Hãy đưa con đến kiểm tra thị lực trước khi quá muộn

"Giờ thì tôi đã nhận ra việc đưa con đi kiểm tra thị lực cũng quan trọng chẳng kém việc kiểm tra sức khỏe".

Chị Whitney Barthel là mẹ của 4 cậu con trai đến từ Mỹ: Daniel, Frankie, George và Charles. Cũng như nhiều bậc phụ huynh khác, chị Whitney cũng không xem trọng việc đưa con đi kiểm tra thị lực mắt. Nhưng đến một ngày nọ, khi con than thở không nhìn thấy gì, chị vội vàng mang con đi kiểm tra và khi biết kết quả, chị đã khá bất ngờ. Sau trường hợp của con, chị đã lên tiếng cảnh báo các bậc phụ huynh khác cũng nên lưu ý việc kiểm tra thị lực của con.
Hay dua con den kiem tra thi luc truoc khi qua muon
4 cậu con trai của chị Whitney Barthel. (Ảnh: babycenter) 
Frankie - con trai giữa của tôi - cuối cùng cũng đã đến tuổi học preschool. Hai vợ chồng tôi phát hiện ra Frankie là một trong những học sinh nhỏ tuổi nhất lớp và việc con không được nhận vào lớp cũng khiến tôi chẳng ngạc nhiên. Thế nên chúng tôi quyết định vẫn sẽ cho con tiếp tục học mẫu giáo, để đúng với lứa tuổi của con.
Frankie là một cậu bé khỏe mạnh, năng động, luôn tràn đầy năng lượng và đặc biệt, con chưa bao giờ phàn nàn về đôi mắt hay thị lực của mình. Thế nên bạn có thể tưởng tượng được sự ngạc nhiên của tôi khi con phàn nàn không thấy gì trong buổi kiểm tra thị lực tại trường. Lập tức, vợ chồng tôi phải đưa con đến bác sĩ để kiểm tra, chúng tôi nghĩ rằng con có thể bị cận, cần phải đeo mắt kính. Thế nhưng tôi hoàn toàn ngẩn người khi nghe bác sĩ kết luận.
Frankie có nhiều vấn đề về mắt, và con cần phải mang một cặp kính dày và phải đeo miếng che mắt. Thì ra, việc con không được nhận vào preschool cũng có lý do. Với tình trạng của Frankie, và việc con trai Daniel bị viễn thị, vợ chồng tôi quyết định sẽ mang con trai George đến kiểm tra thị lực. Rút kinh nghiệm từ tình trạng của Frankie, chúng tôi muốn kiểm tra xem con có vấn đề gì về thị lực hay không vì con cũng sẽ vào preschool vào mùa thu này.
Cuối cùng, thị lực của George còn tệ hơn cả Frankie và dĩ nhiên con cũng cần phải đeo miếng che mắt trong 6 tuần.
3 trong số 4 đứa trẻ của tôi phải đeo kính khi chỉ mới 3, 4 tuổi và tất cả mắt kính của các con đều nằm ở khoảng từ +4.00 đến +6.00. Làm sao chuyện này có thể xảy ra? Làm sao chúng tôi không hề hay biết?
Vợ chồng tôi chẳng ai có tật khúc xạ mắt cả. Những con số về độ cận, viễn của mắt chẳng có ý nghĩa gì với tôi. Tất cả những gì tôi biết là 0 là tốt, có bất kì con số nào lớn hơn 0 (cộng hay trừ trước đó) đều là không hay. Tôi muốn tìm hiểu xem đôi mắt của con khi không có mắt kính sẽ nhìn thấy và không nhìn thấy gì.
Nhờ Google, tôi đã hiểu phần nào thị lực của con. Khi gõ +6.00 và +5.25 lên Google, những kết quả tìm kiếm đã khiến tôi ngạc nhiên. Tôi không thể tượng tượng được vì sao với kết quả như thế mà con vẫn có thể tham gia các hoạt động ở trường được.
Tôi từng nghĩ việc kiểm tra thị lực của trẻ là điều không cần thiết. Tôi từng nghĩ trừ khi con bị lác mắt hay phàn nàn không thấy gì thì chẳng việc gì phải đưa con đến bệnh viện kiểm tra thị lực cả. Nhưng giờ thì tôi đã nhận ra việc đưa con đi kiểm tra thị lực cũng quan trọng chẳng kém việc kiểm tra sức khỏe.
Hãy đưa con đến kiểm tra thị lực trước khi quá muộn bố mẹ nhé.

Những bệnh trẻ em hay mắc phải khi gió lạnh về

(Kiến Thức) - Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh khi thời tiết giao mùa. Cha mẹ nên biết những bệnh trẻ em hay mắc phải này để biết cách phòng tránh cho bé.

