Hàng loạt dự án 'đắp chiếu', Đà Nẵng gỡ khó bằng cách nào?

Hàng loạt dự án tại Đà Nẵngđắp chiếu nhiều năm. Đà Nẵng đã đồng hành gỡ khó cho nhà đầu tư nhưng cũng yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp không triển khai.

Hàng loạt dự án chậm tiến độ

Sở KH&ĐT TP Đà Nẵng vừa thông tin liên quan đến các dự án trên địa bàn chưa hoàn thành, chậm tiến độ, đồng thời đã đưa ra hướng xử lý đối với những dự án này.

Theo đó, trong giai đoạn 2016 - 2022, TP. Đà Nẵng có 73 dự án được UBND TP này, Sở KH&ĐT cấp quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Hàng loạt dự án này thuộc các lĩnh vực như: kinh doanh bất động sản, nhà ở, đô thị; du lịch, thương mại dịch vụ và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác.

Ngoài ra, có 8 dự án được UBND TP. Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư trước năm 2016 nhưng chậm triển khai.

Có thể kể đến như: Dự án DAP Việt Nam của Công ty TNHH DAP; dự án DAP 1 Việt Nam của Công ty TNHH DAP 1; dự án DAP 2 Việt Nam của Công ty TNHH DAP 2; dự án Khu du lịch ven biển Hòn Ngọc Á Châu của Công ty CP Hòn Ngọc Á Châu; dự án Khu phức hợp Trung tâm thương mại Khách sạn 5 sao và căn hộ cao cấp Da Nang Center của Công ty CP Địa ốc Vũ Châu Long.

Dự án Khu phức hợp cao cấp thương mại, văn phòng, khách sạn và chung cư cao cấp Golden Square của Công ty CP Địa ốc Đông Á (dự án đã chấm dứt hoạt động); dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, căn hộ cao cấp Viễn Đông Meridian của Công ty CP Địa ốc Viễn Đông (dự án đã chấm dứt hoạt động) và dự án Khu du lịch biển I.V.C của Công ty TNHH I.V.C…

Hang loat du an 'dap chieu', Da Nang go kho bang cach nao?

Dự án Khu phức hợp Trung tâm thương mại Khách sạn 5 sao và căn hộ cao cấp Da Nang Center của Công ty CP Địa ốc Vũ Châu Long treo nhiều năm nay. Ảnh: Nguyễn Tri

Theo Sở KH&ĐT, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc hàng loạt dự án chưa triển khai, chậm triển khai do năng lực tài chính của một số chủ đầu tư còn hạn chế, quá trình triển khai dự án kéo dài, có dự án tạm dừng triển khai.

Bên cạnh đó, việc các dự án chưa triển khai, chậm triển khai còn do ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-9; kinh tế toàn cầu và Việt Nam gặp nhiều khó khăn; một số dự án trong quá trình lập thủ tục về quy hoạch, xây dựng bị vướng mắc do không phù hợp với quy hoạch phân khu năm 2017 hoặc quy hoạch chung.

"Một số dự án vướng mắc về thủ tục đất đai đang chờ tháo gỡ; một vài dự án tiến độ giải phóng mặt bằng chậm dẫn đến chậm giao đất thực tế cho nhà đầu tư", Sở KH&ĐT TP. Đà Nẵng nhận định.

Xử lý nghiêm chủ đầu tư không triển khai dự án

Sở KH&ĐT TP. Đà Nẵng cho hay, với dự án chậm tiến độ do vướng mắc liên quan đến điều chỉnh quy hoạch phân khu, UBND TP này đang tập trung đẩy nhanh tiến độ lập, điều chỉnh các quy hoạch phân khu.

Hiện, địa phương đã phê duyệt được phân khu Ven sông Hàn và bờ Đông, phân khu ven vịnh Đà Nẵng, phân khu đô thị Sườn Đồi, phân khu Cảng Liên Chiểu, phân khu Công nghệ cao… Đồng thời, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện tích cực hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các thủ tục về quy hoạch, xây dựng để sớm triển khai dự án.

Hang loat du an 'dap chieu', Da Nang go kho bang cach nao?-Hinh-2

Dự án Khu phức hợp cao cấp thương mại, văn phòng, khách sạn và chung cư cao cấp Golden Square của Công ty CP Địa ốc Đông Á, dự án này đã chấm dứt hoạt động. Ảnh: Nguyễn Tri

Đối với các dự án chậm tiến độ hoặc hết tiến độ như chưa triển khai thực hiện do vướng mắc về đất đai, UBND TP đã chỉ đạo Sở TN&MT phối hợp với các đơn vị liên quan tích cực nghiên cứu, tham mưu tháo gỡ khó khăn vướng mắc (thuộc thẩm quyền của thành phố), sớm xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung cho nhà đầu tư.

Đồng thời, thành phố tiếp tục làm việc với các Bộ, ngành Trung ương để có hướng tháo gỡ các dự án đang vướng mắc đã báo cáo Đoàn Công tác của Thủ tướng Chính phủ.

