Hé lộ môn nội công bá đạo và khó luyện nhất Anh hùng xạ điêu

Tiên thiên công là môn nội công thượng thặng của Vương Trùng Dương, có tác dụng đả thông kỳ kinh bát mạch. Tuy nhiên lại khiến người luyện được thấy nản lòng vì có luyện thêm nữa cũng chỉ là thiên hạ đệ nhất mà thôi.

Hé lộ môn nội công bá đạo và khó luyện nhất Anh hùng xạ điêu
Võ thuật là một trong những nội dung chính trong các tác phẩm của cố nhà văn Kim Dung, trong đó có những bí kíp võ công chỉ cần may mắn tìm được là có thể rèn luyện, trở thành cao thủ võ lâm tuy nhiên cũng có không ít các tuyệt chiêu không thể tu luyện. Không chỉ cần đòi hỏi trí thông minh, kiên trì mà các bí kíp này cần phải có duyên mới lĩnh hội được.
He lo mon noi cong ba dao va kho luyen nhat Anh hung xa dieu
Tiên thiên công được mệnh danh là thiên hạ vô địch do Vương Trùng Dương sáng tạo ra. 
Có thể kể tới Tiên thiên công của Vương Trùng Dương, cao thủ đứng đầu võ lâm ngũ bá, tổ sư sáng lập ra phái Toàn chân giáo. Tiên thiên công được Trùng Dương sáng tạo, đây là nội công đạo gia chính tông võ học, tu luyện sẽ có một nội lực đạo gia tinh thuần cao thâm, ngoài ra nó còn có tác dụng chữa thương rất hiệu quả.
Trong Anh hùng xạ điêu và Thần điêu đại hiệp của cố nhà văn Kim Dung, Vương Trùng Dương tuy là một đạo sĩ xa lánh hồng trần, sống ẩn dật với cỏ cây nhưng thấy cảnh người dân điêu đứng lầm than vì quân Kim xâm lược, ông đã nhập thế để cứu độ chúng sinh, lãnh đạo nhân dân đứng lên chống giặc.
Trong Anh hùng xạ điêu, Vương Trùng Dương mất trước khi thời đại Xạ Điêu bắt đầu. Những câu chuyện về ông thường được kể thông qua sư đệ Chu Bá Thông và các học trò của ông.
Theo đó, Vương Trùng Dương vốn khởi nghĩa chống quân Kim nhưng không thành. Ông quay về núi Chung Nam lập ra phái Toàn Chân. Ông lại có tình cảm với nữ hiệp Lâm Triều Anh nhưng không kết hôn, khiến nàng giận dỗi, chiếm lấy Hoạt tử nhân mộ của ông ở trên núi Chung Nam, từ đó hai người không nhìn mặt nhau.
Tại Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, Vương Trùng Dương được bầu là người võ công cao nhất, hiệu là Trung Thần Thông, được giữ bộ Cửu âm chân kinh. 4 người còn lại là Đông Tà Hoàng Dược Sư, Tây Độc Âu Dương Phong, Nam Đế Đoàn Trí Hưng và Bắc Cái Hồng Thất Công.
Khi bệnh nặng, sắp mất, lo Âu Dương Phong tìm đến lấy chân kinh, ông đã giả chết để chờ Âu Dương Phong đến và chỉ bằng một chiêu Tiên thiên công, ông đã đánh bại Tây Độc Âu Dương Phong, phế bỏ môn võ Hàm Mô công của hắn mà phải 20 năm sau, Âu Dương Phong mới khôi phục được.
Môn nội công không phải ai cũng luyện được
Võ công của Vương Trùng Dương là vô địch khi còn sống, nhưng Kim Dung lại không nói đến xuất xứ võ công của ông, chỉ nói Vương Trùng Dương từng là một lãnh tụ chống nhà Kim, sau đó thất chí nên xuất gia làm đạo sĩ, tu tập các phép dưỡng sinh của Đạo gia. Từ đó ta có thể tạm suy luận rằng võ công của ông được sáng tạo bằng cách tổng kết các phép cận chiến từ chiến trận và phép khí công của Đạo gia.
Tiên thiên công là môn nội công thượng thặng của Vương Trùng Dương, có tác dụng đả thông kỳ kinh bát mạch, tu luyện đến mức tận cùng cũng không thua kém gì Cửu âm chân kinh vì theo lời Vương Trùng Dương, có luyện thêm nữa cũng chỉ là thiên hạ đệ nhất mà thôi. Và thực chất ông giành Cửu âm chân kinh chỉ để cho thiên hạ thái bình...
Theo lời Chu Bá Thông Tiên thiên công cùng với Nhất dương chỉ của Đại Lý Đoàn Nam Đế là 1 trong 2 môn nội công mang tính khắc Hàm mô công, chuyên dùng để đối phó với Tây Độc.
Khi bệnh cũ lại phát, Vương Trùng Dương nghĩ mình chắc không còn sống lâu nên dẫn sư đệ Chu Bá Thông tới Đại Lý, chủ yếu là để truyền lại công phu lợi hại nhất của ông ta là Tiên thiên công cho Nam Đế Đoàn Hoàng gia.
Như thế, Đoàn Hoàng gia với thần công Nhất Dương Chỉ của hoàng gia và Tiên Thiên Công Trùng Dương Chân Nhân có thể khắc chế Tây Độc Âu Dương Phong, không sợ y hoành hành tác quái nữa.
Chỉ vì Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái và Trung Thần Thông, năm người danh tiếng ngang nhau, nếu nói là tới truyền thụ công phu thì không khỏi có chỗ bất kính với Đoàn Hoàng gia, nên trước tiên xin Đoàn Hoàng gia truyền thụ Nhất dương chỉ rồi mới đem Tiên thiên công ra trao đổi.
Đoàn Hoàng gia hiểu dụng ý của y, trong lòng rất kính trọng, lập tức chuyên tâm tu luyện Tiên thiên công.
Tuy nhiên, trong thời gian đó, Chu Bá Thông tư thông với Anh Cô, một phi tần rất được sủng ái của Đoàn Trí Hưng, sinh ra một đứa con. Vì việc này Đoàn Trí Hưng hết sức tức giận. Tiếp đó, Cừu Thiên Nhận lại tìm đến đánh đứa bé một chưởng rất nặng nhằm khiến Đoàn Trí Hưng hao tổn nội lực để cứu nó nhưng vì ghen tuông, ông đã không cứu đứa bé. Tức giận, Anh Cô đâm chết đứa bé rồi bỏ đi. Đoàn Trí Hưng đau đớn, hối hận quyết định thoái vị đi tu lấy hiệu là Nhất Đăng đại sư.
Có thể thấy Tiên thiên công là môn nội công này rất khó luyện, muốn tu luyện thì điều kiện rất khắc nghiệt. Vì vậy thay vì truyền lại cho sư đệ Chu Bá Thông và các đệ tử trong giáo, Vương Trùng Dương phải lặn lội tới tận Đại Lý để truyền thụ lại cho Đoàn Trí Hưng. Về sau theo sự suy vi của phái Toàn Chân và sự diệt vong của Đại Lý, môn võ công này cũng thất truyền.
Vương Trùng Dương không chỉ là nhân vật trong tiểu thuyết mà ông còn là một nhân vật có thật trong lịch sử. Theo sử liệu Trung Quốc, Vương Trùng Dương (1113 - 1170) tên thật là Vương Trung Phu, tên tự là Duẫn Khanh, là một đạo sỹ sống vào đời nhà Tống. Ông là người sáng lập ra Toàn Chân giáo, là Bắc Tông của Đạo giáo Trung Quốc.

Đệ nhất cao thủ võ lâm truyện Kim Dung là ai?

Danh hiệu đệ nhất cao thủ võ lâm truyện Kim Dung thuộc về một nhân vật xuất hiện khiêm tốn, thậm chí không có một cái tên cụ thể.

Đệ nhất cao thủ võ lâm truyện Kim Dung là ai?
Chu Bá Thông (Thần điêu hiệp lữ và Thần điêu đại hiệp) – 81 điểm

Loạt nhân vật phản diện "khét tiếng" trong phim kiếm hiệp Kim Dung

Sự độc ác và cá tính khác biệt của những nhân vật phản diện này khiến người xem khó lòng quên nổi họ mỗi khi nhắc tới phim kiếm hiệp chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Dung.

Loạt nhân vật phản diện "khét tiếng" trong phim kiếm hiệp Kim Dung
"Xích Luyện Tiên Tử" Lý Mạc Sầu

Sự thật gây choáng về tuyệt phẩm “Thần điêu đại hiệp” của Kim Dung

(Kiến Thức) - Nổi tiếng với nhiều tác phẩm võ hiệp kinh điển, nhà văn Kim Dung là một trong những tiểu thuyết gia huyền thoại của Trung Quốc. Trong số này, tuyệt phẩm "Thần điêu đại hiệp" của ông ẩn chứa bí mật khó tin khiến nhiều người kinh ngạc.

Sự thật gây choáng về tuyệt phẩm “Thần điêu đại hiệp” của Kim Dung
Su that gay choang ve tuyet pham “Than dieu dai hiep” cua Kim Dung
Theo Apple Daily News, nhà văn Kim Dung (giữa ảnh) mới qua đời ở tuổi 94 sau thời gian dài chiến đấu với bệnh tật. Tiểu thuyết gia này nổi tiếng với nhiều tác phẩm võ hiệp như: "Thần điêu đại hiệp", "Anh Hùng Xạ Điêu", "Ỷ Thiên Đồ Long Ký"... Nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim và được công chúng đón nhận và yêu thích. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới