Hành lý Sa Tăng gánh trên vai gồm những "bảo bối" gì?

Đến nay, nhiều người hâm mộ vẫn tò mò muốn biết trong hành lý mà Sa Tăng gánh trên vai có chứa những gì?

Hành lý Sa Tăng gánh trên vai gồm những "bảo bối" gì?

Khán giả yêu thích bộ phim Tây Du Ký chắc hẳn để ý đến gánh hành lý thường xuyên gắn với nhân vật Sa Tăng (Sa Ngộ Tĩnh/ Sa hòa thượng).

Trước đây, nhiều người hâm mộ trên nhiều diễn đàn phim ảnh cho rằng, rất có thể trong gánh hành lý có chứa trang phục của bốn thầy trò. Tuy nhiên, trên phim hầu như cả bốn đều không bao giờ thay đổi trang phuc, trừ Đường Tăng thi thoảng trong những dịp trịnh trọng mới khoác thêm áo cà sa được Quan Âm tặng.

Hanh ly Sa Tang ganh tren vai gom nhung

Trong hành lý Sa Tăng gánh rút cục chứa vật gì?

Lại có người cho rằng, bên trong hành lý của Sa Tăng chứa thực phẩm, thế nhưng, phần lớn đồ ăn đều do Ngộ Không kiếm mang về hoặc ăn nhờ của người dân, triều đình dọc đường.

Mới đây, trang Sina tổng kết ý kiến của nhiều fan hâm mộ Tây Du Ký và đưa ra câu trả lời được cho là thỏa đáng nhất.

Tiền bạc

Những lần thầy trò Đường Tăng quá giang, ở trọ hoặc nhỡ đường đều phải dùng đến tiền.

Hanh ly Sa Tang ganh tren vai gom nhung

Vật dụng được cho là có trong hành lý của thầy trò Đường Tăng.

Hanh ly Sa Tang ganh tren vai gom nhung

Sa Tăng phiên bản Tây Du Ký của đạo diễn Trương Kỷ Trung.

Trong hồi thứ 15 nguyên tác Tây Du Ký có viết: "Tam Tạng gọi Hành Giả mở túi vải, lấy ra vài đồng bạc Đại Đường đưa cho ông lão đánh cá". Ngoài ra, trong hồi thứ 16 cũng có miêu tả cảnh Đường Tăng lấy tiền để mua ít cao dán.

Dao cạo

Thời gian thầy trò Đường Tăng sang Tây Trúc và trở lại Đông thổ Đại Đường tổng cộng hết 14 năm, riêng Trư Bát Giới và Ngộ Không đều là động vật không cần phải cạo râu, tóc.

Trong khi Đường Tăng và Sa Tăng đều không thể không làm việc này, do đó dao cạo là vật dụng không thể thiếu. Trong tập 22 có đoạn Tam Tạng yêu cầu Ngộ Không lấy dao cạo ra xuống tóc giúp ông. Đại Thánh nghe lời, dùng dao cạo đầu cho sư phụ.

Hanh ly Sa Tang ganh tren vai gom nhung

Đường Tăng và Sa Tăng chắc chắn sẽ phải dùng đến dao cạo.

Sách kinh

Đường Tăng suốt hành trình đi lấy kinh luôn mang kinh Phật ra nghiên cứu những lúc rảnh, đây cũng là phương pháp học và nghiên cứu kinh kệ của ông.

Hanh ly Sa Tang ganh tren vai gom nhung

Trong hành lý bao gồm cả sách kinh.

Trong hồi thứ 36 và 37 có đoạn Tam Tạng nói: "Các đồ đệ đi đường vất vả, đi ngủ sớm cả đi, để ta đọc xong quyển kinh này cũng ngủ". Hành Giả bèn hỏi: "Sư phụ, thầy từ nhỏ xuất gia làm hòa thượng, từ nhỏ đọc kinh kệ mà chưa thuộc hết sao?".

Đường Tăng nghe vậy mới đáp: "Ta ngày nhỏ kinh kệ học chưa thuần thục, vẫn phải ngày đêm nghiên cứu". Tam Tạng ngồi thiền trong chùa Bảo Lâm, châm đèn niệm kinh Lương hoàng thủy cán và Khổng Tước chân kinh đến canh 3 mới cất kinh vào túi vải.

Trang phục và áo cà sa bảo bối

Trong hồi 97 tiểu thuyết Tây Du Ký có viết: "Hành giả nói: "Các vị trưởng quan không nên đánh nữa, hành lý của chúng tôi chỉ có một bộ cà sa thổ cẩm trị giá nghìn vàng. Các ngài mở lấy ra coi". Những người này nghe vậy bèn giờ hai túi vải trong hành lý và chỉ thấy vài bộ y phục không mấy giá trị, nhưng lại thấy dưới đáy có vật gì phát ánh sáng lấp lánh có vẻ như vật quý".

Hanh ly Sa Tang ganh tren vai gom nhung

Áo cà sa bảo bối Quan Âm tặng cho Đường Tăng.

Tiểu thuyết có viết thêm, viên ngục quan nhìn thấy vật phát ra ánh sáng là một chiếc áo cà sa nhưng khác những chiếc thường ngày. Hắn cho mở tiếp chiếc túi kiểm tra thì thấy toàn văn kiện có con dấu của các nước.

