Hé lộ đại gia thâu tóm khách sạn Daewoo Hà Nội

Công ty Bông Sen vừa được tiết lộ sẽ chi 3.650 tỷ mua 51% cổ phần dự án TT Thương mại Daeha bao gồm khách sạn Daewoo Hà Nội.

Đại gia thâu tóm tổ hợp Daewoo Hà Nội mạnh cỡ nào?
Theo lời giới thiệu được đăng tải trên trang web của Công ty cổ phần Bông Sen, đây là một trong những doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist). Tiền thân là Khách sạn Bông Sen, sau đó chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần từ tháng 1.2005 với tên gọi Công ty cổ phần Bông Sen, (tên giao dịch là Bông Sen Corporation).
Vốn điều lệ ban đầu của Công ty Bông Sen là 130 tỷ đồng. Đến năm 2014, vốn điều lệ đã tăng mạnh lên con số 816 tỷ đồng.
He lo dai gia thau tom khach san Daewoo Ha Noi
 Tổ hợp Daewoo Hà Nội.
Công ty này hiện đang sở hữu và quản lý hàng loạt những thương hiệu nằm ở các vị trí đắc địa tại Sài Gòn như Khách sạn Palace Saigon, Khách sạn Bông Sen Saigon, Khách sạn Bông Sen Annex, nhà hàng Vietnam House, Lemongrass, Calibre, Bier Garden, Buffet Gánh Bông Sen, bánh Brodard với hệ thống 18 cửa hàng, lữ hành Lotus Tours...
Không chỉ dừng lại ở đó, Công ty Bông Sen còn sở hữu chuỗi nhà hàng nằm trong khu “tứ giác vàng” bậc nhất Sài Gòn là “Quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ” – một trong những công trình hiện đại và trọng tâm của TP. HCM.
Còn theo báo cáo tài chính của công ty này, đến cuối năm 2014 tổng tài sản của Bông Sen đạt 1.127 tỷ đồng, doanh thu năm 2014 đạt 406 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 70 tỷ đồng, giảm 20,4%.
Điều đáng nói là năm 2015, Công ty cổ phần Bông Sen dự định tăng vốn điều lệ lên 2.247 tỷ đồng, tăng 175% so với cuối năm 2014. Công ty này còn dự định đầu tư thêm vào mảng kinh doanh bất động sản trong thời gian tới, mà điển hình là kế hoạch thâu tóm 51% dự án Trung tâm Thương mại Daeha
Chi 3.650 tỷ để thâu tóm tổ hợp Daewoo Hà Nội
Theo bản công bố thông tin về việc thoái vốn quyền mua cổ phần của Saigontourist đã tiết lộ một dự án thâu tóm "khủng" của Công ty cổ phần Bông Sen. Theo đó, công ty này đang lên kế hoạch chi 3.650 tỷ thâu tóm tổ hợp Daewoo.
Cụ thể, Công ty cổ phần Bông Sen đang xúc tiến thủ tục chào bán 163.172.944 cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, và mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu Công ty Cổ phần Bông Sen sẽ được mua thêm 2 cổ phiếu mới.
Số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phần của Công ty cổ phần Bông Sen sẽ được sử dụng trong việc đầu tư mua 51% cổ phần (tương đương với 3.650 tỷ đồng) Dự án Trung tâm Thương mại Daeha tại số 360 Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Trung tâm Thương mại Daeha có tổng giá trị trên 7.100 tỷ đồng.
Trung tâm thương mại Daeha hiện bao gồm 3 tòa nhà Khách sạn Daewoo Hà Nội, Căn hộ và văn phòng cho thuê bên cạnh hồ Thủ Lệ nằm trong trung tâm văn hóa – thương mại – ngoại giao của Hà Nội.
Tuy nhiên, nếu phân tích tiềm lực tài chính của Công ty Bông Sen thì kế hoạch này được đánh giá là khá phiêu lưu. Bởi dựa vào báo cáo tài chính năm 2014 của công ty này có thể thấy tình hình kinh doanh không mấy lạc quan. Cụ thể, dù lợi nhuận sau thuế đạt hơn 70 tỷ đồng nhưng đã giảm 20,4% so với năm 2013.
Mặt khác, tính đến thời điểm 31.12.2014, tổng tài sản của Bông Sen Corp chỉ hơn 1.123 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ hơn 998 tỷ đồng. Kể cả khi công ty này chào bán hơn 163 triệu cổ phiếu để thu về 1.630 tỷ đồng thì vẫn còn thiếu trên 2.000 tỷ đồng để có thể thâu tóm được 51% cổ phần của dự án tổ hợp Daewoo.
Đó là chưa kể công ty mẹ là Saigontourist vừa quyết định thoái toàn bộ vốn tại Công ty Bông Sen cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty này.

