Hàng trăm khách bị VietjetAir “giam lỏng” ở sân bay Đà Nẵng

(Kiến Thức) - Liên tục thông báo chậm giờ và sau đó bất ngờ hủy chuyến, hàng trăm hành khách rất bức xúc khi bị VietjetAir “giam lỏng” ở sân bay Đà Nẵng tối qua.

Hàng trăm khách bị VietjetAir “giam lỏng” ở sân bay Đà Nẵng
Sự việc xảy ra tối 11/8, hàng trăm khách hàng của VietjetAir tại sân bay quốc tế Đà Nẵng đã vô cùng bức xúc bởi cách phục vụ thiếu tôn trọng khách hàng của hãng hàng không giá rẻ này.
Cụ thể, chuyến bay từ Đà Nẵng ra Hà Nội của VietjetAir mang số hiệu VJ8884 không hiểu vì lý do gì, liên tục thông báo chậm chuyến khiến hành khách phải chờ đợi, vạ vật ở sân bay nhiều giờ đồng hồ.
Phản ánh tới Kiến Thức, anh Đỗ Mạnh Hùng ở Ninh Bình, một hành khách trên chuyến bay này cho biết, lịch khởi hành ban đầu được ấn định lúc 18h50, sau đó VietjetAir có nhắn tin thông báo lùi lại lúc 21h25 nhưng cuối cùng giờ bay lại được chốt lúc…23h .
“Để chuẩn bị về Hà Nội, tôi đã phải ra sân bay sớm hơn giờ khởi hành ban đầu gần 2 tiếng đồng hồ, đến nơi, nhận tin nhắn lùi giờ lần một đã cảm thấy khó chịu, đến khi nhận thông báo lùi đến 23h thì tôi thực sự bức xúc. Tôi dự định về Hà Nội lúc 20h để ăn uống, nghỉ ngơi lấy sức đi làm vì hôm sau là đầu tuần nhưng kế hoạch bung bét cả”, anh Hùng cho hay.
Bị "giam lỏng" ở sân bay, hành khách bức xúc "quây" quầy giao dịch của VietjetAir tại sân bay Đà Nẵng. Ảnh: hành khách cung cấp.
Bị "giam lỏng" ở sân bay, hành khách bức xúc "quây" quầy giao dịch của  VietjetAir tại sân bay Đà Nẵng. Ảnh: hành khách cung cấp.
Chung cảnh ngộ với anh Hùng, anh Xuân Bách cùng chuyến bay số hiệu VJ8884 cũng tỏ ra chán nản với VietjetAir: “Chờ đợi từ lúc 18h đến 23h mới được khởi hành, chúng tôi không khác gì bị VietjetAir giam lỏng ở sân bay Đà Nẵng. Có lẽ đây là lần cuối cùng tôi sử dụng dịch vụ của hãng hàng không này”.
Tuy nhiên, trường hợp bị trễ giờ bay chuyến VJ8884 của anh Hùng, anh Bách còn có vẻ may mắn hơn nhiều so với những hành khách bị VietjetAir hủy chuyến.
Theo đúng lịch trình, chuyến bay từ Đà Nẵng đi TP.HCM sẽ cất cánh lúc hơn 17h50. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 3 tiếng đồng hồ, những hành khách của chuyến bay này liên tục nhận được thông báo trễ giờ và cuối cùng là hủy chuyến từ VietjetAir.
Chị Nguyễn Thị Vân, (Quảng Ngãi) cho biết đã đặt vé đi TP.HCM cho cả gia đình cách đây 3 tháng với giá hơn 800.000 đồng. Chiều 11/8, gia đình chị khăn gói ra Đà Nẵng để đi TP.HCM như đã định thì bất ngờ bị hủy hành trình khiến lịch công việc bị đổ bể.
“Vừa được thông báo chậm chuyến đến hơn 19h. Khoảng 30 phút sau tôi tiếp tục nhận được tin nhắn hoãn đến 21h50. Gia đình đã ra sân bay từ chiều để mong được cất cánh thì đến khoảng 20h, qua hệ thống phát thanh của nhà ga, chúng tôi mới biết chuyến bay bị hủy”, chị Vân bức xúc.
Cũng là “nạn nhân” của VietjetAir, anh Hoàng Văn Thịnh mệt mỏi cho hay, anh dự định, bay vào TP.HCM sẽ nghỉ ngơi lấy sức để 4h rạng sáng 12/8, tiếp tục di chuyển vào Cà Mau làm việc. Tất cả vé bay, lịch trình đã được anh Thịnh lên từ trước nhưng VietjetAir lại đơn phương hủy chuyến mà không có bất kỳ phương án bay khác cho khách hàng, ảnh hưởng nghiêm trong đến công việc kinh doanh của anh.
Quá bức xúc với việc VietjetAir liên tục báo lùi giờ rồi hủy bay, nhiều khách hàng đã quây kín quầy giao dịch của hãng này để yêu cầu các nhân viên có mặt ở đây giải đáp.
Các nhân viên tại đây lý giải, chuyến bay bị hủy do trục trặc kỹ thuật. Về phương án hỗ trợ, trước mắt, đối với những hành khách bị hủy chuyến, hãng chỉ đền bù 200.000 đồng. Sau 1 tuần, khách hàng mua vé ở đại lý nào sẽ tới đó để được hoàn tiền vé.
Riêng đối với hàng chục khách hàng bị lùi giờ bay ra Hà Nội như chuyến VJ8884, hiện VietjetAir mới chỉ xin lỗi mà chưa đưa ra bất kỳ biện pháp hỗ trợ nào về sự chậm trễ này.
Hiện, phía VietjetAir chưa đưa ra bất cứ phát ngôn chính thức nào về sự việc tối 11/8.
Đây không phải lần đầu tiên VietjetAir khiến hành khách bức xúc. Mới đây, cũng tại sân bay Quốc tế Đà Nẵng, chuyến bay VJ8383 của VietJet Air dự định khởi hành về TP.HCM lúc 16h25 ngày 2/6, nhưng lúc 12h30 khách nhận thông tin báo chuyến bay lùi lại lúc 20h20. Cuối cùng, tới 22h hành khách vẫn phải ngồi vạ vật tại sân bay.

