Cùng với việc thành lập NASA người Mỹ đưa ra mục tiêu quốc gia của mình: Nhất quyết giành chiến thắng trong cuộc đua không gian với Liên Xô...
T.B (tổng hợp)
NASA - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (National Aeronautics and Space Administration) của Mỹ là tổ chức được cả thế giới biết đến như nhà tiên phong trong công cuộc chinh phục vũ trụ của loài người. Không phải cũng biết về sự hoàn cảnh ra đời của tổ chức này.
Ngược dòng thời gian, vào ngày 04/10/1957, Liên Xô đã phóng thành công Sputnik I, vệ tinh đầu tiên của nhân loại lên quỹ đạo. Vệ tinh này nặng 83 kg, có kích thước như quả bóng rổ đã quay quanh Trái đất trong 98 phút.
Vụ phóng vệ tinh Sputnik đã khiến người Mỹ bất ngờ và làm dấy lên lo ngại rằng Liên Xô cũng có thể có khả năng bắn tên lửa mang vũ khí hạt nhân từ châu Âu sang châu Mỹ bằng công nghệ tên lửa đã dùng để đẩy vệ tinh lên quỹ đạo.
Vốn luôn tự hào về việc đi đầu trong công nghệ, người Mỹ đã cảm thấy mất mặt và ngay lập tức tìm cách đáp trả, báo hiệu sự bắt đầu của cuộc chạy đua không gian giữa họ và Liên Xô.
Ngày 3/11/1957, Liên Xô phóng Sputnik II, mang theo một chú chó tên là Laika. Sang tháng 12, Mỹ đã cố gắng phóng một vệ tinh của riêng mình, được gọi là Vanguard, nhưng nó đã phát nổ ngay sau khi cất cánh.
Ngày 31/01/1958, tình hình khả quan hơn khi vệ tinh Explorer I của Mỹ đã quay thành công quanh Trái đất. Đến ngày 29/7/1958, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật chính thức thành lập NASA - một cơ quan dân sự chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động không gian của Mỹ.
Cùng với việc thành lập NASA người Mỹ đưa ra mục tiêu quốc gia của mình: Nhất quyết giành chiến thắng trong cuộc đua không gian với Liên Xô. Như vậy, NASA chính là "đứa con đẻ" của cuộc cạnh tranh Xô - Mỹ trong vũ trụ.
Kể từ đó NASA đã tiếp tục đạt được những bước tiến lớn trong khám phá không gian, nổi bật nhất là những chuyến đổ bộ của con người lên Mặt trăng, và những thập niên gần đây là việc đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Tuy nhiên, cơ quan này cũng gặp phải những thất bại thảm khốc, chẳng hạn như các thảm họa làm thiệt mạng phi hành đoàn trên tàu con thoi Challenger vào năm 1986 và tàu con thoi Columbia vào năm 2003.
Mời quý độc giả xem video: Khám phá công viên trung tâm New York, Mỹ. Nguồn: VTV24.
Nhà khoa học NASA tính toán như thế nào khi chưa có máy tính?
Không biết thời ấy nếu những bộ óc thiên tài ấy mà có thêm sự trợ giúp đắc lực của máy tính, thì các nhà khoa học NASA có thể phát triển nghiên cứu đến mức nào.
"Đầu óc mình tầm thường nên nhìn vào cái bảng là thấy người ta phi thường thế nào rồi", bạn X.T bình luận. "Nhìn con số trên bảng bỗng thấy mình quá ngu so với kiến thức. Thật biết ơn các ông đã tạo ra máy tính và khám phá nên các kiến thức khoa học thú vị", bạn B.A bình luận. "Nếu ngày xưa có máy tính, các nhà khoa học đã khám phá ra được tất cả mọi thứ", bạn H.D chia sẻ.
"Giảng dạy bằng bảng đen vẫn giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn và giáo viên dạy có hồn hơn. Những đại học lớn trên thế giới vẫn giữ hệ thống bảng lớn như này. Cá nhân mình thấy xem slide trên máy tính không thể nào nhớ được nhiều kiến thức khi học trên bảng được", bạn Q.K chia sẻ. "Nhìn rất ngầu và có cảm giác rất muốn thử luôn á, nhưng với môn Toán thì xin lui", bạn N.T bình luận
(Vietnamdaily) - Giá heo hơi hôm nay 19/8 ghi nhận tăng, giảm trái chiều từ 1.000 - 3.000 đồng/kg trên toàn quốc và được thu mua trong khoảng 50.000 - 57.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Bắc quay đầu giảm
Cụ thể, giá heo hơi tại TP Hà Nội hạ nhẹ một giá xuống còn 55.000 đồng/kg, ngang bằng với Yên Bái, Lào Cai, Thái Bình và Tuyên Quang.
Silicone là một chất liệu đa năng, từ y học, công nghiệp đến đời sống hàng ngày, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ tính bền, an toàn và linh hoạt.
Hàng loạt linh vật Tết Ất Tỵ 2025 ở các địa phương đang rộn ràng với đa dạng mô hình rắn từ dễ thương, điệu đà đến dữ dằn, "độc-lạ", gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng...
Vào tháng 8/1910, một vụ cháy rừng tồi tệ xảy ra ở 3 tiểu bang của Mỹ. Thảm họa kinh hoàng này khiến 87 người thiệt mạng và hơn 1,2 triệu ha đất bị tàn phá.