Khách sạn nào xa hoa nhất Hà Nội?

(Kiến Thức) - Đến với những khách sạn lớn nhất Hà Nội, du khách sẽ được hưởng thụ cuộc sống xa hoa, vương giả.

Su xa hoa trong nhung khach san khung nhat Ha Noi
Khách sạn Sofitel Metropole mang phong cách kiến trúc cổ kính của Pháp, nằm ngay trung tâm Hà Nội gần hồ Hoàn Kiếm và Nhà hát Lớn tráng lệ. Vẻ cổ điển thể hiện nét qua lớp sơn tường trắng, những khung cửa xanh, những hoạ tiết bằng sắt tinh xảo, ván tường bằng gỗ...

Số phận long đong những khách sạn hot Hà Nội

(Kiến Thức) - Do hoạt động kinh doanh thua lỗ, nhiều khách sạn nổi tiếng ở Việt Nam đã phải điêu đứng, bán lại cổ phần,  thậm chí thay tên đổi chủ.

Thua lỗ, Fortuna Hà Nội lên kế hoạch bán đứt khách sạn
Khách sạn Fortuna Hà Nội thua lỗ triền miên trong những năm đầu đi vào hoạt động và họ đang tính đến việc sẽ chuyển nhượng cho đối tác nước ngoài.
 
