Hậu vận bi thảm của bà hoàng cuối cùng triều Mạc

(Kiến Thức) - Bà sống vào buổi hoàng hôn của vương triều Mạc và đã kết thúc cuộc đời bi thảm khi chí lớn chưa thành…

Bà hoàng được nói đến vốn họ Bùi, không rõ tên thật là gì và xuất thân ra sao. Sử cũ chỉ đề cập đến bà một cách tản mạn và mờ nhạt, nhưng nếu xâu chuỗi các chi tiết ấy lại, chúng ta cũng phát họa được đôi nét về con người này.
Bà sống vào buổi hoàng hôn của vương triều Mạc và đã kết thúc cuộc đời ni thảm khi chí lớn chưa thành…
Tuổi trẻ nhập cung, vận số hanh thông
Hoàng đế thứ tư của triều Mạc là Mạc Tuyên Tông (1547-1564) lên ngôi từ thuở ấu niên, chưa thể xử trí việc nước. Mọi việc đều do thân vương phụ chính Mạc Kính Điển thay thế lo liệu.
Mạc Kính Điển là người hùng tài đại lược, dốc chí giúp lập nên cơ nghiệp nhà Mạc vững chắc khi cuộc chiến tranh Lê-Mạc vẫn đang ác liệt. Mạc Tuyên Tông nhờ đó được trưởng thành trong nhung lụa.
Khi Mạc Tuyên Tông khôn lớn, triều đình bàn định chọn phi tần cho ông. Cô gái họ Bùi là một trong số những giai nhân được tuyển chọn. Đây là bước khởi đầu để cô tiến đến ngôi vị Hoàng Thái hậu sau này.
Giữa muôn vàn đóa hoa nơi hậu cung, cung phi họ Bùi nhờ có dung nhan hơn người và biết cách lấy lòng Hoàng đế nên dần chiếm được sự sủng hạnh của Mạc Tuyên Tông. Chẳng bao lâu sau khi nhập cung, cô vui mừng phát hiện mình đã mang thai. Đến kì hạn, cô sinh hạ một vị hoàng tử, đặt tên là Mậu Hợp. Đây là hoàng tử đầu tiên của Tuyên Tông. Vị vua trẻ rất đỗi hân hoan, phong đứa trẻ làm Thái tử. Khỏi phải nói, phi tần họ Bùi sung sướng đến nhường nào.
Năm 1564, khi Mạc Mậu Hợp vừa tròn 1 tuổi thì Tuyên Tông bỗng mắc bệnh nặng từ trần. Lúc ấy Bùi cung phi trên dưới 20 tuổi. Mạc Mậu Hợp lên kế vị. Bùi cung phi được phong làm Thái Hậu. Mạc Kính Điển tiếp tục làm đại thần phụ chính.
Tuổi trẻ đã thành quả phụ nhưng sự quyền quý không mất mà còn tăng thêm, nên sau nỗi đau mất chồng, Bùi Thái hậu cũng dần vui hưởng cuộc sống nhàn nhã, uy nghi trong thân phận mới. Bà không phải buông rèm nhiếp chính. Mọi việc nước đã có Mạc Kính Điển lo.
Năm 1580, Mạc Kính Điển mất. Triều Mạc mất đi cột trụ vững chắc nhất. Kể từ đây, triều Mạc mất dần thế thượng phong trong cuộc chiến với nhà Lê. Cũng kể từ đây, quãng đời bình yên của Bùi Thái hậu chẳng còn duy trì được bao lâu nữa.
Quân vương và mĩ nhân (tranh minh họa).
Quân vương và mĩ nhân (tranh minh họa). 
Phục quốc không thành, ôm hận mà chết
Lúc Mạc Kính Điển mất, Mạc Mậu Hợp đã 17 tuổi, có thể tự đảm đương việc nước. Nhưng đã quen vô tư hưởng thụ, Mậu Hợp phong em trai Mạc Kính Điển là Đôn Nhượng làm phụ chính, kế tục nhiệm vụ của anh trai. Có Đôn Nhượng rồi, Mạc Mậu Hợp chẳng mấy bận tâm triều chính nữa, đêm ngày ra sức ăn chơi, mê đắm tửu sắc.
Chẳng ngờ, Mạc Đôn Nhượng là người kém tài, từ ngày chấp chưởng triều chính, bên trong thì để cho chính sự ngày một rối ren, bên ngoài thì bị quân nhà Lê liên tục tấn công. Ngày tàn của họ Mạc đang đến gần.
Cuối năm 1592, quân Lê phát động cuộc tấn công đại quy mô. Mạc Mậu Hợp cũng điều binh quyết một trận ăn thua. Kết cục, quân Mạc đại bại, kinh thành Thăng Long thất thủ. Mạc Mậu Hợp chạy trốn. Hoàng gia cùng bá quan tan tác. Bùi Thái hậu và một người con trai Mậu Hợp cùng tùy tùng cũng xiêu dạt, long đong ẩn nấp trong dân.
Một thời gian sau, Mạc Mậu Hợp bị quân Lê bắt và xử tử. Bùi Thái hậu hay tin vô cùng đau đớn. Cơ nghiệp triều Mạc gây dựng từ 1527 đến đây sụp đổ, trong phút chốc, Bùi Thái hậu trở thành bà hoàng vong quốc. Tuy vậy, không đau thương quá mà thành bi lụy, bà vẫn biết ẩn nhẫn chịu đựng, cùng với những người thân cận mưu tính kế sách khôi phục vương triều.
Bùi Thái Hậu biết cách giấu mình, nhân khi quân nhà Lê còn mải mê đánh dẹp những người ủng hộ nhà Mạc ở nhiều nơi để ngấm ngầm chiêu tập lực lượng, chờ cơ hội vùng dậy.
Bảy năm sau, cơ hội ấy đã đến. Tháng 6 năm 1600, do nội bộ có loạn lớn, vua nhà Lê phải bỏ thành Thăng Long rút về Thanh Hóa. Các thế lực tàn dư họ Mạc liền trỗi dậy. Bùi Thái hậu nhân thế bèn đem toàn bộ lực lượng ra chiếm giữ Thăng Long. Bà tự xưng Quốc Mẫu, xuống lệnh chiêu tập các quan chức cũ, ban thưởng cho những người dưới quyền. Bà cho đón Mạc Kính Cung (con trai Mạc Kính Điển, đang cầm đầu một lực lượng khá mạnh) lập làm Hoàng đế. Trong một thời gian ngắn, triều Mạc được khôi phục, có đủ ngôi vua, kinh đô, văn võ triều thần với lực lượng binh lính đến vài vạn người.
Nhưng việc đời nhiều khi không thể lường trước. Hai tháng sau, tháng 8 năm 1600, quân đội nhà Lê ồ ạt kéo ra. Quân Mạc khá đông nhưng là đội quân mới tập hợp, khả năng chiến đấu kém nên bị đẩy lùi nhanh chóng. Quân Lê tiến vây thành Thăng Long, công thành quyết liệt. Thành thất thủ, Mạc Kính Cung nhanh chân chạy thoát. Bùi Thái hậu bị bắt và bị giết chết ngay sau đó. Cơ nghiệp triều Mạc vừa mới phục hồi, trong giây lát đã tan thành mây khói.
Kết thúc bi thảm khi tâm nguyện chưa toại, đó là bi kịch đối với Bùi Thái hậu. Nhà Mạc đã mất hết vai trò lịch sử nên không thể khôi phục được nữa. Sau khi bà chết, lực lượng còn lại của họ Mạc rút lên Cao Bằng, yên vị tại đó cho đến năm 1677 thì bị nhà Lê tiêu diệt hẳn.