Các dự án vướng mắc thủ tục giải phóng mặt bằng, UBND TP. Đà Nẵng đã chỉ đạo UBND các quận, huyện khẩn trương giải tỏa đền bù, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư; chỉ đạo Sở TN&MT và các đơn vị phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong tháo gỡ các khó khăn vướng mắc.

Đối với dự án đang triển khai chậm tiến độ hoặc hết tiến độ nhưng chưa triển khai xây dựng (nguyên nhân từ nhà đầu tư), Sở TN&MT được giao thực hiện kiểm tra tiến độ sử dụng đất, Sở KH&ĐT kiểm tra việc chậm tiến độ dự án.

Qua đó, nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để báo cáo UBND TP các giải pháp tháo gỡ cho phù hợp. Cùng với đó, xử lý nghiêm các trường hợp chủ đầu tư không triển khai dự án theo quy định.

Vietracimex 'nhắm' dự án hơn 13.200 tỷ đồng tại Đông Anh

Tổng Công ty Thương mại Xây dựng (Vietracimex) là đơn vị duy nhất đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị mới G8 tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội có quy mô 44,6 ha, tổng vốn đầu tư hơn 13.200 tỷ đồng.

Vietracimex 'nham' du an hon 13.200 ty dong tai Dong Anh

Một góc huyện Đông Anh (Hà Nội). Ảnh VTC

Theo công bố mới đây của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội, Tổng Công ty Thương mại Xây dựng (Vietracimex) là đơn vị duy nhất đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị mới G8.

Theo phê duyệt, tổng diện tích đất nghiên cứu thực hiện dự án trên rộng khoảng 46,6 ha tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện hơn 12.599 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư hơn 659 tỷ đồng.

Tiến độ đầu tư là 5 năm tính từ thời điểm có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm.

Là tập đoàn tư nhân hàng đầu, hoạt động đa ngành trong các lĩnh vực bất động sản, thuỷ điện, năng lượng tái tạo, Tổng CTCP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) được thành lập từ năm 1961 thuộc Cục Cung cấp Vật tư, Bộ Giao thông Vận tải.

Năm 2014, Vietracimex chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với quy mô vốn điều lệ đăng ký hơn 5.510 tỷ đồng. Đến tháng 8/2018, sau khi SCIC thoái vốn, cơ cấu cổ đông của Vietracimex bao gồm: ông Võ Nhật Thăng (nắm giữ 99,988% VĐL), ông Vũ Đức Toàn (nắm giữ 0,011% VĐL) và bà Vũ Thị Mai Loan (nắm giữ 0,001% VĐL). Cập nhật đến tháng 2/2022, Vietracimex có vốn điều lệ hơn 12.510 tỷ đồng. Vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của Vietracimex hiện do ông Huỳnh Xuân Nhân (SN 1981) đảm nhiệm.

Về tình hình kinh doanh, năm 2023, Vietracimex ghi nhận khoản lãi sau thuế 432,7 tỷ đồng, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản của Vietracimex đạt mức 49.833 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của công ty đạt 15.146,8 tỷ đồng. Nợ phải trả là 34.686,1 tỷ đồng, với dư nợ vay trái phiếu đạt mức 6.664,5 tỷ đồng.

Các chủ nợ lớn nhất của Tập đoàn Novaland là ai?

Bên cạnh kết quả kinh doanh, một trong những điểm được giới đầu tư quan tâm ở BCTC quý II của Novaland là số nợ vay. Tại ngày 30/6, tổng nợ phải trả công ty ở mức 194.531 tỷ, giảm 0,8% so với số đầu kỳ.

Cac chu no lon nhat cua Tap doan Novaland la ai?-Hinh-9

Phối cảnh tổng thể dự án Aqua. Ảnh: Novaland.

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (HoSE: NVL – Novaland) vừa công bố BCTC quý II/2024 với nhiều điểm đáng chú ý. Theo đó, doanh thu thuần Novaland đạt 1.549 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ giá vốn, doanh nghiệp này lãi gộp 432 tỷ đồng. Quý II cũng ghi nhận Novaland phải trả 2.363 tỷ đồng chi phí tài chính, tăng mạnh so với mức 882 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do công ty ghi nhân lỗ từ việc chuyển nhượng công ty Huỳnh Gia Huy là 797 tỷ đồng và lỗ chênh lệch tỷ giá. Chi phí bán hàng cũng tăng gấp đôi cùng kỳ năm trước trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp giảm.

Tính ra, Novaland vẫn báo lãi ròng đạt 941 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lỗ 634 tỷ đồng của năm trước. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong 9 quý vừa qua.

Lũy kế 6 tháng, Novaland ghi nhận doanh thu 2.246 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 374 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lỗ hơn 1.000 tỷ của năm ngoái.

