Các liền anh, liền chị hát quan họ tại lễ hội Lim năm 2023. |
Chặt chém đầu năm: 10.000 đồng/cốc trà đá
Trong ngày khai hội Lim (Bắc Ninh), nhiều du khách không khỏi rầu lòng khi bị "chém" 10.000 đồng cho một cốc trà đá hay 20.000 đồng/lượt gửi xe...
Lễ hội nào có thời gian dài nhất ở Việt Nam?
Dịp xuân về, nhiều lễ hội thường được tổ chức để thể hiện nét đẹp truyền thống. Năm nay, một số hoạt động tập trung đông người dần được hạn chế.
Hội chùa Hương thường diễn ra trong 3 tháng, bắt đầu được khai hội vào ngày 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch. Ngoài các hoạt động sinh hoạt văn hóa đặc sắc, du khách đến chùa Hương (Hà Nội) còn có cơ hội thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên trù phú. Năm nay, UBND huyện Mỹ Đức cho biết sẽ không tổ chức Lễ Khai hội Chùa Hương. Việc này nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và du khách trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Ảnh: Tiến Tuấn. |
|
Hội Lim diễn ra trên địa bàn huyện Tiên Du (Bắc Ninh), thường được tổ chức từ ngày 12-14 tháng Giêng hàng năm. Đây cũng là lễ hội lớn của vùng Kinh Bắc với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh. Ngoài các màn diễn xướng quan họ, hội Lim còn có nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, thi dệt cửi, nấu cơm, thi cờ người. Ảnh: Quỳnh Trang. |
Điểm những lễ hội độc đáo không thể bỏ qua trong tháng Giêng
Mùa xuân, thời điểm bắt đầu của năm mới cũng là lúc diễn ra nhiều lễ hội lớn trải dài từ Bắc đến Nam, dưới đây là một số lễ hội độc đáo trong tháng Giêng.
Hội rước pháo làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh: Hội pháo làng Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) được ghi tên trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây được coi là lễ hội được tổ chức sớm nhất trong năm mới, thường khai hội vào ngày mùng 4 tháng Giêng để tưởng nhớ ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng, điều quân đi đánh giặc. |
Lễ hội núi Bà Đen, Tây Ninh: Hội xuân núi Bà Đen khai mạc ngày mùng 4 Tết Nguyên đán và kéo dài đến hết tháng Giêng. Đây là lễ hội truyền thống nổi tiếng Tây Ninh và các tỉnh Đông Nam Bộ. Du khách có thể lưu lại chùa một hai ngày, thưởng thức cơm chay, rồi tha thẩn lên đỉnh núi ở độ cao 380m nơi có Miếu Sơn Thần để ngắm mây vờn quanh chân và tận hưởng phong cảnh hùng vĩ của Núi Bà. |