Những mối tình huyền thoại của vua chúa Việt

(Kiến Thức) - Các vua chúa Việt tưởng chừng chỉ tiến hành các cuộc hôn nhân chính trị nhưng có nhiều vị vua vẫn có những mối tình sét đánh cực kỳ lãng mạn.

Các vua chúa Việt tưởng chừng chỉ tiến hành các cuộc hôn nhân chính trị nhưng có nhiều vị vua vẫn có những mối tình sét đánh cực kỳ lãng mạn.

Lê Thánh Tông và mối tình với “Ngọc nữ”

Ngoài danh tiếng là một vị vua sáng suốt, Lê Thánh Tông còn có một mối tình khá ly kỳ với con gái của Nguyễn Trãi được dân gian lưu truyền. Theo lời kể, khi Nguyễn Trãi bị án chu di ba họ thì có một người vợ lẽ đang có mang thoát được. Sau đó, bà sinh được 1 cô con gái, đặt tên là Nguyễn Thị Đào. Cô con gái này xinh xắn lại có khiếu gảy đàn nhưng tiếc là bị câm bẩm sinh.

Những vị vua Việt thẳng thắn nhận lỗi với dân

(Kiến Thức) - Con người thường ngại nói về sai lầm của mình, địa vị càng cao lại càng ngại. Tuy nhiên trong sử Việt có nhiều vị vua đã thẳng thắn nhận lỗi với dân. 

Quang Trung tự nhận sai
Vua Quang Trung là một vị vua lừng lẫy chiến công và cũng được khen ngợi là tài ba sáng suốt. Trên chiến trường, nhà vua quyết đoán và mưu lược đã đánh thắng nhiều lực lượng từ quân Xiêm, quân Nguyễn, quân Trịnh đến quân Thanh. Trong việc trị nước, vua cũng thể hiện là người nhìn xa trông rộng với việc cải cách giáo dục và trọng dụng hiền tài. Giữa rất nhiều câu chuyện nói về tài năng lỗi lạc của ngài, có một câu chuyện rất lý thú cho thấy nhà vua rất cầu thị. Đó là việc ứng xử trước lá đơn “kiện” của dân làng Văn Chương ở Thăng Long.

Đọc nhiều nhất

Tin mới