Một trong những điểm được giới đầu tư quan tâm nhất ở Novaland là con số nợ vay. Tại ngày 30/6/2024, tổng nợ phải trả công ty ở mức 194.531 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,8% so với số đầu kỳ. Trong đó, nợ vay tài chính ngắn/dài hạn là hơn 59.215 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với tiền và tương đương tiền, cùng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn mà công ty nắm giữ (gần 2.173 tỷ đồng tại ngày cuối quý II/2024).

Cac chu no lon nhat cua Tap doan Novaland la ai?-Hinh-10

Ảnh: Hữu Bật.

Báo cáo cho thấy vay nợ ngắn hạn của Novaland giảm 438 tỷ đồng so với đầu năm (giảm 1,4%) nhưng vay nợ dài hạn lại tăng lên 1.942 tỷ đồng (tăng 7,25%).

Nhìn chung, các khoản vay ngắn/dài hạn của Novaland liên quan đến Credit Suisse AG – chi nhánh Singapore chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm hơn 18,3% tổng nợ vay tài chính.

Trong đó, Novaland vay ngắn hạn Credit Suisse AG – chi nhánh Singapore số tiền 1.854,5 tỷ đồng. Khoản vay này có kỳ hạn 42 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên, lãi suất vay tính theo LIBOR cộng với biên độ 4,25%/năm và được trả định kỳ 6 tháng một lần. Khoản vay này được đảm bảo bằng tổng giá trị tài sản hình thành trong tương lai của một dự án tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Bên cạnh đó, Novaland cũng ghi nhận vay ngắn hạn từ bên thứ ba với bên thu xếp tiếp tục là Credit Suisse AG – chi nhánh Singapore, số nợ vay là 1.401 tỷ đồng. Lãi suất vay được tính theo lãi suất qua đêm có đảm bảo cộng với biên độ 5,76%/năm và được trả định kỳ 3 tháng một lần. Công ty phải trả thêm một khoản tiền đủ để đảm bảo cho bên cho vay nhận được IRR (tỷ suất hoàn vốn nội bộ) mục tiêu là 11,5% năm. Khoản vay này được đảm bảo bằng cổ phần của công ty sở hữu bởi các cổ đông.

Đó còn là số dư nợ trái phiếu 7.606 tỷ đồng, với Credit Suisse AG – chi nhánh Singapore là bên thu xếp và đại lý phát hành. Lô trái phiếu chuyển đổi này được huy động vào ngày 16/7/2021 cho các nhà đầu tư quốc tế do The bank of New York Mellon – chi nhánh London là đại lý ủy thác. Gói trái phiếu tổng giá trị 300 triệu USD với mệnh giá 200.000 USD/trái phiếu, đáo hạn vào ngày 16/7/2026. Lãi trái phiếu là 5,25%/năm và lãi mua lại là 6%/năm. Trái phiếu không có tài sản đảm bảo và được chuyển đổi thành cổ phần NVL bắt đầu từ ngày tròn 41 ngày kể từ ngày phát hành cho đến ngày thứ 10 trước ngày đáo hạn.

Về phía các nhà băng, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) cho Novaland vay ngắn hạn 1.500 tỷ đồng. Khoản vay có lãi suất kỳ tính lãi đầu tiên là 11%/năm, được đảm bảo bằng toàn bộ phần vốn góp của Novaland trong một công ty con, toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trên đất tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

MBB – chi nhánh Bắc Sài Gòn cho Novaland vay dài hạn với tổng giá trị gần 2.400 tỷ đồng.

Một số ngân hàng khác cũng cấp vốn tín dụng cho Novaland là Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng Việt Nam (4 khoản vay với tổng giá trị là 2.455,5 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (2 khoản vay – 770 tỷ đồng)…

Đáng chú ý không kém là số dư nợ trái phiếu ngắn/dài hạn với tổng giá trị hơn 38.660 tỷ đồng. Trong đó, các khoản trái phiếu do các công ty chứng khoán làm đầu mối thu xếp phát hành, như Chứng khoán VPS (7.000 tỷ đồng), Chứng khoán MB (6.438 tỷ đồng), Chứng khoán dầu khí (5.892 tỷ đồng), Chứng khoán SSI (3.428 tỷ đồng).

Vừa qua, Novaland đã tổ chức buổi cập nhật tình hình tái cấu trúc và tiến độ phát triển dự án của tập đoàn. Ông Dương Văn Bắc – Giám đốc tài chính Novaland cho biết công ty dự kiến có kế hoạch trả hết các khoản nợ vay và trái phiếu từ quý I hoặc quý II/2026.

Cũng theo ông Bắc, Novaland từ nay đến ít nhất quý II/2025 sẽ không tập trung vào việc bán sản phẩm mới mà dồn mọi nguồn lực cho khâu hoàn thiện pháp lý đến bàn giao và thu tiền các sản phẩm đã bán. Đa phần các dự án đã triển khai của doanh nghiệp dự kiến ký hợp đồng mua bán từ cuối năm nay đến đầu năm sau. Tuy nhiên, cần có thời gian để dòng tiền đổ về và được ghi nhận.  

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.