Cảm, cúm ở trẻ
Cảm cúm là một bệnh trẻ em liên quan đến đường hô hấp khi bé tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc nhiễm khuẩn hô hấp qua nước mũi, đờm. Bệnh này thường xảy ra với bé khi thời tiết nóng lạnh thất thường khiến bé chưa kịp thích nghi.
Trẻ mắc bệnh cảm cúm thường có các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi... Trong trường hợp có triệu chứng sốt cao, cha mẹ phải nhanh chóng hạ sốt và đưa trẻ đi khám, điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp sau này.
Viêm phế quản ở trẻ
Nhung benh tre em hay mac phai khi gio lanh ve
 Trẻ dễ bị viêm phế quản trong thời tiết lạnh. Ảnh: Hoidapbacsy.
Khi trẻ có biểu hiện ho, ho có đờm vàng, trắng, xanh lá, chảy nước mũi trong, sưng họng, bỏ ăn, sốt vừa hoặc cao, khó thở hay có cảm giác thắt ngực, đau dưới xương ức, cha mẹ hãy nghĩ ngay đến nguy cơ bé bị viêm phế quản. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để có hướng điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, viêm phổi (do dễ bị bội nhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa...
Trẻ nhỏ rất dễ mắc viêm phế quản khi thời tiết thay đổi, giao mùa, tiếp xúc mầm bệnh từ cộng đồng, các đồ vật, đồ chơi trẻ em, môi trường không được vệ sinh khiến vi rút xâm nhập đường hô hấp và gây ra tình trạng viêm phế quản.
Viêm đường hô hấp ở trẻ
Giao mùa là thời điểm vi khuẩn sinh sôi nảy nở nên trẻ dễ bị nhiễm khuẩn khi hít phải nguồn bệnh gây ra bệnh viêm đường hô hấp.
Nhung benh tre em hay mac phai khi gio lanh ve-Hinh-2
Trẻ dễ viêm đường hô hấp trong thời điểm giao mùa. Ảnh: Hocam.
Viêm đường hô hấp trên thường là viêm mũi họng, viêm amidan, viêm tai giữa, ho và cảm lạnh. Bệnh này thường diễn biến trong vòng vài ba ngày với các dấu hiệu sốt cao hoặc vừa ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, mất giọng, trẻ dưới 1 tuổi có thể nôn, quấy khóc.
Viêm đường hô hấp dưới thường gặp ở dạng viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi. Một số dấu hiệu thường gặp như: khó thở, cánh mũi phập phồng, thở nhanh và trẻ sơ sinh hoặc đang bú có thể bị trướng bụng, da xanh tím, giảm trương lực cơ...
Cha mẹ hãy sớm nhận biết các dấu hiệu này để đưa trẻ đi thăm khám sớm tránh các biến chứng xảy ra vì có thể trẻ sẽ bị viêm tai giữa, nghiêm trọng hơn nếu có các dấu hiệu li bì, co giật, bỏ bú... sẽ dẫn đến các biến chứng lâu dài, thậm chí là tử vong.
Viêm mũi dị ứng ở bé
Thời tiết chuyển mùa là nguyên nhân cơ bản khiến trẻ có cơ địa mẫn cảm dễ bị viêm mũi di ứng gây tình trạng ngứa mũi, hắt hơi sổ mũi bị nghẹt mũi thậm chí là khó thở, ù tai... Nếu tình trạng kéo dài có thể gây biến chứng hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan ở bé. Đối với những trẻ hay bị viêm mũi di ứng, cha mẹ nên để bé tiếp xúc, vui chơi ở môi trường trong lành, không khói bụi, lông động vật, phấn hoa... để giảm nguy cơ mắc bệnh.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Phòng bệnh hô hấp khi giao mùa ở trẻ. Nguồn: YouTube:

Các biện pháp hay giúp cải thiện thị lực cho mắt

Thị giác là một trong những giác quan được con người sử dụng nhiều nhất. Bảo vệ và tìm cách cải thiện thị lực cho mắt là điều bạn nên làm.

Hạn chế đeo kính quá nhiều
Nếu bạn bị cận hoặc viễn thị và phải đeo kính, hãy cố gắng hạn chế đeo kính vào những thời điểm không cần tới để giúp cải thiện thị lực cho mắt.

Ông bố bị xem như quái vật mong được cứu thị lực

(Kiến Thức) - Một người đàn ông Bangladesh bị u mọc khắp người như bong bóng khiến ngay cả con ông cũng sợ hãi đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn nếu không được cứu chữa.

Ong bo bi xem nhu quai vat mong duoc cuu thi luc
 Một ông bố bị một rối loạn gien hiếm gặp khiến u mọc khắp người như bong bóng đang chạy đua với thời gian để cắt bỏ những khối u đó đi để giữ lại được thị lực. 

Đọc nhiều nhất