Hào quang và bi kịch của hoàng hậu cuối cùng triều đại phong kiến Việt Nam

Hào quang và bi kịch của hoàng hậu cuối cùng triều đại phong kiến Việt Nam

Xuất thân danh gia vọng tộc, giàu có, xinh đẹp, lại đủ công dung ngôn hạnh, cuộc đời hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam, Hoàng hậu Nam Phương nhiều vinh quang nhưng cũng lắm nước mắt.
 
 

 Hoàng hậu Nam Phương tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh năm 1914 tại Sài Gòn, trong một gia đình giàu có vào bậc nhất Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX.
Hoàng hậu Nam Phương tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh năm 1914 tại Sài Gòn, trong một gia đình giàu có vào bậc nhất Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX.



Năm 12 tuổi, Hoàng hậu Nam Phương được gửi sang Pháp học trường nữ sinh danh tiếng tại Paris. Và về nước sau khi tốt nghiệp tú tài toàn phần. Nhìn chung tuổi thơ của bà trôi qua trong êm đềm đầy đủ về vật chất và tinh thần.
Năm 12 tuổi, Hoàng hậu Nam Phương được gửi sang Pháp học trường nữ sinh danh tiếng tại Paris. Và về nước sau khi tốt nghiệp tú tài toàn phần. Nhìn chung tuổi thơ của bà trôi qua trong êm đềm đầy đủ về vật chất và tinh thần.

Về Việt Nam được gần một năm, trong một buổi dạ tiệc, Nguyễn Hữu Thị Lan và Bảo Đại đã gặp nhau.
Về Việt Nam được gần một năm, trong một buổi dạ tiệc, Nguyễn Hữu Thị Lan và Bảo Đại đã gặp nhau.

Cuộc gặp với Nguyễn Hữu Thị Lan đã để lại cho Bảo Đại một ấn tượng rất sâu sắc. Sau này Bảo Đại đã nhớ lại: Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê.
Cuộc gặp với Nguyễn Hữu Thị Lan đã để lại cho Bảo Đại một ấn tượng rất sâu sắc. Sau này Bảo Đại đã nhớ lại: Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê.
Ðám cưới của hai người diễn ra tại Huế ngày 20/3/1934 khi chú rể 21 tuổi, cô dâu 19 tuổi. Ngay ngày hôm đó, Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong làm Hoàng hậu với danh hiệu Nam Phương, có nghĩa là “Người con gái phương Nam”.
Ðám cưới của hai người diễn ra tại Huế ngày 20/3/1934 khi chú rể 21 tuổi, cô dâu 19 tuổi. Ngay ngày hôm đó, Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong làm Hoàng hậu với danh hiệu Nam Phương, có nghĩa là “Người con gái phương Nam”.
Đây là một biệt lệ bởi các đời vua Nguyễn trước kia, vợ vua chỉ được phong tước Vương phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậụ.
Đây là một biệt lệ bởi các đời vua Nguyễn trước kia, vợ vua chỉ được phong tước Vương phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậụ.
Sau lễ cưới, không ở thâm cung như các hoàng hậu cung phi khác, bà được giao làm các công việc xã hội, khuyến học, giúp đỡ người nghèo. Ngoài ra bà còn giúp vua Bảo Đại trong các hoạt động ngoại giao, đón tiếp quốc khách, giao thiệp với Pháp. Đây là một điều hiếm có vào thời đó.
Sau lễ cưới, không ở thâm cung như các hoàng hậu cung phi khác, bà được giao làm các công việc xã hội, khuyến học, giúp đỡ người nghèo. Ngoài ra bà còn giúp vua Bảo Đại trong các hoạt động ngoại giao, đón tiếp quốc khách, giao thiệp với Pháp. Đây là một điều hiếm có vào thời đó.



Thời gian làm Hoàng hậu của bà Nam Phương chỉ kéo dài hơn 10 năm, kể từ năm 1934 đến năm 1945 khi Vua Bảo Đại buộc phải thoái vị.
Thời gian làm Hoàng hậu của bà Nam Phương chỉ kéo dài hơn 10 năm, kể từ năm 1934 đến năm 1945 khi Vua Bảo Đại buộc phải thoái vị.