Văn kiện thông hành

Bốn thầy trò Đường Tăng đã đi qua rất nhiều nước trên đường từ Đông thổ Đại Đường đến Tây Trúc, tất yếu phải mang theo "hộ chiếu" là văn kiện thông hành.

Bát vàng

Hanh ly Sa Tang ganh tren vai gom nhung

Vua Đường tặng Đường Tăng chiếc bát vàng.

Hanh ly Sa Tang ganh tren vai gom nhung

Bát được dùng đựng nước hoặc đồ chay.

Chiếc bát được Đường Tăng dùng để uống nước, đựng cơm chay dọc đường. Đây vốn là món quà của vua Đường tặng Đường Tăng trước khi lên đường đi thỉnh kinh.

Giày

Chặng đường lấy kinh dài 1 vạn 8 nghìn dặm nên giày dễ bị hư hỏng nên trong hành lý cần dự trữ một vài đôi giày.

Giấy mực

Hanh ly Sa Tang ganh tren vai gom nhung

Những vật dụng khác trong hành lý.

Trong hồi 27 có viết: Đường Tăng nói Sa Tăng lấy bút mực trong hành lý, lấy ít nước mài mực, viết một bức thư. Sau đó nói với Hành Giả: "Con khỉ! từ nay về sau ngươi không còn là đồ đệ của ta nữa".

Như vậy trong hành lý có chứa những vật dụng gắn liền với một vị hòa thượng như Đường Tam Tạng.

Hanh ly Sa Tang ganh tren vai gom nhung

Bát Giới được phong Tịnh Đàn sứ giả cho công gánh hành lý.

Ngoài ra, trên thực tế người phải gánh hành lý chính là Trư Bát Giới chứ không phải Sa Tăng. Vì vậy trên đường đi lấy kinh Bát Giới thường xuyên kêu mệt. Khi đã thành chính quả, hắn được Phật Tổ Như Lai phong là Tịnh Đàn sứ giả nhờ công gánh hành lý cho Đường Tăng. Chi tiết này được chỉ được phiên bản Tây Du Ký của đạo diễn Trương Kỷ Trung nhắc lại chính xác như trong nguyên tác.

Trước khi gặp Tôn Ngộ Không, Đường Tăng suýt bị yêu quái nào ăn thịt?

Khi chưa thu nhận Tôn Ngộ Không, Đường Tăng suýt bị yêu quái ăn thịt khi lên đường thỉnh kinh. May mắn là Thái Bạch Kim Tinh kịp thời cứu giúp.

Trước khi gặp Tôn Ngộ Không, Đường Tăng suýt bị yêu quái nào ăn thịt?
Truoc khi gap Ton Ngo Khong, Duong Tang suyt bi yeu quai nao an thit?
Trong Tây du ký, thầy trò Đường Tăng đi Tây Trúc thỉnh kinh gặp nhiều yêu ma quỷ quái nhưng đều hóa dữ thành lành. Đặc biệt, trước khi gặp Tôn Ngộ Không, Đường Tăng suýt bị yêu quái ăn thịt.  

Tiết lộ bất ngờ về tên gọi và thân thế của Đường Tăng

Trong tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, Đường Tăng đã "chết đuối" khi đi qua bến đò Lăng Vân để giải phóng nguyên thần trước khi đi gặp Như Lai Phật Tổ.

Tiết lộ bất ngờ về tên gọi và thân thế của Đường Tăng
Tiet lo bat ngo ve ten goi va than the cua Duong Tang
Đường Tăng là một trong những nhân vật nổi tiếng trong tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Tác phẩm kể về cuộc hành trình đi Tây Thiên thỉnh kinh của ông với 4 đệ tử gồm: Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng và Bạch Long Mã. 

Sự thật về tấm da hổ trên người Tôn Ngộ Không ít người biết

Khán giả của Tây du ký 1986 rất quen thuộc với tấm áo da hổ của Tôn Ngộ Không, tuy nhiên ít ai có thể biết được nguồn gốc cũng như ý nghĩa của trang phục này.

Sự thật về tấm da hổ trên người Tôn Ngộ Không ít người biết

Tây du ký 1986 là bộ phim thành công nhất trong tất cả các phiên bản chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Ngô Thừa Ân. Không chỉ ghi tên mình vào danh sách các tác phẩm kinh điển của điện ảnh Hoa ngữ, sự thành công của bộ phim này đã giúp Dương Khiết trở thành nữ đạo diễn tài danh, huyền thoại, bộ phim còn tạo ra loạt các nhân vật kinh điển, từ dàn diễn viên chính như Tôn Ngộ Không của Lục Tiểu Linh Đồng, Đường Tăng của Từ Thiếu Hoa và Trì Trọng Thuỵ, Trư Bát Giới của Mã Đức Hoa… đến diễn viên phụ thời lượng xuất hiện ít ỏi như Tây Lương nữ vương của Chu Lâm hay Phật tổ Như Lai của Chu Long Quảng...

Sau hơn 36 năm, Tây du ký 1986 đã trở thành bộ phim kinh điển và khó có thể thay thế. Tuy nhiên rất nhiều chi tiết trong tác phẩm này không chuẩn xác như nhiều người nghĩ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới