Hàng trăm ngàn người “biểu tình vì mạng sống”, phản đối chính phủ Mỹ

Hàng trăm ngàn người “biểu tình vì mạng sống”, phản đối chính phủ Mỹ

Những người sống sót trong vụ xả súng trường Trung học Marjory Stoneman Douglas ở Parkland, bang Florida – Mỹ, hôm 24-3 phát động cuộc biểu tình yêu cầu chính phủ Mỹ thực hiện các biện pháp kiểm soát súng ống nghiêm ngặt.

Trước đó, vào ngày 14-2, một vụ xả súng đã xảy ra tại trường Trung học Marjory Stoneman Douglas, khiến 17 người thiệt mạng. Hình ảnh Đám đông tập trung tại thủ đô Washington biểu tình phản đối, yêu cầu chính phủ Mỹ có các hành động  kiểm soát súng đạn. Ảnh: ABC News
Trước đó, vào ngày 14-2, một vụ xả súng đã xảy ra tại trường Trung học Marjory Stoneman Douglas, khiến 17 người thiệt mạng. Hình ảnh Đám đông tập trung tại thủ đô Washington biểu tình phản đối, yêu cầu chính phủ Mỹ có các hành động kiểm soát súng đạn. Ảnh: ABC News
Đến ngày 24-3, những người sống sót trong vụ xả súng nói trên đã phát động cuộc "Biểu tình vì Mạng sống của chúng ta", thu hút hàng trăm ngàn người tham gia phản đối điều mà họ mô tả là chính phủ Mỹ không hành động để kiểm soát bạo lực súng ống. "46 trẻ em bị bắn mỗi ngày ở Mỹ!...Yêu cầu kiểm soát súng ống ngay lập tức!". Ảnh: AP
Đến ngày 24-3, những người sống sót trong vụ xả súng nói trên đã phát động cuộc "Biểu tình vì Mạng sống của chúng ta", thu hút hàng trăm ngàn người tham gia phản đối điều mà họ mô tả là chính phủ Mỹ không hành động để kiểm soát bạo lực súng ống. "46 trẻ em bị bắn mỗi ngày ở Mỹ!...Yêu cầu kiểm soát súng ống ngay lập tức!". Ảnh: AP
"Gửi đến giới lãnh đạo và những người yêu cầu chúng tôi ngồi xuống, im lặng và chờ đợi, chào mừng đến với cuộc cách mạng" - Cameron Kasky, một học sinh của trường Marjory Stoneman Douglas, khẳng định tại thủ đô Washington, nơi cuộc biểu tình diễn ra mạnh mẽ nhất. Công dân Mỹ sống tại đô thị Palma de Mallorca, đảo Mallorca - Tây Ban Nha, tham gia "biểu tình vì mạng sống" hôm 24-3. Ảnh: REX
"Gửi đến giới lãnh đạo và những người yêu cầu chúng tôi ngồi xuống, im lặng và chờ đợi, chào mừng đến với cuộc cách mạng" - Cameron Kasky, một học sinh của trường Marjory Stoneman Douglas, khẳng định tại thủ đô Washington, nơi cuộc biểu tình diễn ra mạnh mẽ nhất. Công dân Mỹ sống tại đô thị Palma de Mallorca, đảo Mallorca - Tây Ban Nha, tham gia "biểu tình vì mạng sống" hôm 24-3. Ảnh: REX
Mặc dù Washington là nơi tổ chức sự kiện chính, hơn 800 cuộc biểu tình khác đã được phát động trên khắp nước Mỹ, từ TP Boston đến TP Los Angeles, cũng như ở những quốc gia khác. Người nổi tiếng, học sinh, giáo viên, phụ huynh và những người sống sót trong vụ xả súng nói trên đã lên tiếng chống lại bạo lực súng ống. Đám đông "biểu tình vì mạng sống" tại Công viên Hyde, TP Sydney - Úc, hôm 24-3. Ảnh: EPA
Mặc dù Washington là nơi tổ chức sự kiện chính, hơn 800 cuộc biểu tình khác đã được phát động trên khắp nước Mỹ, từ TP Boston đến TP Los Angeles, cũng như ở những quốc gia khác. Người nổi tiếng, học sinh, giáo viên, phụ huynh và những người sống sót trong vụ xả súng nói trên đã lên tiếng chống lại bạo lực súng ống. Đám đông "biểu tình vì mạng sống" tại Công viên Hyde, TP Sydney - Úc, hôm 24-3. Ảnh: EPA
"Hãy kiểm soát súng ống để cứu mạng người". Ảnh: REX
"Hãy kiểm soát súng ống để cứu mạng người". Ảnh: REX
Đám đông biểu tình yêu cầu chính phủ Mỹ kiểm soát súng ống bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại TP London - Anh, hôm 24-3. Ảnh: ABC News
Đám đông biểu tình yêu cầu chính phủ Mỹ kiểm soát súng ống bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại TP London - Anh, hôm 24-3. Ảnh: ABC News
Một cậu bé giương cao biểu ngữ yêu cầu chính phủ Mỹ "hành động" ở thủ đô Berlin - Đức, hôm 24-3. Ảnh: ABC News
Một cậu bé giương cao biểu ngữ yêu cầu chính phủ Mỹ "hành động" ở thủ đô Berlin - Đức, hôm 24-3. Ảnh: ABC News

GALLERY MỚI NHẤT