Hàng nghìn tỷ phú hồ tiêu thành con nợ của ngân hàng

Thủ phủ hồ tiêu trù phú của Tây Nguyên giờ trở thành mảnh đất nợ nần, nhiều gia đình tán gia, bại sản, phải xa xứ làm ăn để trả nợ.

Hơn 800 ha hồ tiêu ở huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai bị chết vì dịch bệnh và khô hạn trong những năm qua, đã đẩy hàng nghìn hộ dân lâm vào cảnh trắng tay, hơn 6.500 hộ khác mất khả năng trả nợ khoảng 1.400 tỷ đồng tại các ngân hàng.
Khung cảnh hoang tàn tại các vườn tiêu ở Chư Pưh, Gia Lai.
 Khung cảnh hoang tàn tại các vườn tiêu ở Chư Pưh, Gia Lai.
Xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai từng có hàng trăm tỷ phú nhờ hồ tiêu được mùa, được giá trong nhiều năm liên tiếp. Thế nhưng, từ đầu 2016 tới nay, hơn 400/800 ha hồ tiêu tại đây bị xóa sổ, không thể phục hồi vì dịch bệnh và khô hạn, khiến hơn 1.000 hộ dân nợ hơn 200 tỷ đồng tại các ngân hàng.
Mất nguồn thu, nhiều hộ dân đã phải bán đổ, bán tháo trụ tiêu, thậm chí bán đất, bán nhà để trả nợ.
Tính riêng năm 2017, tại Ia Blứ có hơn 1.000 người dân rời địa phương đi làm ăn xa xứ và nhiều học sinh cấp 3 phải nghỉ học đi làm nghề để phụ giúp gia đình. Tại đây hàng chục ngôi nhà đã bị các ngân hàng kê biên tài sản hoặc niêm phong vì không làm việc được với chủ nhà.
Nhìn con bán nhà trả nợ, cháu bỏ học đi làm thuê, ông Mai Liệu ở thôn Thủy Phú, xã Ia Blứ buồn rầu nói “Tôi có 9 đứa con, thì 1 đứa phải bán đất, bán nhà trả ngân hàng. 2 đứa cháu ngoại học lớp 12 phải bỏ đi làm nghề, còn mấy đứa cháu nội về quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh làm thuê. Cả xã Ia Blứ chỉ còn đất, không còn trụ tiêu nữa. Xóm tôi đêm đi, ngày đi”.
Ông Mai Liệu ở xã Ia Blư, Chư Pưh có con phải bán nhà trả nợ, cháu bỏ học đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình trả nợ.
 Ông Mai Liệu ở xã Ia Blư, Chư Pưh có con phải bán nhà trả nợ, cháu bỏ học đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình trả nợ.
Cùng với cảnh tán gia bại sản của hàng trăm hộ dân, nhiều đại lý thu mua nông sản tại xã Ia Blứ cũng lâm vào cảnh nợ nần.
Anh Trịnh Văn Dũng, chủ đại lý thu mua hồ tiêu tại thôn Thủy Hà, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh cho biết, để người dân chấp thuận bán hồ tiêu cho mình, năm 2016, gia đình anh đầu tư hơn 70 tỷ đồng cho hơn 200 hộ dân để sản xuất.
Thế nhưng, hàng trăm ha hồ tiêu bị xóa sổ bởi dịch chết nhanh, khiến nhiều người trắng tay, hàng chục tỷ đồng đầu tư của anh Dũng trở thành món nợ khó đòi.
Theo thống kê của UBND huyện Chư Pưh, từ 2016 tới nay, tại đây có hơn 870 ha hồ tiêu chết vì dịch bệnh và hạn hán không thể phục hồi. Điều đó kéo theo hơn 6.500 hộ dân gần như mất khả năng chi trả các khoản vay tại các ngân hàng, với tổng dư nợ lên tới 1.400 tỷ đồng, chủ yếu là nợ. Nợ cũ chưa trả được, nông dân không thể vay tiếp tại các ngân hàng để tái thiết vườn cây.
Nhiều nông dân tại xã Ia Blư, Chư Pưh treo biển bán nhà trả nợ.
 Nhiều nông dân tại xã Ia Blư, Chư Pưh treo biển bán nhà trả nợ.
Ông Phan Văn Linh, Chủ tịch UBND xã Ia Blứ cho biết nông dân có đất, nhưng đành bỏ hoang, đó là tình cảnh bế tắc tại thủ phủ hồ tiêu Chư Pưh nói chung.
“Muốn vay tiếp trong ngân hàng thì phải không có nợ xấu. Đi vay lãi nóng bên ngoài, sau 1 năm tăng lên không biết bao nhiêu nữa. Bà con nông dân địa phương mong muốn được khoanh nợ, giãn nợ, đồng thời được tạo điều kiện vay tiếp với những kênh khác, nguồn khác để đầu tư sản xuất. Giờ vay 1 tỷ, 1 tháng phải trả 10 triệu rồi. Trong vòng 1 năm đó đã là 120 triệu rồi, không có nguồn thu thì không có tiền trả lãi”, ông Linh nói.
Từ đầu năm đến nay, UBND huyện Chư Pưh và UBND tỉnh Gia Lai đã có 2 buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Gia Lai cùng 7 ngân hàng cổ phần thương mại là chủ nợ của nông dân địa phương, đề nghị các ngân hàng khoanh nợ, giãn nợ, đồng thời hỗ trợ cho vay mới để người dân tái sản xuất.
Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng Nhà nước tỉnh cho biết, vì Gia Lai không công bố dịch bệnh trên cây hồ tiêu, nên không được hưởng chính sách này.
Ông Phạm Đức Ngọc, Chánh Văn phòng UBND huyện Chư Pưh cho biết, chính quyền và ngành chức năng huyện Chư Pưh đang tìm giải pháp giúp người dân địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đồng thời khuyến cáo nông dân không tiếp tục mở rộng diện tích hồ tiêu, tránh rủi ro./.

Khách hàng ngoại “chơi xỏ” khi mua bán hồ tiêu

Tại Đăk Lăk xuất hiện tình trạng thương lái nước ngoài thu mua hồ tiêu số lượng lớn. Nhưng sau khi đại lý gom đủ hàng thì không liên lạc được với thương lái.

Khach hang ngoai "choi xo" khi mua ban ho tieu
 Người dân huyện Cư Kuin, Đăk Lăk tạm trữ hồ tiêu chờ được giá bán cho thương lái.
Nhằm cảnh báo các đại lý, doanh nghiệp và người dân sản xuất kinh doanh hồ tiêu, Sở Công thương Đăk Lăk đã có công văn gửi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần cẩn trọng khi giao dịch mua bán mặt hàng hồ tiêu với thương lái nước ngoài để tránh rủi ro.

Hàng loạt tỷ phú lâm cảnh nợ nần chồng chất, bỏ xứ ra đi vì hồ tiêu

Hồ tiêu một thời từng giúp nông dân Tây Nguyên một bước lên đời, trở thành triệu phú, tỷ phú, bao người đua theo trồng.

Người giàu... cũng khóc

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.