khi sống trong nguy hiểm. Sau khi được chuộc, Caesar tập hợp một hạm đội, tiến công và bắt giữ bọn hải tặc. Ảnh: Wikipedia.
Khi hải tặc nói với Caesar rằng chúng sẽ đòi tiền chuộc ông là 20 talent bạc, Caesar cười to và bảo ông đáng giá ít nhất 50 talent (12.000 miếng bạc). Sự kiện này được đem làm một dẫn chứng cho sự tự tin của Caesar ngay cả khi sống trong nguy hiểm. Sau khi được chuộc, Caesar tập hợp một hạm đội, tiến công và bắt giữ bọn hải tặc. Ảnh: Wikipedia.

GALLERY MỚI NHẤT