Hé lộ công ty Quang Kim chi hàng trăm tỷ mua cổ phần VIB

Mới thành lập 6 tháng tuổi, nhưng Công ty Quang Kim và những cá nhân liên quan đang nắm gần 10% vốn điều lệ VIB.

Mới đây, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Quang Kim (Quang Kim JSC) có báo cáo gửi Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) về việc mua vào 17,2 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam. Với mức thị giá 18.200 đồng/cp kết phiên hôm 11/11, ước tính, doanh nghiệp này đã chi hơn 310 tỷ đồng để mua số cổ phiếu trên.
Sau giao dịch trên, tỷ lệ cổ phiếu VIB của nhóm Quang Kim nắm giữ cũng tăng lên từ 9,258% lên 9,836%.
He lo cong ty Quang Kim chi hang tram ty mua co phan VIB
Ảnh minh họa. 
Cũng theo báo cáo của Quang Kim, những người liên quan đến doanh nghiệp này đang nắm giữ cổ phiếu VIB gồm: Đỗ Xuân Thụ, Đỗ Xuân Hà, Đỗ Xuân Sơn, Đỗ Xuân Hoàng, Đỗ Xuân Việt và Đỗ Thu Giang.
Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Quang Kim được thành lập vào ngày 23/5/2024, có trụ sở tại 25 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực bán buôn thực phẩm.
Vốn điều lệ của doanh nghiệp là 250 tỷ đồng, cổ đông sáng lập gồm: Đỗ Xuân Hoàng (4,5%); Đỗ Xuân Thụ (10%); Đỗ Xuân Việt (28,5%); Đỗ Xuân Sơn (28,5%); Đỗ Xuân Hà (28,5%).
Trong đó, ông Đỗ Xuân Thụ là Chủ tịch HĐQT Công ty Quang Kim. Ông Đỗ Xuân Hoàng là con trai ông Thụ đồng thời là Thành viên Hội đồng quản trị VIB. Bà Hà là con gái ông Thụ và là em gái ruột của ông Hoàng.
Ba cá nhân còn lại là Đỗ Xuân Sơn, Đỗ Xuân Việt và Đỗ Thu Giang là con ruột của ông Đỗ Xuân Hoàng.

Tính đến ngày 30/9/2024, tổng tài sản VIB đạt hơn 445.000 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm, trong đó dư nợ tín dụng đạt hơn 298.000 tỷ đồng, tăng gần 12% so với đầu năm.

Tổng doanh thu của đơn vị đạt 15.300 tỷ đồng. Trong đó thu nhập lãi thuần giảm 9% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế của VIB sau 9 tháng đầu năm đạt 6.600 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt khoảng 19%.

Gần đây, trên mục công bố thông tin cổ đông của VIB liên tục cập nhật biến động. Trong thông báo ngày 12/11, VIB cho biết bà Hoàng Vân Anh vừa xuất hiện trong danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên.

Hiện bà Vân Anh nắm hơn 91,5 triệu cổ phần VIB, tương ứng tỷ lệ hơn 3% vốn ngân hàng. Số lượng cổ phần của người có liên quan bà Vân Anh đang nắm tại VIB là hơn 0,2% vốn.

Trước đó, danh sách cũng đã cập nhật thêm bà Nguyễn Thùy Nga nắm hơn 83,7 triệu cổ phiếu VIB, tương ứng 2,8% vốn. Người liên quan bà Nga cũng nắm hơn 4% vốn ngân hàng.

Nhận khoản vay 100 triệu USD từ IFC, VIB "chốt" kế hoạch tái cơ cấu

VIB vừa có loạt hoạt động đáng chú ý như nhận khoản vay nước ngoài 100 triệu USD từ IFC, ĐHCĐ bầu thành viên ban kiểm soát mới và thông qua kế hoạch tái cơ cấu.

Ngân hàng TMCP Quốc Tế (HoSE: VIB) vừa cho biết đã ký kết một khoản vay nước ngoài trị giá 100 triệu USD (2,3 nghìn tỷ đồng) có kỳ hạn 5 năm với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC). Khoản vay này nằm trong kế hoạch của VIB từ đầu năm mà ngân hàng dự kiến vào quý 1/2023.
Mục đích của khoản cấp vốn này là hỗ trợ VIB đẩy mạnh cho vay cá nhân mua, xây, sửa nhà. VIB sẽ dành ít nhất 30 triệu USD (700 tỷ đồng) để tài trợ cho các khoản vay mua nhà dưới 55.600 USD (khoảng 1,3 tỷ đồng).

Ngân hàng nào có tỷ lệ nợ xấu cao nhất 9 tháng?

9 tháng 2023, bức tranh nợ xấu ngành ngân hàng có nhiều biến động khi tiếp tục tăng trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng chậm lại.

Tăng trưởng tín dụng ngành Ngân hàng trong 9 tháng đầu năm 2023 chậm, đạt mức 6,92% do tăng trưởng kinh tế kém khả quan và có sự phân hóa lớn về tăng trưởng tín dụng giữa các ngân hàng.

Tăng trưởng tiền gửi trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt 5,8% nhìn chung phù hợp với mức tăng trưởng tín dụng, chủ yếu đến từ tiền gửi cá nhân. Trong đó, HDBank và VPBank có mức tăng trưởng tiền gửi cao vượt trội so với các ngân hàng khác do nhu cầu chuẩn bị nguồn vốn nhằm đáp ứng mức tăng trưởng tín dụng dự kiến cao hơn trong những tháng tới.

Còn về nợ xấu, theo báo cáo tài chính của 28 ngân hàng, tại thời điểm cuối tháng 9/2023, tổng nợ xấu tăng 52% so với đầu năm lên hơn 210.000 tỷ đồng. Trong đó, có 19 ngân hàng có nợ xấu tăng trưởng hai chữ số, 6 ngân hàng nợ xấu ba chữ số so với thời điểm cuối năm trước, không có ngân hàng nào có nợ xấu giảm. Tương ứng, tỷ lệ nợ xấu tính chung ở mức 2,25%, tăng 0,63 điểm phần trăm so với thời điểm cuối năm 2022.

Ngan hang nao co ty le no xau cao nhat 9 thang?
 

Nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu vượt trội trên mức 3% gồm NCB, VPBank, VietBank, BaoVietBank, OCB, VIB, BVBank, ABBank, và SHB.

Trong đó, NCB có tỷ lệ nợ xấu tăng 8,4 điểm %. Mặc dù tăng trưởng tín dụng vẫn đạt mức 7,1% song lợi nhuận sau thuế lũy kế giảm 47 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do thu nhập lãi thuần trong quý 3 chỉ ghi nhận lãi 7 tỷ đồng.

Á quân trong danh sách tỷ lệ nợ xấu cao là VPBank với 5,74% nhưng chỉ nhích 0,01 điểm % so với mức 5,73% của cuối 2022. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng mẹ VPBank trong quý 3 tăng mạnh hơn 22% so với đầu năm, lên hơn 488 nghìn tỷ đồng.

VietBank cũng là nhà băng có tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 3,65% đầu năm lên 4,06% trong bối cảnh cho vay khách hàng cũng tăng 12%. Còn lợi nhuận của VietBank trong 9 tháng qua cũng sụt giảm 22% so cùng kỳ về mức 419 tỷ đồng và mới đạt 44% kế hoạch đặt ra cho cả năm.

Đây là 3 gương mặt có tỷ lệ nợ xấu nổi trội trên mức 4%, còn ở trong khoảng 3% kỳ này xuất hiện khá nhiều cái tên ngoài BaoVietBank (3,98%) vẫn duy trì trên mức này thì còn có OCB (3,74%), VIB (3,68%), BVBank (3,56%), ABBank (3,51%) và SHB (3,21%).

Ngược lại, Bac A Bank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất khi ở mức 0,77% dù vẫn tăng so với thời điểm cuối năm 2022.

Còn nằm trong mức 1% đến dưới 2% có ACB, Vietcombank, Techcombank, VietinBank, BIDV, VietABank, SeABank và MB.

Tiến lên mức trên 2% đến dưới 3% gồm có KienLongBank, Sacombank, SaigonBank, HDBank, PG Bank, Eximbank, LPBank, NamABank, MSB và TPBank.

Cũng cần lưu ý, nếu so với thời điểm quý 2/2023, vẫn có 7 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu cải thiện, bao gồm VietABank, Saigonbank, PG Bank, Eximbank, ABBank, BaoViet Bank và VPBank.

Nhìn chung, chỉ số nợ xấu tiếp tục tăng trong quý 3/2023 nhưng mức tăng đã có dấu hiệu chậm lại, trong đó các ngân hàng tập trung vào mảng bán lẻ có chất lượng tài sản suy giảm nhiều nhất. Các khoản vay tái cơ cấu theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN ở mức thấp. Việc sử dụng bộ đệm dự phòng đã giúp giảm thiểu áp lực phí dự phòng trong bối cảnh chất lượng tài sản ngày càng suy giảm trong quý 3/2023.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.