Hết “hút” khách hàng lớn, VietJetAir nịnh thượng đế “nhí“

Hết “hút” khách hàng lớn, VietJetAir nịnh thượng đế “nhí“
VietJetAir sẽ mời những người bạn cổ tích được các trẻ em yêu thích là Chuột Mickey, Vịt Donald và Gấu Trúc cùng đến tặng quà và giao lưu với các em tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng và Nha Trang. 

VietJetAir “tậu” thêm 2 tàu bay mới

VietJetAir  “tậu” thêm 2 tàu bay mới
Theo thông tin từ phía VietjetAir, trong 2 ngày 2/6 và 3/6, hãng này chính thức bổ sung thêm vào đội bay 2 tàu bay Airbus 320-200 mới. Các tàu bay mới này sẽ đáp ứng nhu cầu tăng thêm 1600 chuyến phục vụ mùa cao điểm hè, mở rộng đường bay phủ khắp Việt Nam và phát triển đường bay quốc tế của hang trong năm nay.

Những “chiến tích” đáng nể của đại gia Hải Phòng (2)

(Kiến Thức) - Nổi tiếng bởi độ chịu chơi, giàu có, đại gia Hải Phòng còn được biết đến bởi những "chiến tích" gây sốc dư luận.

Những “chiến tích” đáng nể của đại gia Hải Phòng (2)
"Hải đồ cổ" là cái tên quen thuộc đối với người dân Hải Phòng. Người ta nói nhiều về ông với những mỹ từ như "vua đồ cổ", "đại tỷ phú", "đại gia đất Cảng"...
"Hải đồ cổ" là cái tên quen thuộc đối với người dân Hải Phòng. Người ta nói nhiều về ông với những mỹ từ như "vua đồ cổ", "đại tỷ phú", "đại gia đất Cảng"... 
Nhiều người nghĩ rằng "Hải đồ cổ" sống trong nhung lụa, biệt thự xa hoa, với thói ăn chơi "khác người", nhưng ít ai biết "ông trùm" của hàng vạn đồ gốm, sứ dát vàng cao cấp kia vẫn dùng điện thoại Nokia chưa đầy 2 triệu đồng, ở căn nhà 3 tầng tường vôi loang lổ.
Nhiều người nghĩ rằng "Hải đồ cổ" sống trong nhung lụa, biệt thự xa hoa, với thói ăn chơi "khác người", nhưng ít ai biết "ông trùm" của hàng vạn đồ gốm, sứ dát vàng cao cấp kia vẫn dùng điện thoại Nokia chưa đầy 2 triệu đồng, ở căn nhà 3 tầng tường vôi loang lổ.  
Tên thật của "Hải đồ cổ" là Bùi Xuân Hải. Ngoại trừ cặp kính gọng vàng thì trên người ông toàn đồ màu trắng. Đời ông đã có 4 lần vào tù ra tội. Tất cả đều là án kinh tế. Ngồi "bóc lịch" chẳng phải vì ông đi lừa đảo thiên hạ mà lần thì vỡ nợ do cơ chế tài chính bất cập, lần thì những tham vọng trong chiến lược làm ăn... vượt quá xa "khuôn" luật của xã hội đương thời.
