Hàng nghìn ứng dụng smartphone bí mật chạy quảng cáo gian lận

Theo các nhà nghiên cứu thì một số ứng dụng smarphone chứa quảng cáo gian lận có thể tiêu tốn 2 GB dữ liệu mỗi ngày trên một thiết bị.

 Forensiq cho biết những ứng dụng smartphone có chứa quảng cáo gian lận có thể hiển thị đến 5 quảng cáo cùng một lúc trong khi người dùng cứ tưởng là chỉ có một quảng cáo.
Theo các chuyên gia bảo mật thì hiện tại trên chợ ứng dụng Android và iOS có hàng nghìn ứng dụng di động chạy quảng cáo một cách bí mật mà người dùng không hề hay biết. Các quảng cáo này có thể lừa người dùng để chuyển tải đến họ những thông tin về tiếp thị và điều này có thể làm điện thoại thông minh của chúng ta hoạt động ngày càng chậm đi (theo Forensiq, một công ty chuyên theo dõi các gian lận trong quảng cáo trực tuyến).
Hang nghin ung dung smartphone bi mat chay quang cao gian lan
 Hàng nghìn ứng dụng smartphone bí mật chạy quảng cáo gian lận.
Theo một cuộc nghiên cứu được tiến hành trong 10 ngày, một phần trăm trong số các thiết bị được khảo sát ở Mỹ có chạy loại ứng dụng này, ở Châu Âu và Châu Á lần lượt là 2% và 3% các thiết bị gặp phải các quảng cáo giả mạo. Forensiq đã xác nhận hơn 5.000 ứng dụng hiển thị quảng cáo vô hình trên các thiết bị của Apple lẫn Android. Các nhà quảng cáo sẽ được trả khoảng 850 triệu USD cho các quảng cáo mỗi năm. Theo các nhà nghiên cứu thì một số ứng dụng chứa quảng cáo gian lận có thể tiêu tốn 2 GB dữ liệu mỗi ngày trên một thiết bị. Forensiq cho biết những ứng dụng có chứa quảng cáo gian lận có thể hiển thị đến 5 quảng cáo cùng một lúc trong khi người dùng cứ tưởng là chỉ có một quảng cáo, không những vậy việc tải quảng cáo về thiết bị vẫn tiếp tục ngay cả khi ứng dụng đã được đóng.
Không giống như nhiều phần mềm độc hại, các ứng dụng này cũng phục vụ cho những mục đích hợp pháp. Nhiều ứng dụng trong số này là những trò chơi hay các tiện ích được người dùng sử dụng hàng ngày. David Sendroff, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Forensiq cho biết: "Đó không phải là Angry Birds hay Candy Crush nhưng đó là những ứng dụng mà người dùng cũng thường xuyên sử dụng…"
Báo cáo của Forensiq không thực sự đề cập đến tên cụ thể của bất kỳ một ứng dụng nào nhưng một số nguồn tin cho biết có một số ứng dụng đáng nghi ngờ, ví dụ như phần mềm cho con bú của tạp chí American Baby và nhà phát triển Sevenlogics trên các thiết bị của Apple (mặc dù phần mềm này được người dùng đánh giá 4 sao trên chợ ứng dụng).
Một số người dùng cho biết các cửa sổ quảng cáo ngày càng được phát triển một cách tinh vi và phức tạp hơn, thậm chí chỉ cần chạm vào màn hình là đã bị chuyển đến một địa chỉ khác ngoài nội dung của ứng dụng đang mở. Một số ứng dụng thường xuyên bị người dùng phàn nàn về tình trạng này là Waxing Eyebrows, Celebrity Baby, Vampire Doctor… Forensiq cũng cho biết các quảng cáo gian lận cũng bị ẩn cac1ntrong những quảng cáo chính thống của các công ty lớn như Microsoft, Coca-Cola, và Mercedes Benz. Vấn đề này được nhận định là do các tính năng phụ của ứng dụng, ví dụ như tính năng liên kết đến kho ứng dụng hay đăng nhập ứng dụng từ các tài khoản của một mạng xã hội nào đó.
Người ta đã cố gắng thử liên hệ với 5 công ty có những ứng dụng được Forensiq đặt vào tầm nghi vấn nhưng không có hồi âm từ những công ty này.
Việc lén lút quảng cáo là hành vi vi phạm các quy định của Apple và Google trên chợ ứng dụng di động của họ. Nhưng rất khó xác định một cách chính xác những gì đang xảy ra. Cách tốt nhất, theo Sendroff là người dùng phải thường xuyên theo dõi băng thông sử dụng của thiết bị theo thời gian thực. Apple từ chối bình luận về vấn đề này trong khi Google không chấp nhận một cuộc phỏng vấn. Yếu tố duy nhất để các tội phạm riêng lẻ ít lợi dụng hình thức quảng cáo gian lận để kiếm tiền là vì trung bình để kiếm được 1 USD tiền quảng cáo từ một ứng dụng phải có một nghìn lượt xem.
Thay vào đó, các hacker có thể có những cách đơn giản hơn để kiếm tiền. Lookout, một công ty an ninh tập trung vào các mối đe dọa điện thoại di động nói rằng hầu hết sự tăng trưởng các phần mềm di động độc hại ở Mỹ đến từ cái gọi là "ransomware", nơi bọn tội phạm chiếm quyền điều khiển một chiếc điện thoại và sau đó đòi tiền để mở khóa nó.
Điều này cho thấy nguy cơ bảo mật từ quảng cáo gian lận là không cao, chủ yếu đây là hành vi trục lợi của các công ty quảng cáo. Và cũng rất khó phát hiện ra điều này khi mà cả người sử dụng thiết bị trong nhiều trường hợp cũng không phát hiện ra bất kỳ điều gì bất thường.

