Hành khách nói gì về việc cấm dịch vụ đi chung của Uber, Grab?

Những ngày gần đây, việc Bộ Giao thông Vận tải “tuýt còi” cấm dịch vụ đi chung xe của Grab, Uber đã thu hút sự chú ý của dư luận. 

Hành khách nói gì về việc cấm dịch vụ đi chung của Uber, Grab?
Hanh khach noi gi ve viec cam dich vu di chung cua Uber, Grab?
 Dịch vụ đi chung xe GrabShare của Grab. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Việc Bộ Giao thông Vận tải “tuýt còi” cấm dịch vụ đi chung xe của Grab, Uber đã thu hút sự chú ý của dư luận. Tại sao với những ưu thế vượt trội đem lại nhiều tiện ích cho hành khách, trong đó có dịch vụ đi chung của Uber, Grab lại bị cơ quan quản lý nhà nước “tuýt còi?” Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng quyết định trên đã can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự lựa chọn của người tiêu dùng.
Trước đó, từ tháng 5, hãng Grab và Uber đã ra mắt dịch vụ đi chung xe, cho phép hành khách hưởng chi phí rẻ hơn khoảng 30% so với dịch vụ đặt xe thông thường, đồng thời giúp tài xế tăng thêm thu nhập. Dịch vụ này đã nhanh chóng thu hút thêm ngày càng nhiều hành khách sử dụng làm phương tiện đi lại và cũng vì thế mà Uber, Grab ngày càng chiếm ưu thế so với taxi truyền thống.
Công tác tại một công ty viễn thông thu nhập tương đối khá nhưng anh Nguyễn Anh Tâm không mua ô tô mà sử dụng dịch vụ của Uber, Grab làm phương tiện đi lại. Anh Tâm cho biết, anh thấy bất ngờ khi thành phố cấm dịch vụ đi chung của Uber, Grab.
“Phần lớn hành khách đều ủng hộ dịch vụ này không chỉ vì hành khách được lợi về giá cước, giảm chi phí đi lại mà thành phố cũng giảm được tình trạng ách tắc giao thông do giảm được số lượng xe phải vận hành trên đường cùng một lúc”, anh Tâm chia sẻ.
Theo anh Tâm, Uber, Grab là phương thức vận chuyển mới dựa trên tiến bộ công nghệ, tạo sự tương tác giữa khách hàng và nhà cung cấp rất thuận tiện. Đây là ưu điểm vượt trội của Uber, Grab so với taxi truyền thống. Đặc biệt sử dụng dịch vụ này, hành khách là người nước ngoài hoặc các ông bố, bà mẹ do bận rộn phải đặt xe đưa đón con cái đi học cũng sẽ yên tâm hơn vì đã có thông tin về lái xe cũng như giá cước ngay từ lúc đặt xe, không còn lo gặp phải taxi chạy lòng vòng để “chặt chém”…
Giải thích lý do cấm dịch vụ đi chung của Uber, Grab, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, dịch vụ này chưa có các biện pháp đảm bảo an toàn cho hành khách đi xe, bảo vệ quyền lợi của khách hàng; không phù hợp với quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 45 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/01/2014 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; không trong kế hoạch triển khai thí điểm ban hành kèm theo Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và hiện cũng chưa có quy định quản lý đối với hình thức vận tải này.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bảo vệ quyền lợi cho hành khách và việc quản lý của cơ quan nhà nước, Sở Giao thông Vận tải đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội thống nhất với quan điểm chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải tại Văn bản số 6781/BGTVT-VT ngày 22/6/2017 về việc tạm thời chưa áp dụng hình thức đi chung xe đối với xe hợp đồng trên địa bàn Hà Nội trong thời gian chờ quy định mới với hình thức vận tải này.
Không đồng tình với quy định trên của Bộ Giao thông Vận tải, anh Đỗ Hòa, quận Thanh Xuân cho rằng dịch vụ đi chung của Uber, Grab vừa tiết kiệm vừa thân thiện môi trường, giảm ùn tắc giao thông nhẽ ra phải khuyến khích chứ sao lại cấm? Theo anh Hòa, Bộ Giao thông Vận tải nên nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung quy định này thay vì phải cấm đoán.
Về vấn đề này, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cũng bày tỏ quan điểm, bất cập của việc cấm hình thức đi chung xe của xe chạy hợp đồng chính là nằm ở chính sách quản lý xe chạy hợp đồng của Bộ Giao thông Vận tải tại Thông tư 63 và 46.
Theo ông Liên, nên có sự gia hạn số lượng các điểm đón trả khách của xe hợp đồng chứ không nên cấm. Nếu một hình thức vận chuyển có lợi cho người tiêu dùng thì cần phải có hành lang pháp lý để tồn tại. Còn trên thế giới, các nước phát triển đã áp dụng hình thức đi chung xe đối với xe hợp đồng điện tử từ lâu.
Để tăng cường quản lý xe hợp đồng cũng như đối với taxi, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải khẳng định sẽ có biện pháp xử lý việc các doanh nghiệp Uber và Grab phớt lờ quy định của Bộ, đồng thời làm việc với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để làm rõ chính sách thuế của Uber, Grab. Bộ Giao thông Vận tải ủy quyền cho các thành phố thực hiện việc cấp logo để nhận biết xe chạy Grab, Uber nhằm quản lý số lượng phương tiện.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục sửa đổi Nghị định 56, Nghị định 46; trong đó chú trọng hơn vấn đề loại hình vận tải xe hợp đồng này đưa vào điều kiện kinh doanh như thế nào để có sự cạnh tranh bình đẳng hơn giữa các loại hình vận tải.
Trong thời gian tới, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tiếp tục phối hợp với các sở ngành của Thành phố Hà Nội và các cơ quan của Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu các giải pháp quản lý các hình thức vận tải mới để đảm bảo đem lại lợi ích cho xã hội và theo đúng các quy định của pháp luật./.