Tên thật của "Hải đồ cổ" là Bùi Xuân Hải. Ngoại trừ cặp kính gọng vàng thì trên người ông toàn đồ màu trắng. Đời ông đã có 4 lần vào tù ra tội. Tất cả đều là án kinh tế. Ngồi "bóc lịch" chẳng phải vì ông đi lừa đảo thiên hạ mà lần thì vỡ nợ do cơ chế tài chính bất cập, lần thì những tham vọng trong chiến lược làm ăn... vượt quá xa "khuôn" luật của xã hội đương thời. 
Không những được lưu truyền như giai thoại về độ giàu có thủa xưa, "Hải đồ cổ" còn nổi danh với những ý tưởng táo bạo, khác người. Từ việc xây dựng khu "Tiểu Đồ Sơn" lừng lẫy một thời, đến việc viết "huyết tâm thư" gửi Chủ tịch nước để biến Việt Nam thành cường quốc trong vòng 30 năm nữa. Cuối năm 2011, "Hải đồ cổ" còn khiến dư luận choáng váng với việc trình làng bộ gốm sứ dát vàng vô cùng đẹp mắt.
 Không những được lưu truyền như giai thoại về độ giàu có thủa xưa, "Hải đồ cổ" còn nổi danh với những ý tưởng táo bạo, khác người. Từ việc xây dựng khu "Tiểu Đồ Sơn" lừng lẫy một thời, đến việc viết "huyết tâm thư" gửi Chủ tịch nước để biến Việt Nam thành cường quốc trong vòng 30 năm nữa. Cuối năm 2011, "Hải đồ cổ" còn khiến dư luận choáng váng với việc trình làng bộ gốm sứ dát vàng vô cùng đẹp mắt.
Đã từng có trong tay 3 tấn vàng nhưng vì làm ăn thất bại cộng với nhiều lần "bóc lịch" trong tù mà "Hải đồ cổ" bây giờ chỉ có tài sản "khiêm tốn". Giờ đây, gia sản của ông chỉ còn là khu đất hoang rộng chừng một hecta mà ông đấu tranh mãi mới giữ lại được. Cùng với đó là xưởng sản xuất gốm sứ cao cấp.
 Đã từng có trong tay 3 tấn vàng nhưng vì làm ăn thất bại cộng với nhiều lần "bóc lịch" trong tù mà "Hải đồ cổ" bây giờ chỉ có tài sản "khiêm tốn". Giờ đây, gia sản của ông chỉ còn là khu đất hoang rộng chừng một hecta mà ông đấu tranh mãi mới giữ lại được. Cùng với đó là xưởng sản xuất gốm sứ cao cấp. 
Quy trình làm gốm của "Hải đồ cổ" khá đơn giản. Đất được mua ở Hải Dương, Bát Tràng và nhập từ nước ngoài. Sau khi phân loại đất, thợ sẽ tạo hình ấm chén, bát đĩa rồi chạm trổ, đưa vào sơ nung và tráng men. Nếu làm ra hàng trắng, hàng bạch định thì vẽ toàn vàng, còn không thì vẽ sứ hoàn kim, vẽ xanh trắng rồi nung ở 1.300 độ để gốm tự động lên màu.
Quy trình làm gốm của "Hải đồ cổ" khá đơn giản. Đất được mua ở Hải Dương, Bát Tràng và nhập từ nước ngoài. Sau khi phân loại đất, thợ sẽ tạo hình ấm chén, bát đĩa rồi chạm trổ, đưa vào sơ nung và tráng men. Nếu làm ra hàng trắng, hàng bạch định thì vẽ toàn vàng, còn không thì vẽ sứ hoàn kim, vẽ xanh trắng rồi nung ở 1.300 độ để gốm tự động lên màu.  
