Hàng không lặng lẽ hủy chuyến, hoàn vé khiến hành khách phát bực

Những ngày qua, rất nhiều người mua vé máy bay đi trong nước bức xúc với chính sách đổi, hoàn vé của các hãng hàng không trong trường hợp chuyến bay bị hủy.

Chị Nguyễn T.H. cho biết, chị mua 2 vé máy bay của Jetstar Pacific chặng bay Hà Nội - Đà Lạt vào ngày 6/4 với giá hơn 4 triệu đồng (vé khứ hồi bao gồm cả thuế, phí).

Đến ngày 30/3, chị H. bất ngờ nhận được email của hãng thông báo chuyến bay huỷ chuyến, khách được nhận voucher để sử dụng các chuyến bay sau và không được hoàn tiền.

Cũng theo chính sách của hãng, khách phải tự đổi vé và đóng thêm tiền nếu chuyến bay sau có giá cao hơn vé chuyến bị huỷ.

Tương tự, chị Trần Thị Tr. đặt vé Vietjet Air chặng bay Đà Nẵng - TP.HCM ngày 29/4, ngày 26/4 chị nhận được tin nhắn của hãng thông báo huỷ chuyến và yêu cầu khách thực hiện các thủ tục đổi hoặc bảo lưu vé để dùng sau. 

Điều đáng nói, khi chuyến bay bị huỷ, khách không được hãng làm thủ tục đổi vé sang chuyến khác cùng ngày như thông lệ mà phải tự đổi vé và nộp thêm tiền chênh nếu giá vé mới cao hơn vé chuyến bay bị huỷ.

“Rõ ràng hãng đưa ra lý do chuyến bay bị huỷ do dịch Covid-19 là bất khả kháng, nhưng huỷ chuyến khách không được trả lại tiền, không được chuyển sang chuyến khác tương đương là rất vô lý. Hơn nữa việc khách không được hoàn tiền mà được bảo lưu trong thời gian 360 ngày là hãng đang chiếm dụng tiền của khách”, chị Tr. nói.

Không chỉ hành khách mà ngay cả đại lý bán vé cũng không khỏi bức xúc trước việc các hãng đưa ra chính sách sau khi huỷ chuyến bay.

Anh T., chủ một đại lý bán vé máy bay lưu ý: "Hành khách phải rất thận trọng khi một số hãng tung ra hàng loạt chặng bay giá rẻ nội địa, rồi sau đó lấy lý do phải huỷ chuyến do dịch bệnh để 'ép' khách phải chuyển sang chuyến sau với giá vé cao hơn.

Khách cũng sẽ không được hãng trả lại tiền và cứ thế đương nhiên hãng bay chiếm dụng tiền của khách trong suốt thời gian khách chưa thực hiện chuyến bay khác”.

Một chuyên gia hàng không cho biết, trường hợp hãng bay lấy lý do huỷ chuyến do dịch bệnh là trường hợp bất khả kháng. Trường hợp này trách nhiệm của hãng với khách chỉ mang tính thiện chí, tuỳ vào điều kiện hạng vé của hãng. Với vé giá rẻ thì điều kiện đổi, hoàn cũng khắt khe hơn, thậm chí không được phép đổi.

Do đó, hành khách phải tìm hiểu kỹ chính sách của từng hãng thật cụ thể trước khi lựa chọn mua vé bay trong thời gian dịch Covid-19.

Khách vẫn chưa được trả lại tiền

Cục Hàng không VN vừa yêu cầu các hãng chỉ được mở bán các chuyến bay đã được cơ quan này cấp phép bay. Hãng bay phải trả lại tiền vé cho khách với các chuyến chưa được cấp phép.

Đối với những chuyến bay đã được mở bán vé không theo phép bay đã cấp, các hãng phải hoàn trả tiền vé cho hành khách mà không thu bất cứ khoản tiền nào.

Sau khi nhiều hành khách than phiền, các hãng đã điều chỉnh chính sách hoàn, đổi vé cho khách trong trường hợp chuyến bay bị hủy.

Vietjet Air cho biết, để hỗ trợ khách hàng trên các chuyến bay ảnh hưởng do dịch Covid-19, hãng đã triển khai các phương án hỗ trợ khách hàng ảnh hưởng bởi việc điều chỉnh lịch bay.

Theo đó, khách có thể đổi thời gian bay miễn phí sang giai đoạn từ 24/4 đến 31/5 (ngoại trừ dịp nghỉ lễ 29/4 - 3/5), hoặc bảo lưu trong vòng 360 ngày, hoặc hoàn tiền trong 90 ngày.

Khách hàng có thể liên hệ đến các kênh bán vé và dịch vụ của hãng để được hỗ trợ.

Máy bay delay quá nhiều: Ai cũng nói lý, Bộ trưởng Thể ra lệnh cuối

Không thể để tình trạng máy bay delay chậm, hủy chuyến kéo dài. Cần có giải pháp nhanh, mạnh, đặc biệt để phục vụ 2/9, Tết dương lịch, âm lịch sắp tới - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu.

Tại buổi làm việc về công tác điều phối giờ cất, hạ cánh chiều qua, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, việc chậm, huỷ chuyến đang gây bức xúc trong xã hội.

Khách Hàn Quốc vẫn đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất

(Vietnamdaily) - Tuy nhiều chuyến bay từ TP.HCM đi Incheon (Seoul, Hàn Quốc) bị huỷ do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng nhiều chuyến bay từ Hàn Quốc vẫn đáp xuống Tân Sơn Nhất.

Khach Han Quoc van dap xuong san bay Tan Son Nhat
 Theo ghi nhận của PV, ngày 24/2, đường bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) - Incheon (Seoul, Hàn Quốc) vốn rất nhộn nhịp thì nay thưa vắng. Nhưng nhiều chuyến bay đã lên lịch trình sẵn trước đó từ Incheon vẫn hạ cánh và mang theo nhiều du khách từ Hàn Quốc tới Việt Nam.
Khach Han Quoc van dap xuong san bay Tan Son Nhat-Hinh-2
 Thông tin từ Bộ GTVT cho biết hầu hết hãng bay đã tạm dừng chặng Việt Nam - Deagu (Hàn Quốc), một số chặng tới Incheon (Seoul) cũng bị huỷ chuyến do vắng khách, chỉ còn một hãng vẫn khai thác các chuyến bay hợp đồng.

Tin mới