Theo tin tức trên báo Đầu tư, Khách sạn Fortuna Hà Nội đã tính đến việc chuyển nhượng phần vốn góp tại liên doanh cho phía nước ngoài để giải quyết nợ nần chồng chất cho cả đôi bên liên doanh.
Khi góp vốn vào Công ty Liên doanh Khách sạn Hà Nội Fortuna, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam kỳ vọng có thêm kinh phí hoạt động và hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, nhưng chỉ sau 7 năm hoạt động, phần lớn vốn của liên doanh đã bị mất…
Những năm đầu đi vào hoạt động, Khách sạn Fortuna Hà Nội thua lỗ triền miên. Số lỗ luỹ kế đến ngày 31/12/2002 là hơn 8,4 triệu USD, trong khi vốn điều lệ chỉ có 9 triệu USD. Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ năm 2010, có 3 nguyên nhân khiến liên doanh bị thua lỗ gồm khủng hoảng tài chính, lãi vay xây dựng khách sạn cao mà chưa trả được và chi phí quản lý khách sạn cao.
Mặt khác, ông Roger Chng, Tổng giám đốc điều hành Công ty Liên doanh Khách sạn Hà Nội Fortuna đánh giá, nguyên nhân khách quan chính khiến liên doanh liên tục thua lỗ là do lúc mới thành lập, phải đầu tư xây dựng rất lớn, tiền đầu tư chủ yếu đi vay. Hơn nữa, vào thời điểm 1997 - 2003, sau đợt khủng hoảng kinh tế châu Á, lượng khách nước ngoài đến Việt Nam giảm, nên hoạt động kinh doanh của Khách sạn Hà Nội Fortuna gặp rất nhiều khó khăn.
Thỏa thuận lãi không trả được bị tính vào gốc để tính lãi tiếp đã khiến lãi suất thực vay của liên doanh lớn hơn nhiều lần so với lãi suất vay và cho vay đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Do đó, liên doanh rơi vào tình cảnh không trả được gốc và lãi.
Đối với bên Việt Nam, theo đánh giá của ông Nguyễn Hải Giang, Tổng giám đốc Công ty Thắng Lợi, những năm đầu hoạt động, Khách sạn Hà Nội Fortuna gặp làn sóng suy thoái kinh tế thế giới, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, Khách sạn Hà Nội Fortuna nằm ở vị trí rất chật hẹp về đường sá, không có chỗ đỗ xe ô tô, thiết bị phục vụ đã cũ. Trong khi đó, trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều khách sạn cao cấp hạng 5 sao có vị trí giao thông thuận tiện bắt đầu đi vào hoạt động.
Trước tình hình đó, HĐQT Công ty Liên doanh Khách sạn Hà Nội Fortuna đã nhiều lần họp bàn để tìm giải pháp khắc phục. Và một giải pháp được coi là tối ưu nhất lúc đó là chuyển công ty liên doanh thành công ty cổ phần để có cơ hội niêm yết trên sàn chứng khoán. Theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính lúc ấy, để liên doanh chuyển thành công ty cổ phần, phải đảm bảo song song 2 điều kiện: vốn pháp định phải lớn hơn vốn vay và hoạt động của liên doanh phải có lãi.
Chính vì vậy, ngày 1/6/2006, các bên liên doanh đã ký Thỏa thuận thống nhất, Hornblower Boswth PTE Ltd Singapore (công ty liên doanh vay vốn đầu tư xây dựng Khách sạn Hà Nội Fortuna) được trở thành thành viên thứ ba trong liên doanh.
Theo đó, liên doanh sẽ tăng vốn điều lệ từ 9 triệu USD lên 18 triệu USD, trong đó phía Việt Nam góp 30%; điều chỉnh tỷ lệ góp vốn của đối tác nước ngoài từ 70% xuống còn 35%, đồng thời cho đối tác Hornblower là người cho vay vốn đầu tư xây khách sạn được tham gia góp vốn với tỷ lệ 35%.
Theo thỏa thuận, Hornblower góp vốn bằng cách chuyển từ khoản vốn cho vay xây dựng 9 triệu USD thành vốn góp 6,3 triệu USD và hỗ trợ số vốn còn thiếu của phía Việt Nam là 2,7 triệu USD; đồng thời miễn giảm lãi vay các năm 2002, 2003 là hơn 3,527 triệu USD và từ năm 2004, tính lãi theo số vốn vay còn lại.
Nhưng điều kiện bên nước ngoài đặt ra là xóa bỏ điều kiện chuyển giao không bồi hoàn trong Giấy phép đầu tư. Và khi liên doanh làm các thủ tục để xin cổ phần hóa thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã không chấp nhận điều kiện xóa bỏ điều khoản chuyển giao không bồi hoàn. Vì thế, liên doanh không cổ phần hóa được và bên nước ngoài không đồng ý miễn giảm lãi vay 3,527 triệu USD, cũng không hỗ trợ 2,7 triệu USD tiền góp vốn, và như vậy liên doanh sẽ quay lại thời kỳ thua lỗ.
Trước tình hình đó, đầu năm 2008, liên doanh đưa ra phương án bên Việt Nam chuyển 30% vốn góp còn lại cho bên nước ngoài, mà vẫn giữ điều kiện chuyển giao không bồi hoàn. Tháng 6/2009, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Tài chính về đề xuất này và đến ngày 27/4/2010 mới nhận được văn bản trả lời.
Đó cũng chính là thời điểm Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra việc thành lập, hoạt động, phê duyệt phương án chuyển nhượng phần vốn Việt Nam tại Công ty Liên doanh Khách sạn Hà Nội Fortuna cho đối tác nước ngoài và đó là lý do khiến việc chuyển nhượng phải tạm gác lại.
Sau cuộc tranh tra trên, ngày 2/7/2010, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kết luận Thanh tra số 1937 KL-TTCP-V.II nêu rõ: “Yêu cầu Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ động phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường có phương án xử lý tình trạng kinh doanh thua lỗ và chuyển nhượng phần vốn của Công ty Thắng Lợi trong Công ty Liên doanh Khách sạn Hà Nội Fortuna hoặc tiếp tục duy trì hoạt động của Liên doanh...”.
Khách sạn Horizon phải thay tên đổi họ
Hà Nội Horizon là một trong những khách sạn nổi tiếng hàng đầu Hà Nội. Nằm trên mặt phố Cát Linh (Đống Đa), Hà Nội Horizon là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước khi tới Thủ đô. Bên cạnh đó, Hà Nội Horizon cũng được chọn là nơi tổ chức nhiều sự kiện kinh tế, xã hội quan trọng.
Theo VTC, Hà Nội Horizon chính thức khai trương trong năm 1998, thời điểm khủng hoảng kinh tế bắt đầu lan rộng từ Thái Lan, vì vậy mà nó cũng gặp nhiều khó khăn khi nhu cầu lưu trú suy giảm.
Tới năm 2001, cũng như hàng loạt khách sạn cao cấp khác Sofitel, Sofitel Plaza, Hilton, Melia, Nikko và Daewoo, Hà Nội Horizon rơi vào tình trạng thua lỗ. Nếu tính thêm chi phí trả lãi vay và khấu hao thì hoạt động kinh doanh của những đơn vị này đều không mấy sáng sủa.
 