Còn với gốm dát vàng, sau khi tạo hình bát đĩa, nhúng men thì vẽ vàng và nung 800 độ. Ông Hải cho hay, thông thường gốm vẽ vàng có tuổi thọ 8 năm mới bị nhạt màu.
Còn với gốm dát vàng, sau khi tạo hình bát đĩa, nhúng men thì vẽ vàng và nung 800 độ. Ông Hải cho hay, thông thường gốm vẽ vàng có tuổi thọ 8 năm mới bị nhạt màu. 
Ông Hải cho biết: "Kỹ thuật dát vàng này tôi đã nghiên cứu hơn 20 năm, đảm bảo độ sáng bóng và không bị bào mòn theo thời gian. Với kỹ thuật này, tôi kỳ vọng sẽ sử dụng để "dát vàng" nhiều công trình lớn ở Việt Nam sau này, đảm bảo sẽ không thua kém bất kỳ đất nước nào trên thế giới, thậm chí còn bền đẹp và ít tốn kém hơn nhiều".
Ông Hải cho biết: "Kỹ thuật dát vàng này tôi đã nghiên cứu hơn 20 năm, đảm bảo độ sáng bóng và không bị bào mòn theo thời gian. Với kỹ thuật này, tôi kỳ vọng sẽ sử dụng để "dát vàng" nhiều công trình lớn ở Việt Nam sau này, đảm bảo sẽ không thua kém bất kỳ đất nước nào trên thế giới, thậm chí còn bền đẹp và ít tốn kém hơn nhiều". 
Tượng phật bà là tác phẩm "Hải đồ cổ" yêu thích nhất
Tượng phật bà là tác phẩm "Hải đồ cổ" yêu thích nhất 
Ở đất Thủy Nguyên, Hải Phòng, người ta cũng biết đến cái tên Vũ Văn Miện, đại gia hiện đang sở hữu cây cảnh gần giống "siêu cây triệu đô" - Mâm xôi con gà.
 Ở đất Thủy Nguyên, Hải Phòng, người ta cũng biết đến cái tên Vũ Văn Miện, đại gia hiện đang sở hữu cây cảnh gần giống "siêu cây triệu đô" - Mâm xôi con gà. 
Vũ Văn Miện là đại gia kinh doanh than đất Thủy Nguyên, mới "vào ngạch cây" từ năm 2010 nhưng là người "mạnh tay" dám chi tiền với những cây cảnh già, đẹp mà ông được người ta mách bảo.
Vũ Văn Miện là đại gia kinh doanh than đất Thủy Nguyên, mới "vào ngạch cây" từ năm 2010 nhưng là người "mạnh tay" dám chi tiền với những cây cảnh già, đẹp mà ông được người ta mách bảo. 
Trong những năm qua, số tiền mà đại gia này đầu tư vào cây cảnh cũng lên tới gần 20 tỷ đồng để đổi lấy chừng 6 - 7 chục tác phẩm cây cảnh. Cây cảnh "nặng ký" nhất trong vườn cây tiền tỷ của ông Miện hiện đang có giá 3 - 4 tỷ đồng; cây thấp nhất giá cũng vài trăm triệu.
 Trong những năm qua, số tiền mà đại gia này đầu tư vào cây cảnh cũng lên tới gần 20 tỷ đồng để đổi lấy chừng 6 - 7 chục tác phẩm cây cảnh. Cây cảnh "nặng ký" nhất trong vườn cây tiền tỷ của ông Miện hiện đang có giá 3 - 4 tỷ đồng; cây thấp nhất giá cũng vài trăm triệu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.