Năm 1947, bà quyết định đưa các con sang Pháp. Thời gian đầu, mẹ con cựu Hoàng hậu sống ở lâu đài Thorenc tại Cannes và lui về ở ẩn. Ngoài chăm sóc con cái, bà thường đọc sách chăm sóc cây cối, chơi piano…
Năm 1947, bà quyết định đưa các con sang Pháp. Thời gian đầu, mẹ con cựu Hoàng hậu sống ở lâu đài Thorenc tại Cannes và lui về ở ẩn. Ngoài chăm sóc con cái, bà thường đọc sách chăm sóc cây cối, chơi piano…
Về sau, Nam Phương dọn về ở lâu đài Domain de la Perche ở vùng quê Chabrignac, cách Paris chừng 400 - 500km. Ngôi nhà của bà có rừng bao quanh, gồm 32 phòng, 7 phòng tắm, 5 phòng khách…
Về sau, Nam Phương dọn về ở lâu đài Domain de la Perche ở vùng quê Chabrignac, cách Paris chừng 400 - 500km. Ngôi nhà của bà có rừng bao quanh, gồm 32 phòng, 7 phòng tắm, 5 phòng khách…
Những năm sống ở Charbrignac, Nam Phương rất ít ra ngoài giao lưu. Thi thoảng lắm bà mới lên Paris thăm các con, còn các hoàng tử, công chúa cũng chỉ về thăm mẹ ít ngày trong những dịp hè. Bảo Đại thì rất hiếm khi đến đây.
Những năm sống ở Charbrignac, Nam Phương rất ít ra ngoài giao lưu. Thi thoảng lắm bà mới lên Paris thăm các con, còn các hoàng tử, công chúa cũng chỉ về thăm mẹ ít ngày trong những dịp hè. Bảo Đại thì rất hiếm khi đến đây.
Ngày 14/9/1963, sau khi ra ngoài chơi, bà đi tắm và thấy đau cổ, sốt. Bác sĩ đến khám, cho biết bà chỉ viêm họng nhẹ. Nhưng cơn khó thở mỗi lúc một tăng, bà đã qua đời ở tuổi 49. Trong giờ phút lâm chung, ngoài những người giúp việc, bên cạnh bà không có một người thân nào. Khi đó các con bà ở Paris, còn Bảo Đại sống ở miền Nam nước Pháp.
Ngày 14/9/1963, sau khi ra ngoài chơi, bà đi tắm và thấy đau cổ, sốt. Bác sĩ đến khám, cho biết bà chỉ viêm họng nhẹ. Nhưng cơn khó thở mỗi lúc một tăng, bà đã qua đời ở tuổi 49. Trong giờ phút lâm chung, ngoài những người giúp việc, bên cạnh bà không có một người thân nào. Khi đó các con bà ở Paris, còn Bảo Đại sống ở miền Nam nước Pháp.
Mộ của Nam Phương hiện nay vẫn nằm tại nghĩa trang Công giáo tại Chabrignac, trên bia có “Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu chi mộ”.
Mộ của Nam Phương hiện nay vẫn nằm tại nghĩa trang Công giáo tại Chabrignac, trên bia có “Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu chi mộ”.
Cuộc đời bà trở thành nguồn cảm hứng lớn cho các tác giả. Rất nhiều cuốn sách viết về chân dung, cuộc đời nhiều thăng trầm, đầy hào quang nhưng cũng cô đơn và nhiều nước mắt của bà, hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam.
Cuộc đời bà trở thành nguồn cảm hứng lớn cho các tác giả. Rất nhiều cuốn sách viết về chân dung, cuộc đời nhiều thăng trầm, đầy hào quang nhưng cũng cô đơn và nhiều nước mắt của bà, hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam.
Mời độc giả xem video:Cháy lớn tại lâu đài cổ Shuri của Nhật Bản. Nguồn: THDT.

GALLERY MỚI NHẤT