Năm 2001 cũng là thời điểm “cha đẻ” Hà Nội Horizon ở Indonesia gặp khó khi nợ xấu trị giá 49 triệu USD tại khách sạn Horizon Indonesia bị một ngân hàng Indonesia đấu giá. Món nợ xấu của khách sạn Horizon đã thu hút được sự quan tâm của một đại gia Việt.
Đó là bà Trương Thị Mỹ Lan, nữ đại gia được nhắc tới nhiều trong sự kiện đám cưới của ca sỹ - nhạc sỹ Thanh Bùi. Bà Lan và hai vị doanh nhân khác cũng thực hiện thương vụ mua nợ khách sạn Horizon với giá trị lên tới 6 triệu USD. Tuy nhiên, hợp đồng bị thực hiện sai lệch khiến các bên đưa nhau ra tòa.
Như vậy có thể thấy, ra đời trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế lan rộng, Hà Nội Horizon gặp không ít khó khăn như Daewoo hay Sofitel Plaza. Tuy nhiên, may mắn hơn Daewoo, Hà Nội Horizon không đổi chủ mà chỉ đổi tên.
Sau khi đã đạt được thỏa thuận quản lý khách sạn Hà Nội Horison, đầu từ tháng 8/2009, Accor đã lên kế hoạch nâng cấp khách sạn và khẳng định vẫn giữ Horizon như một địa điểm tổ chức nhiều sự kiện cho khách thương nhân và hội thảo.
Sau 3 năm, quá trình chuẩn bị mới hoàn tất, từ ngày 22/11/2012, cái tên Horizon đã bị xóa sổ hoàn toàn. Khách sạn 5 sao nằm trên “cái lò gạch cũ” được đổi tên thành Pullman Hà Nội. Phía Pullman cho biết việc đổi tên để ứng với tiêu chuẩn mới của Tập đoàn Kinh doanh Khách sạn Quốc tế Accor sau khi đã nâng cấp, sửa chữa khách sạn. Khách sạn Pullman Hà Nội hoàn toàn không đổi chủ.
Điều đó có nghĩa đại gia Việt và đại gia Indonesia vẫn là những ông chủ của Pullman Hà Nội. Accor chỉ là đơn vị quản lý. Song, dù chỉ quản lý nhưng Accor đã đầu tư 15 triệu USD để nâng cấp Horizon thành Pullman.
Pullman là thương hiệu được Tập đoàn Accor gắn cho các khách sạn chuẩn 5 sao. Hiện có 70 khách sạn được mang thương hiệu này trên toàn thế giới từ châu Âu, châu Phi, Trung Đông, châu Á Thái Bình Dương và Mỹ Latin.
Ông Pieter de Weerd, Tổng giám đốc khách sạn Pullman Hanoi, cho hay khách sạn có 242 phòng, với thiết kế đương đại mang hơi thở của nhịp sống thành thị đầy sáng tạo và sống động, trong khi vẫn đem lại sự tiện nghi và công năng cao nhất tới mọi du khách.
Pullman Hà Nội không phải khách sạn duy nhất do Accor quản lý. Hiện nay, tổng số khách sạn do Accor quản lý tại Việt Nam là 15 và có 17 khách sạn nữa đang trong quá trình chuyển đổi thương hiệu hoặc mở mới.
Khách sạn Sheraton Hà Nội lận đận từ ngày mới xây dựng
Nhìn vào sự hoành tráng của khách sạn Sheraton, không ai dám nghĩ khách sạn này cũng có thời kỳ dài lao đao và bị ông chủ bán tháo.
Sheraton Hà Nội là một trong những khách sạn 5 sao xa xỉ hàng đầu Hà Nội dù không có được vị thế tuyệt đẹp như Intercontinental Hà Nội nhưng Sheraton Hà Nội cũng khiến các khách sạn khác ghen tị vì nằm ngay ven Hồ Tây thơ mộng. Chính vì vậy, Sheraton trở thành điểm đến của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
 
Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, hàng loạt khách sạn cao cấp ồ ạt vào Việt Nam như Daewoo, Melia, Intercontinental Hà Nội. Sheraton cũng ghi tên mình vào danh sách đó. Faber Group là tập đoàn rót vốn vào khách sạn này với nhiều tham vọng lớn.
Sheraton khởi công từ năm 1993 nhưng không thể hoàn thành đúng kế hoạch vì “đụng” cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nổ ra năm 1997 từ Thái Lan. Cuộc khủng hoảng này không ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam nhưng tác động mạnh tới túi tiền nhà đầu tư.
Theo The Financial Times, cuối năm 1997, khách sạn 299 phòng Sheraton đã chuẩn bị đón những vị khách đầu tiên. Khách sạn tuyển dụng 300 nhân viên. Phòng bếp được đưa vào thực hành nấu nướng dưới sự giám sát chặt chẽ của Giám đốc điều hành.
Thế nhưng hơn nửa năm sau, tới tháng 7/1998, Theo mô tả của The Financial Times, nhân viên lũ lượt ra đi, điện thoại bị cắt, tòa nhà 18 tầng hoàn toàn trống rỗng.
“Họ hết tiền rồi” – Một tài xế taxi ở gần cổng khách sạn đã đóng cho biết. Thậm chí trước khi khách sạn hoàn thành hoặc có người đến ở, Sheraton đã bị rao bán. Sheraton cùng chung số phận với nhiều khách sạn khác tại Malaysia và Nam phi do Faber Group sở hữu. Thời điểm đó, tập đoàn này gặp nhiều khó khăn.
Không rõ sau khi Faber Group rao bán, Sheraton có đắt khách hay không. Chỉ biết, nhiều năm sau đó, Faber Group vẫn chưa rút ra khỏi “vũng lầy” Sheraton.
Trong thời gian khủng hoảng, hoạt động của khách sạn bị đình đốn. Tới năm 2003, khách sạn được hoàn thiện trở lại. Nhưng phải tới năm 2004, Sheraton mới kết thúc xây dựng và được đưa vào hoạt động chính thức. Như thiết kế ban đầu, khách sạn gồm 299 phòng và 18 tầng.
Không giống như nhiều khách sạn khác, trong thời kỳ mới hoạt động, Sheraton không phải gánh các khoản thua lỗ vì Sheraton khá hút khách. Theo báo cáo của Conglomera, tại thời điểm 31/12/2006, tỷ lệ lấp đầy tại Sheraton là 75,4%.
Sheraton là một trong số ít các khách sạn sớm có lợi nhuận ngay sau khi hoạt động. Lợi nhuận năm 2005, 2006 và 2007 của Sheraton lần lượt là 6,9 triệu USD, 13 triệu USD và 23 triệu USD. Doanh thu các năm lần lượt là 10 triệu USD, 20 triệu USD và 44 triệu USD. Trong cả 3 năm, Sheraton đều nộp thuế vào ngân sách Nhà nước.
Có thể thấy, sau những lận đận ban đầu, khi đã đi vào hoạt động, Sheraton kinh doanh khá hiệu quả. Sheraton mang tới cho ông chủ Faber Group một khoản lợi nhuận không nhỏ.
Mặc dù đã vượt qua khó khăn và bắt đầu gặt hái thành quả với Sheraton nhưng Faber Group vẫn quyết tâm rời xa “đứa con” của mình. Năm 2007, Faber Group đã đàm phán với Berjaya Land để bán Sheraton. Theo Conglomera, bản hợp đồng này có giá trị 68,2 triệu USD.
Trong thương vụ này, Faber Group cũng có lời đôi chút khi kiếm được khoản lời 10,9%. Thời điểm đó, giá trị sổ sách ròng đã được kiểm toán của Sheraton đạt 61,5 triệu USD (tương đương 206 triệu RM). Thương vụ này phù hợp với chiến lược mục tiêu của Faber Group là tập trung vào hai mảng kinh doanh cốt lõi: quản lý và phát triển bất động.
Một bên muốn “thoát xác” để tập trung vào mảng kinh doanh chủ chốt, một bên không muốn đứng ngoài làn sóng đầu tư vào thị trường Việt Nam tại thời điểm đó nên thương vụ diễn ra khá nhanh chóng và hoàn tất trong năm 2008.
Như vậy, Sheraton đã thuộc về Berjaya Land, công ty nằm trong Tập đoàn của Vincent Tan. Năm 2008, không chỉ mua Sheraton, Vincent Tan còn đầu tư hàng trăm triệu USD vào hàng chục dự án ở Việt Nam. Ngoài ra, vị đại gia này còn thâu tóm khách sạn 5 sao Intercontinental Hà Nội.