Android 5.0 sẽ hỗ trợ Ultra HD 4K

(Kiến Thức) - Android 5.0 Lollipop sẽ hỗ trợ độ phân giải Ultra HD và giải mã HEVC.

Lollipop

 
TV chạy hệ điều hành Android không phải là thứ xa lạ, các nhà sản xuất đã hiện thực hóa ý tưởng này cách đây 2 năm. Tuy nhiên, mã cho tận tới hôm nay, các thương hiệu lớn mới đánh giá đúng tiềm năng của nó. Toshiba đã có chiếc Android TV trong năm nay, và các đối thủ khác như Sony, Sharp hay Philips cũng đang chạy đua để phát hành các sản phẩm mới vào đầu năm 2015. TV chạy hệ điều hành Android sẽ tiết kiệm được chi phí không nhỏ cho các nhà sản xuất, bởi họ sẽ không cần một đội ngũ kỹ thuật hùng hậu như việc phát triển nền tảng Smart TV. Thêm vào đó, Android hiện nay đã có sẵn hàng triệu ứng dụng và game, hỗ trợ tốt khả năng nhận diện giọng nói và dễ dàng nhận diện các thiết bị ngoại vi. Cuối cùng, với việc hỗ trợ cả Ultra HD lẫn HEVC ngay trong hệ điều hành, chắc chắn các thiết bị giải trí dựa trên nền tảng Android sẽ trở thành món hàng được giới nghe nhìn quan tâm trong năm tới.

7 lý do nên phát triển ứng dụng Android thay vì iOS

Phát triển ứng dụng Android là lĩnh vực thu hút các lập trình viên với ưu thế về công cụ phát triển, chuyển đổi linh hoạt, khả năng sinh lợi nhanh...

7 ly do nen phat trien ung dung Android thay vi iOS
1. Khả năng chuyển đổi ứng dụng linh hoạt. Các ứng dụng phát triển riêng cho Android (được gọi là "native apps") được các lập trình viên sử dụng ngôn ngữ lập trình Java, do đó có thể dễ dàng chuyển đổi (port) sang các nền tảng di động khác như BlackBerry, Symbian và Ubuntu. Ngoài ra, các ứng dụng Android cũng có thể chuyển đổi để trở thành phần mềm trên Chrome OS.

Đọc nhiều nhất

Tin mới