Thuê ôtô chạy Grab, Uber: 3 tháng bán luôn xe máy bù nợ

Không còn “dễ ăn” như năm đầu, nhiều tài xế chạy xe Uber, Grab đang cảm thấy hụt hơi khi việc cạnh tranh ngày một gay gắt trong khi các chính sách hỗ trợ lần lượt cắt dần.

Thuê ôtô chạy Grab, Uber: 3 tháng bán luôn xe máy bù nợ
Anh Tâm đang làm bảo vệ tại một chung cư ở quận 9, TP.HCM với thu nhập hơn 4 triệu đồng/tháng. Do biết lái xe nên cuối năm 2016, anh xin nghỉ làm và thuê xe chạy Grab, vì nghe công ty quảng cáo chạy “tèng tèng” cũng thu nhập 30 triệu/tháng. Làm tài xế “xe hơi” đúng 3 tháng, anh nghỉ và phải bán luôn chiếc xe máy với giá hơn 6 triệu mới đủ bù tiền trả cho chủ xe, quay về làm bảo vệ.

Thất thế, tài xế xe ôm “mượn danh” Grab, Uber bắt khách

Tại nhiều bến xe, để có lòng tin ban đầu của khách, tài xế xe ôm truyền thống mua lại đồng phục của đồng nghiệp chạy GrabBike.

Thất thế, tài xế xe ôm “mượn danh” Grab, Uber bắt khách
Đoạn đường dọc cửa ra vào các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình (Hà Nội) ngập sắc xanh đồng phục của cánh lái xe công nghệ. Thế nhưng, không phải ai cũng là đối tác của GrabBike. Cánh lái xe tiết lộ, tại khu vực các bến xe này, nhiều tài xế xe ôm truyền thống đang “hóa trang” thành lái xe Grab để bắt khách.

Bị xua đuổi, tài xế Grab, Uber không dám vào bến xe

Thị phần giảm, áp lực cạnh tranh tăng lên khiến một bộ phận xe ôm truyền thống có thái độ cực đoan với tài xế Uber, Grab.

Bị xua đuổi, tài xế Grab, Uber không dám vào bến xe
Một lái xe GrabBike là Hoàng Nam (quận Hoàng Mai) chia sẻ bạn rất ngại nhận những chuyến đón khách ở bến xe Giáp Bát do sợ bị những tài xế xe ôm truyền thống xua đuổi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.