Mê mẩn lạc vào khách sạn Titanic xa hoa

(Kiến Thức) - Khách sạn nghỉ dưỡng Titanic Beach Lara ở Thổ Nhĩ Kỳ với 550 phòng khiến cho du khách hồi tưởng về con tàu Titanic huyền thoại.

Me man lac vao khach san Titanic xa hoa
Công ty Thổ Nhĩ Kỳ đã xây dựng khách sạn nghỉ dưỡng có tên Titanic Beach Lara nhằm tái tạo sự quyến rũ và rộng lớn của con tàu Titanic lịch sử. Con tàu khổng lồ đó đã bị chìm ở Bắc Đại Tây Dương vào ngày 15/4/1912 sau khi va chạm với một tảng băng trôi trong chuyến đi đầu tiên.
Me man lac vao khach san Titanic xa hoa-Hinh-2

Khách sạn 5 sao Titanic Beach Lara là một nơi nghỉ mát quyến rũ ở Thổ Nhĩ Kỳ với 550 phòng, ba hồ bơi, một cửa hàng bán đồ chơi, một cửa hàng hoa.

Me man lac vao khach san Titanic xa hoa-Hinh-3

Phòng ngủ của khách sạn đều có cửa sổ nhìn thẳng ra đại dương, phòng tắm được thiết kế theo kiểu Thổ Nhĩ Kỳ.

Me man lac vao khach san Titanic xa hoa-Hinh-4

Du khách có thể thưởng thức bữa tối trên boong và view nhìn ra bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ vào ban đêm tuyệt đẹp.

Me man lac vao khach san Titanic xa hoa-Hinh-5

Khách sạn 5 sao này có thiết kế sang trọng và các dịch vụ cao cấp giống con tàu du lịch xa hoa Titanic bị chìm năm 1912.

Me man lac vao khach san Titanic xa hoa-Hinh-6
Bên cạnh ba bể bơi ngoài trời, khách sạn còn thiết kế một bể bơi trong nhà sang trọng.
Me man lac vao khach san Titanic xa hoa-Hinh-7
Nhìn từ xa, khách sạn giống hệt một con tàu du lịch xa hoa trên cạn.
Me man lac vao khach san Titanic xa hoa-Hinh-8

Nội thất của khách sạn cũng được thiết kế hết sức độc đáo và rộng rãi.

Me man lac vao khach san Titanic xa hoa-Hinh-9
Các bể bơi ngoài trời là nơi nghỉ ngơi lý tưởng cho du khách.
Me man lac vao khach san Titanic xa hoa-Hinh-10

Trong khi con tàu Titanic có thể chở tối đa 3.547 hành khách, khách sạn này cũng có 1.200 giường trong 551 phòng.

Me man lac vao khach san Titanic xa hoa-Hinh-11

 Một trong những phòng ngủ của Lara Titanic Beach với nội thất ấm cúng và sang trọng.

Me man lac vao khach san Titanic xa hoa-Hinh-12
Khuôn viên của khách sạn khá rộng lớn với khu trò chơi ở ba bể bơi ngoài trời.
Me man lac vao khach san Titanic xa hoa-Hinh-13

Các túp lều được đặt quanh bể bơi để du khách thư giãn bên người thân.

Me man lac vao khach san Titanic xa hoa-Hinh-14
Khách sạn cũng tổ chức các chương trình nghệ thuật phục vụ du khách.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.