Hé lộ mối “duyên nợ” giữa Tổng thống Trump và Nga

Hé lộ mối “duyên nợ” giữa Tổng thống Trump và Nga

(Kiến Thức) - Có thể nói, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có mối "duyên nợ" với nước Nga từ lâu.

Ngày 18/6/2013: Ông  Donald Trump viết trên Twitter: “Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ sẽ được phát sóng trực tiếp từ Moscow (Nga) ngày 9/11. Một thỏa thuận lớn sẽ đưa đất nước chúng ta gần nhau hơn”. Ngày 17/10/2013, Trump nói với người dẫn chương trình David Letterman rằng ông đã “nhiều lần làm ăn với người Nga”. Ảnh: DW.
Ngày 18/6/2013: Ông Donald Trump viết trên Twitter: “Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ sẽ được phát sóng trực tiếp từ Moscow (Nga) ngày 9/11. Một thỏa thuận lớn sẽ đưa đất nước chúng ta gần nhau hơn”. Ngày 17/10/2013, Trump nói với người dẫn chương trình David Letterman rằng ông đã “nhiều lần làm ăn với người Nga”. Ảnh: DW.
Một nhân viên FBI từng nói với nhân viên thuộc Ủy ban Quốc gia của Đảng Dân chủ (DNC) rằng cơ quan này có thể đã bị tấn công mạng. Ngày 18/5/2016, James Clapper, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia cho biết có “một số dấu hiệu” về các cuộc tấn công mạng nhằm vào chiến dịch tranh cử của tổng thống. Ngày 14/6/2016, DNC thông báo cơ quan này là nạn nhân của một cuộc tấn công mạng do tin tặc Nga tiến hành. Ảnh: DW.
Một nhân viên FBI từng nói với nhân viên thuộc Ủy ban Quốc gia của Đảng Dân chủ (DNC) rằng cơ quan này có thể đã bị tấn công mạng. Ngày 18/5/2016, James Clapper, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia cho biết có “một số dấu hiệu” về các cuộc tấn công mạng nhằm vào chiến dịch tranh cử của tổng thống. Ngày 14/6/2016, DNC thông báo cơ quan này là nạn nhân của một cuộc tấn công mạng do tin tặc Nga tiến hành. Ảnh: DW.
Ngày 20/7/2016, Thượng nghị sĩ Jeff Sessions được cho là đã gặp Đại sứ Nga Sergey Kislyak (ảnh) và một nhóm đại sứ khác tại sự kiện của Hội nghị Quốc gia Đảng Cộng hòa. Ảnh: DW.
Ngày 20/7/2016, Thượng nghị sĩ Jeff Sessions được cho là đã gặp Đại sứ Nga Sergey Kislyak (ảnh) và một nhóm đại sứ khác tại sự kiện của Hội nghị Quốc gia Đảng Cộng hòa. Ảnh: DW.
Ngày 22/6/2016, WikiLeaks công bố 20.000 thư điện tử đánh cắp từ DNC, dường như cho thấy ưu thế của của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trước Thượng nghị sĩ Bernie Sanders. Ảnh: DW.
Ngày 22/6/2016, WikiLeaks công bố 20.000 thư điện tử đánh cắp từ DNC, dường như cho thấy ưu thế của của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trước Thượng nghị sĩ Bernie Sanders. Ảnh: DW.
Ngày 25/7/2016, FBI thông báo đang điều tra vụ tấn công mạng vào DNC. Ảnh: DW.
Ngày 25/7/2016, FBI thông báo đang điều tra vụ tấn công mạng vào DNC. Ảnh: DW.
Ngày 8/11/2016, Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Ảnh: DW.
Ngày 8/11/2016, Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Ảnh: DW.
Ngày 10/11/2016, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Rybakov nói rằng có “mối liên hệ” giữa chính phủ Nga và chiến dịch tranh cử của ông Trump. Tuy nhiên, đội ngũ tranh cử của ông Trump bác bỏ cáo buộc này. Ảnh: DW.
Ngày 10/11/2016, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Rybakov nói rằng có “mối liên hệ” giữa chính phủ Nga và chiến dịch tranh cử của ông Trump. Tuy nhiên, đội ngũ tranh cử của ông Trump bác bỏ cáo buộc này. Ảnh: DW.
Ngày 18/11/2016, Tổng thống Mỹ Donald Trump bổ nhiệm Michael Flynn làm Cố vấn an ninh quốc gia. Tuy nhiên, Flynn đã từ chức hồi tháng 2/2017. Ông Flynn được cho là đã thảo luận về lệnh trừng phạt chống lại Moscow với Đại sứ Nga tại Mỹ trước khi Donald Trump nắm quyền tổng thống. Ảnh: DW.
