Hé lộ chủ nhân hơn 1.000m3 gỗ quý đi đường container từ châu Phi về Sài Gòn

(Kiến Thức) - Khi kiểm tra lô hàng 50 container gỗ nhập khẩu có nguồn gốc từ Châu Phi tại cảng SP-ITC (TP HCM), cơ quan chức năng phát hiện khoảng 1.000 m3 gỗ quý có trị giá hơn 10 tỷ đồng.

Mới đây, Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (Đội 3) – Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) chủ trì, phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I (Cục Hải quan TP HCM) đang kiểm tra lô hàng 50 container gỗ nhập khẩu có nguồn gốc từ Châu Phi tại cảng SP-ITC (TP HCM).
He lo chu nhan hon 1.000m3 go quy di duong container tu chau Phi ve Sai Gon
 
Lô hàng này do Công ty TNHH Inbe Á Châu có địa chỉ tại 51 Nguyễn Xí, phường 26, quận Bình Thạnh, TP HCM đứng tên mở các tờ khai nhập khẩu.
Theo khai báo của doanh nghiệp này, hàng nhập khẩu là gỗ gõ (có tên khoa học Afzeiia xylocarpa) xẻ hộp, chưa qua chế biến, có kích thước như sau dài 3,6m-5,8m, chiều rộng 19cm-36cm, chiều cao 16cm-28cm, nhưng khi kiểm tra lại phát hiện hàng hóa có dấu hiệu sai so với khai báo hải quan.
Cụ thể, qua giám định tại hiện trường vào ngày 10/1, cơ quan giám định nghi vấn nhiều khả năng số gỗ này là gỗ giáng hương Tây Phi (loại gỗ quý nằm trong danh mục Cites - Công ước quốc tế) lô hàng gỗ này được ước tính khoảng 1.000 m3 với trị giá khoảng hơn 10 tỷ đồng.
Trao đổi vấn đề liên quan đến vụ việc trên, ông Trần Văn Thành - Phó Đội trưởng Đội 3 cho biết, theo quy định để nhập khẩu gỗ này doanh nghiệp phải được cơ quan chuyên ngành của nước xuất khẩu và nhập khẩu cấp giấy phép. Còn lô hàng nêu trên đã được doanh nghiệp nhập lòng vòng qua nhiều nước nhằm giấu xuất xứ hàng hóa, tránh giấy phép chuyên ngành.
Cũng theo ông Thành, sau khi lô hàng đã được phân luồng, đại diện doanh nghiệp này đã đến Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I nộp hồ sơ làm thủ tục thông quan, lực lượng chức năng đề nghị xuất trình hàng hóa để kiểm tra theo quy định thì người của Công ty TNHH Inbe Á Châu tránh né, không hợp tác.
Khi xác minh tại địa chỉ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (số 51 Nguyễn Xí, phường 26, quận Bình Thạnh, TP HCM) thì phát hiện chỉ là cửa hàng tạp hóa bán đường, sữa, gạo… không treo bảng hiệu và không có công ty nào hoạt động.
Ngoài ra, khi bị cơ quan chức năng đề nghị kiểm tra hàng hóa thì Công ty TNHH Inbe Á Châu đã từ chối nhận hàng và tìm cách chuyển đổi “manifest” sang tên người nhận hàng khác là Công ty TNHH SX TMDV XNK HTL trên đường Điện Biên Phủ, quận 3, TP HCM.
Tuy nhiên, tờ khai đã phân luồng, doanh nghiệp đã nộp hồ sơ làm thủ tục thông quan, tờ khai chưa hủy nên trách nhiệm pháp lý vẫn thuộc về Công ty TNHH Inbe Á Châu.
Hiện, vụ việc phát hiện gỗ quý khoảng 1.000 m3 được vận chuyển từ châu Phi về TP HCM đang được cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ.
>>> Xem thêm video: Bắt đối tượng chở gỗ lậu tại Đắk Lắk.
(Nguồn: VTC9)

Xe sang, gỗ quý trong nhà riêng trùm gỗ lậu Phượng “râu” ở Đắk Nông

Thời điểm lực lượng chức năng tiến hành khám xét, cùng với chiếc xe hạng sang đang đậu trước sân, bên trong tòa nhà có rất nhiều nội thất bằng gỗ quý hiếm.

Lực lượng chức năng vừa tiến hành khám xét khẩn cấp nhà riêng của Phan Hữu Phượng, chủ số gỗ lậu vừa bị bắt giữ ở Đắk Nông. Trong ảnh: Cuộc khám xét bắt đầu lúc 20g ngày 27/4 (ảnh: Quốc Học - Tuấn Long)
 Lực lượng chức năng vừa tiến hành khám xét khẩn cấp nhà riêng của Phan Hữu Phượng, chủ số gỗ lậu vừa bị bắt giữ ở Đắk Nông. Trong ảnh: Cuộc khám xét bắt đầu lúc 20g ngày 27/4 (ảnh: Quốc Học - Tuấn Long)

Cung đường gỗ lậu Phượng “râu”: Đi qua 8 chốt đều có người trực

Trên tuyến đường gần 100 km, qua 3 đồn biên phòng, 1 trạm kiểm lâm, 3 trạm quản lý bảo vệ rừng và 1 đồn công an nhưng xe gỗ kềnh càng của tay trùm Phượng "râu" vẫn đi qua một cách dễ dàng

Ngày 2/5, phóng viên Báo Người Lao Động đã đi lại con đường mà 2 xe gỗ lậu của ông trùm Phan Hữu Phượng (tức Phượng "râu"; ngụ thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) đã đi qua.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.