Hàng nghìn người dân đổ ra đồng chiêm ngưỡng... “vua” 89 tuổi cày ruộng

Hàng nghìn người dân đổ ra đồng chiêm ngưỡng... “vua” 89 tuổi cày ruộng

(Kiến Thức) - Hàng nghìn du khách đã về xã Đọi Sơn (tỉnh Hà Nam) để xem "vua" đi cày với những con trâu đủ sắc màu rực rỡ tại lễ hội Tịch Điền. Năm nay, Cụ Đinh Trọng Tế (89 tuổi) được chọn vào vai nhà vua Lê Đại Hành.

Sáng 22/2/2018 (tức mùng 7 Tết Mậu Tuất), tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức  Lễ hội Tịch điền - lễ hội truyền thống xuống đồng cày ruộng và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Sáng 22/2/2018 (tức mùng 7 Tết Mậu Tuất), tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ hội Tịch điền - lễ hội truyền thống xuống đồng cày ruộng và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Tham dự Lễ hội có nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Hà Nam cùng hàng nghìn người dân trong vùng và khách thập phương tham dự.
Tham dự Lễ hội có nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Hà Nam cùng hàng nghìn người dân trong vùng và khách thập phương tham dự.
Theo lịch sử để lại, mùa Xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (tức năm 987), vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm Lễ Tịch điền (cày ruộng) đầu tiên trong lịch sử dân tộc, mở ra một trang sử mới cho nền nông nghiệp Việt Nam. Kể từ đó, Lễ hội Tịch điền trở thành một mỹ tục được các triều đại về sau thực hiện một cách thành kính, trang trọng.
Theo lịch sử để lại, mùa Xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (tức năm 987), vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm Lễ Tịch điền (cày ruộng) đầu tiên trong lịch sử dân tộc, mở ra một trang sử mới cho nền nông nghiệp Việt Nam. Kể từ đó, Lễ hội Tịch điền trở thành một mỹ tục được các triều đại về sau thực hiện một cách thành kính, trang trọng.
Sau nhiều năm bị gián đoạn, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được khôi phục lần đầu vào mùng 7 tháng Giêng năm Kỷ Sửu (năm 2009) nhằm tái hiện huyền tích vua Lê Đại Hành làm Lễ tịch điền, nhà vua xuống đồng cày ruộng ở chân núi Đọi từ hơn một ngàn năm trước. Từ đó, lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn được tổ chức trang trọng vào mùng 7 tháng Giêng hàng năm.
Sau nhiều năm bị gián đoạn, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được khôi phục lần đầu vào mùng 7 tháng Giêng năm Kỷ Sửu (năm 2009) nhằm tái hiện huyền tích vua Lê Đại Hành làm Lễ tịch điền, nhà vua xuống đồng cày ruộng ở chân núi Đọi từ hơn một ngàn năm trước. Từ đó, lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn được tổ chức trang trọng vào mùng 7 tháng Giêng hàng năm.
Lễ hội Tịch điền có nhiều nghi thức trang trọng như lễ rước trống, rước linh vị vua Lê Đại Hành từ chùa Long Đọi Sơn xuống chân núi và nhập với đoàn rước Thành Hoàng làng cùng tổ nghề trống Đọi Tam dưới chân núi Đọi đoàn rước tiến về khu ruộng mà trước đây vua Lê Đại Hành đã đi cày. Sau đó là lễ bái yết Thần nông cầu một năm mới mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh.
Lễ hội Tịch điền có nhiều nghi thức trang trọng như lễ rước trống, rước linh vị vua Lê Đại Hành từ chùa Long Đọi Sơn xuống chân núi và nhập với đoàn rước Thành Hoàng làng cùng tổ nghề trống Đọi Tam dưới chân núi Đọi đoàn rước tiến về khu ruộng mà trước đây vua Lê Đại Hành đã đi cày. Sau đó là lễ bái yết Thần nông cầu một năm mới mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh.
Nghi lễ cày tịch điền đã tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và Thần Nông, sau đó lão nông này đội mũ Cửu Long, mặc áo Hoàng bào xuống ruộng đi cày,
Nghi lễ cày tịch điền đã tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và Thần Nông, sau đó lão nông này đội mũ Cửu Long, mặc áo Hoàng bào xuống ruộng đi cày,
...theo sau vua là đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc.
...theo sau vua là đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc.
Các thiếu nữ đi sau thả hạt giống xuống những luống cày.
Các thiếu nữ đi sau thả hạt giống xuống những luống cày.
Sau khi vua cày xong, các vị lãnh đạo địa phương và các lão nông xuống cày.
Sau khi vua cày xong, các vị lãnh đạo địa phương và các lão nông xuống cày.
Màn trống hội do phụ nữ Đọi Sơn thực hiện khiến không khí lễ hội càng trở nên náo nhiệt.
Màn trống hội do phụ nữ Đọi Sơn thực hiện khiến không khí lễ hội càng trở nên náo nhiệt.
Hát mừng Đảng, mừng xuân, mừng Đất nước đổi mới do các nghệ sĩ nhà hát ca múa nhạc tỉnh Hà Nam thực hiện.
Hát mừng Đảng, mừng xuân, mừng Đất nước đổi mới do các nghệ sĩ nhà hát ca múa nhạc tỉnh Hà Nam thực hiện.
Cụ Đinh Trọng Tế (sinh năm 1929 ở thôn Đọi Nhất, xã Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam) được chọn vào vai nhà vua Lê Đại Hành.
Cụ Đinh Trọng Tế (sinh năm 1929 ở thôn Đọi Nhất, xã Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam) được chọn vào vai nhà vua Lê Đại Hành.

GALLERY MỚI NHẤT