Hàng trăm ngựa "khủng" đốt ở đền quan Hoàng Mười là của du khách miền Bắc?

Theo Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh, mỗi ngày đền quan Hoàng Mười đốt hàng trăm con ngựa đã trở thành thói quen của du khách hành hương từ miền Bắc vào lễ đền mấy năm lại đây, gây mất trật tự, lộn xộn...

Mặc dù trước và sau Tết Mậu Tuất 2018, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh đã quán triệt, nhưng tại đền Củi (đền thờ quan ông Hoàng Mười) ở huyện Nghi Xuân, tình hình lễ đền vẫn lộn xộn, làm mất cả sự tôn nghiêm ở nơi đây.
Rất nhiều ngựa “khủng” và thuyền được đặt giữa sân để làm lễ trước khi đưa đi đốt khiến việc dâng hương hành lễ ở đền trở nên chật chội và gặp nhiều khó khăn.
 Rất nhiều ngựa “khủng” và thuyền được đặt giữa sân để làm lễ trước khi đưa đi đốt khiến việc dâng hương hành lễ ở đền trở nên chật chội và gặp nhiều khó khăn.
Trao đổi với PV báo điện tử Infonet về tình trạng mỗi ngày tại đền thờ quan Hoàng Mười có hàng trăm con ngựa và thuyền rồng được cung tiến đặt chen chúc ở tiền sảnh khiến lễ đền trở nên lộn xộn, việc dâng hương của người dân gặp nhiều khó khăn, không gian đền mất mỹ quan, không đúng với thuần phong mỹ tục của địa phương.
Ông Bùi Xuân Thập – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh cho biết: “Việc lễ chùa đầu năm mới, cầu an, cầu lộc là một nét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, ngày nay, do một đại bộ phận khi hành hương lễ chùa biến tướng, quá mê muội với tập tục lạc hậu, với suy nghĩ cứ dâng lễ càng nhiều thì sẽ cầu được nhiều tài lộc.
Đó là một phong tục, tập quán lạc hậu mà quên đi lễ bạc lòng thành và quá tin tưởng vào thần linh dẫn đến làm mất mỹ quan chốn đền chùa và phong tục tập quán của địa phương”.
“Tình trạng tại đền Củi mỗi ngày đốt hàng trăm con ngựa đã trở thành thói quen của du khách hành hương từ miền Bắc vào lễ đền mấy năm lại đây, gây mất trật tự, lộn xộn, ô nhiễm môi trường...
Với tình trạng đó, trước và sau Tết Mậu Tuất 2018, Sở cũng đã quán triệt với Ban quản lý đền Củi phải tuyên tuyền đến với mỗi du khách khi về lễ đền cần phải giảm bớt lễ vật cung tiến như ngựa, thuyền… Tuy nhiên, đây là một thói quen ăn sâu vào tâm lý của du khách khi về lễ đền nên cũng cần có thời gian để thay đổi, thói quen và tập tục lạc hậu đó” - Ông Thập cho biết thêm.
Mỗi ngày có hàng trăm con ngựa và thuyền rồng được cung tiến và đốt tại đền, khiến khói bụi nghi ngút ảnh hưởng đến môi sinh môi trường.
 Mỗi ngày có hàng trăm con ngựa và thuyền rồng được cung tiến và đốt tại đền, khiến khói bụi nghi ngút ảnh hưởng đến môi sinh môi trường.
Như báo điện tử Infonet đã nêu trước đó, đền thờ quan Hoàng Mười là một ngôi đền nổi tiếng, hiện thân của vị tướng Lê Khôi thuộc nghĩa quân Lam Sơn. Ông là vị quan qua ba đời thời nhà Lê và có nhiều công lao trong công cuộc chống giặc Minh xâm lược.
Đền nằm cạnh QL1A, cách thành phố Vinh chừng 10km về phía Nam và cách thành phố Hà Tĩnh 40km về phía Bắc. Đền tọa lạc trên núi Khu Độc, bên dòng sông Lam hữu tình, thơ mộng - là nơi nổi tiếng trong tâm thức của người dân xứ Nghệ nói riêng và miền Bắc nói chung.
Nếu như trước đây, du khách dâng hương chỉ là “lễ bạc” gồm cờ quạt, bút sách, hương, hoa quả, hia hài, nón áo, tiền vàng... tượng trưng cho tấm lòng thành của mình trước những bậc tiền nhân, thì giờ đây một số người dân đã “vung tiền” sắm lễ “khủng” từ vàng mã. Nhiều người dân đua nhau cung tiến ngựa "khủng" có kích thước lớn như ngựa thật ngoài đời, cao khoảng 2m, giá 350 ngàn đồng/con để thể hiện "lòng thành” của mình.
Hầu hết người dân đều đua nhau cung tiến ngựa “khủng”, có kích thước lớn như ngựa thật ngoài đời, cao khoảng 2m, giá 350 ngàn đồng/con để thể hiện "lòng thành” của mình.
 Hầu hết người dân đều đua nhau cung tiến ngựa “khủng”, có kích thước lớn như ngựa thật ngoài đời, cao khoảng 2m, giá 350 ngàn đồng/con để thể hiện "lòng thành” của mình.
Theo ghi nhận của PV, mỗi ngày có hàng trăm con ngựa và thuyền rồng được cung tiến. Họ cho rằng, quan Hoàng Mười là một vị tướng, nên cần ngựa để xông pha trận mạc, cần thuyền để đánh giặc trên sông.
Và việc mua sắm vàng mã để hành lễ đang ngày càng bị “biến tướng”, làm ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan và tính uy nghiêm của ngôi đền, mất vẻ đẹp truyền thống vốn có nơi đây. Không những thế còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy như ô nhiễm môi trường, nguy cơ hỏa hoạn, tốn kém tiền của dẫn đến tiêu cực, mất đi ý nghĩa ban đầu của tục đốt vàng mã.

Tin mới