Ngày 18/11/2016, Tổng thống Mỹ Donald Trump bổ nhiệm Michael Flynn làm Cố vấn an ninh quốc gia. Tuy nhiên, Flynn đã từ chức hồi tháng 2/2017. Ông Flynn được cho là đã thảo luận về lệnh trừng phạt chống lại Moscow với Đại sứ Nga tại Mỹ trước khi Donald Trump nắm quyền tổng thống. Ảnh: DW.
Ngày 30/1/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sa thải Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates sau khi bà từ chối bảo vệ lệnh cấm nhập cảnh (của ông Trump) đối với công dân một số nước Hồi giáo. Trước đó, ngày 26/1, bà Sally nói rằng ông Flynn đã nói dối về các cuộc gọi của ông với Đại sứ Nga Sergey Kislyak. Ảnh: DW.
Ngày 30/1/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sa thải Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates sau khi bà từ chối bảo vệ lệnh cấm nhập cảnh (của ông Trump) đối với công dân một số nước Hồi giáo. Trước đó, ngày 26/1, bà Sally nói rằng ông Flynn đã nói dối về các cuộc gọi của ông với Đại sứ Nga Sergey Kislyak. Ảnh: DW.
Ngày 2/3/2017: Tổng thống Trump nói rằng ông hoàn toàn tin tưởng Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions. Sessions tuyên bố sẽ kháng nghị mọi cuộc điều tra về mối quan hệ giữa Nga và chiến dịch tranh cử của ông Trump. Ảnh: DW.
Ngày 2/3/2017: Tổng thống Trump nói rằng ông hoàn toàn tin tưởng Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions. Sessions tuyên bố sẽ kháng nghị mọi cuộc điều tra về mối quan hệ giữa Nga và chiến dịch tranh cử của ông Trump. Ảnh: DW.
Ngày 20/3/2017, Giám đốc FBI James Comey xác nhận rằng FBI đang điều tra nghi vấn về mối quan hệ giữa Nga và đội ngũ tranh cử của ông Trump. Ảnh: DW.
Ngày 20/3/2017, Giám đốc FBI James Comey xác nhận rằng FBI đang điều tra nghi vấn về mối quan hệ giữa Nga và đội ngũ tranh cử của ông Trump. Ảnh: DW.
Ngày 9/5/2017, Tổng thống Trump sa thải ông Comey với lý do sai sót trong quá trình điều tra bê bối sử dụng email của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton. Ảnh: DW.
Ngày 9/5/2017, Tổng thống Trump sa thải ông Comey với lý do sai sót trong quá trình điều tra bê bối sử dụng email của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton. Ảnh: DW.
Ngày 17/3/2017, Thứ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein đã bổ nhiệm cựu Giám đốc FBI Robert Mueller làm công tố viên đặc biệt điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 cũng như “thông đồng” với đội ngũ tranh cử của ông Trump. Ảnh: DW.
Ngày 17/3/2017, Thứ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein đã bổ nhiệm cựu Giám đốc FBI Robert Mueller làm công tố viên đặc biệt điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 cũng như “thông đồng” với đội ngũ tranh cử của ông Trump. Ảnh: DW.
Tháng 8/2017, FBI tịch thu nhiều tài liệu của Paul Manafort, cựu quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump. Được biết, Paul đã từ chức vào tháng 8/2016. Ảnh: DW.
Tháng 8/2017, FBI tịch thu nhiều tài liệu của Paul Manafort, cựu quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump. Được biết, Paul đã từ chức vào tháng 8/2016. Ảnh: DW.
Tháng 9/2017: Tại Ủy ban Tư pháp Thượng viện, Donald Trump Jr, con trai của Tổng thống Trump, khẳng định không “thông đồng” với một chính phủ nước ngoài. Trước đó, hồi tháng 6/2016, Donald Trump Jr. cùng em rể, Jared Kushner, và quản lý chiến dịch tranh cử khi đó, Paul Manafort, gặp gỡ luật sư người Nga Natalia Veselnitskaya. Ảnh: DW.
Tháng 9/2017: Tại Ủy ban Tư pháp Thượng viện, Donald Trump Jr, con trai của Tổng thống Trump, khẳng định không “thông đồng” với một chính phủ nước ngoài. Trước đó, hồi tháng 6/2016, Donald Trump Jr. cùng em rể, Jared Kushner, và quản lý chiến dịch tranh cử khi đó, Paul Manafort, gặp gỡ luật sư người Nga Natalia Veselnitskaya. Ảnh: DW.

GALLERY MỚI NHẤT