Hé lộ bất ngờ về tòa thành cổ bị bỏ hoang ở Huế

Hé lộ bất ngờ về tòa thành cổ bị bỏ hoang ở Huế

Trấn giữ vị trí trọng yếu của tuyến đường thủy từ cửa biển vào kinh thành, tòa thành này được xây theo kiểu Vauban, có chu vi 1.048 mét, tường thành cao 5,10 mét dày gần 15 mét...

Nằm bên một khúc ngoặt của sông Hương ở Đông Bắc Kinh thành Huế,  Trấn Bình đài là một công trình cổ từng có vai trò đặc biệt quan trọng về mặt quân sự của Huế, nhưng ngày nay hầu như đã bị rơi vào quên lãng.
Nằm bên một khúc ngoặt của sông Hương ở Đông Bắc Kinh thành Huế, Trấn Bình đài là một công trình cổ từng có vai trò đặc biệt quan trọng về mặt quân sự của Huế, nhưng ngày nay hầu như đã bị rơi vào quên lãng.
Ngược dòng thời gian, Trấn Bình đài được xây kiên cố bằng gạch vào năm 1836 (thời Minh Mạng) trên có sở là một vòng thành đắp bằng đất đã có từ đầu thời Gia Long. Trên thực tế, đây là một tòa thành phụ của Kinh thành, chỉ cách thành chính một đoạn hào chung.
Ngược dòng thời gian, Trấn Bình đài được xây kiên cố bằng gạch vào năm 1836 (thời Minh Mạng) trên có sở là một vòng thành đắp bằng đất đã có từ đầu thời Gia Long. Trên thực tế, đây là một tòa thành phụ của Kinh thành, chỉ cách thành chính một đoạn hào chung.
Trấn giữ vị trí trọng yếu của tuyến đường thủy từ cửa biển vào kinh thành, tòa thành này được xây theo kiểu Vauban, có chu vi 1.048 mét, tường thành cao 5,10 mét dày gần 15 mét, có nhiều để đặt 3 giàn súng đại bác và kho đạn, điếm canh. Ngoài tường thành có hào rộng và sâu.
Trấn giữ vị trí trọng yếu của tuyến đường thủy từ cửa biển vào kinh thành, tòa thành này được xây theo kiểu Vauban, có chu vi 1.048 mét, tường thành cao 5,10 mét dày gần 15 mét, có nhiều để đặt 3 giàn súng đại bác và kho đạn, điếm canh. Ngoài tường thành có hào rộng và sâu.
Trấn Bình đài có hai cửa là Trấn Bình môn và Trường Định môn, được trổ xuyên qua thân tường thành, chứ không xây vọng lâu ở bên trên như các cửa của Kinh thành.
Trấn Bình đài có hai cửa là Trấn Bình môn và Trường Định môn, được trổ xuyên qua thân tường thành, chứ không xây vọng lâu ở bên trên như các cửa của Kinh thành.
Trong hai cửa nói trên, Trấn Bình môn vẫn còn, nhưng đã bị đổ nát theo thời gian và biến dạng do các công trình xây đè lên thời kỳ sau.
Trong hai cửa nói trên, Trấn Bình môn vẫn còn, nhưng đã bị đổ nát theo thời gian và biến dạng do các công trình xây đè lên thời kỳ sau.
Còn Trường Định môn đã bị phá hủy, chỉ còn lại dấu tích mờ nhạt là những lớp gạch cổ sót lại hai bên lối vào Trấn Bình Đài.
Còn Trường Định môn đã bị phá hủy, chỉ còn lại dấu tích mờ nhạt là những lớp gạch cổ sót lại hai bên lối vào Trấn Bình Đài.
Rất nhiều biến cố lịch sử của xứ Huế gắn với Trấn Bình đài. Theo Hiệp ước Patenôtre ký với triều đình Huế năm 1884, thực dân Pháp đã chiếm đóng Trấn Bình đài, khi đó dân gian thường gọi là "thành Mang Cá".
Rất nhiều biến cố lịch sử của xứ Huế gắn với Trấn Bình đài. Theo Hiệp ước Patenôtre ký với triều đình Huế năm 1884, thực dân Pháp đã chiếm đóng Trấn Bình đài, khi đó dân gian thường gọi là "thành Mang Cá".
Năm 1886, Toàn quyền Pháp ép nhà Nguyễn nhường thêm một khu đất tiếp giáp ở trong Kinh thành để quân đội Pháp xây dựng doanh trại, đồn bốt... Người Huế gọi khu mở rộng này là Mang Cá Lớn, còn Trấn Bình đài cũ là Mang Cá Nhỏ. Cả hai khu vực được gọi chung là đồn Mang Cá.
Năm 1886, Toàn quyền Pháp ép nhà Nguyễn nhường thêm một khu đất tiếp giáp ở trong Kinh thành để quân đội Pháp xây dựng doanh trại, đồn bốt... Người Huế gọi khu mở rộng này là Mang Cá Lớn, còn Trấn Bình đài cũ là Mang Cá Nhỏ. Cả hai khu vực được gọi chung là đồn Mang Cá.
Ngày 5/7/1885, trong Trận Kinh thành Huế 1885, quan đại thần Tôn Thất Thuyết chỉ huy 20.000 quân tập kích vào đồn Mang Cá, tấn công 1.400 quân Pháp. Cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rút về Tân Sở (Quảng Trị) hạ chiếu Cần Vương.
Ngày 5/7/1885, trong Trận Kinh thành Huế 1885, quan đại thần Tôn Thất Thuyết chỉ huy 20.000 quân tập kích vào đồn Mang Cá, tấn công 1.400 quân Pháp. Cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rút về Tân Sở (Quảng Trị) hạ chiếu Cần Vương.
Sau năm 1954, đồn Mang Cá tiếp tục trở thành trại lính lớn của quân đội Sài Gòn. Năm 1968, trong trận Mậu Thân tại Huế, đây là nơi chứng kiến một trong những trận giao tranh ác liệt nhất thời kháng chiến chống Mỹ.
Sau năm 1954, đồn Mang Cá tiếp tục trở thành trại lính lớn của quân đội Sài Gòn. Năm 1968, trong trận Mậu Thân tại Huế, đây là nơi chứng kiến một trong những trận giao tranh ác liệt nhất thời kháng chiến chống Mỹ.
Sau năm 1975, khu vực đồn Mang Cá Lớn trở thành doanh trại Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, trong khi một phần Mang Cá Nhỏ trở thành khu dân cư, phần còn lại bị bỏ hoang.
Sau năm 1975, khu vực đồn Mang Cá Lớn trở thành doanh trại Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, trong khi một phần Mang Cá Nhỏ trở thành khu dân cư, phần còn lại bị bỏ hoang.
Nhiều người dân Huế kỳ vọng rằng, khu vực này sẽ được cải tạo lại trong tương lại để phát huy giá trị lịch sử và cảnh quan vốn có.
Nhiều người dân Huế kỳ vọng rằng, khu vực này sẽ được cải tạo lại trong tương lại để phát huy giá trị lịch sử và cảnh quan vốn có.
Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.

GALLERY MỚI NHẤT