Hàn Tử Cao là ai mà được ví kiều diễm hơn Điêu Thuyền, Tây Thi?

Thế hệ sau này đều tin rằng Hàn Tử Cao và Trần Văn Đế Trần Thiến có tư tình.

Hàn Tử Cao là một mỹ nam nổi danh trong lịch sử. Chính vì thế mà có nhiều tác phẩm văn chương với nhiều chi tiết tô vẽ, thêm thắt về cuộc đời Hàn Tử Cao. Dẫn đến việc thế hệ sau này đều tin rằng Hàn Tử Cao và Trần Văn Đế Trần Thiến có tư tình, thậm chí còn có thông tin ông trở thành "nam Hoàng hậu".

Thực tế không giống như những câu chuyện truyền miệng.

Hàn Tử Cao sinh ra dưới thời Ngụy - Tấn, Nam - Bắc Triều, dù xuất thân trong một gia đình bình thường nhưng ông lại không như bao người xung quanh. Dung mạo mỹ miều đến mức 8 chữ "Chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn" cũng không đủ diễn tả. Tương truyền, năm vừa tròn 16 tuổi, Hàn Tử Cao đã có vẻ ngoài diễm lệ, khiết bạch sáng tươi như mỹ nữ, trán vuông tóc mượt, lông mày tự nhiên, bất kể ai đã từng gặp gỡ đều không thể không yêu mến.

Ông sống trong thời đại các chư hầu hỗn chiến, thiên hạ đại loạn, binh biến diễn ra trong nhiều năm liên tiếp. Nhưng, bất cứ kẻ địch nào giáp mặt với Hàn Tử Cao đều vứt bỏ vũ khí trong tay, bởi không ai nỡ làm tổn thương vẻ đẹp kiều diễm kia, dù chỉ là 1 sợi tóc. Không những không ra tay với Hàn Tử Cao mà còn đích thân hộ tống ông ra khỏi vòng vây nguy hiểm. Không hổ danh là mỹ nam thời cổ đại, nam nữ đều giết nhau vì ông.

Ảnh minh họa.

Sau này, trong thời gian xảy ra Loạn Hầu Cảnh, Hàn Tử Cao lánh nạn ở Kinh sư Kiến An. Kết thúc cảnh loạn lạc, Hàn Tử Cao trên đường trở về quê nhà đã tình cờ gặp Trần Thiến (cháu trai của Trần Vũ Đế Trần Bá Tiên). Mặc dù là thân nam nhi nhưng nhan sắc thiên tiên của Hàn Tử Cao đã khiến Trần Thiến nảy sinh sự thương mến và đã đưa Hàn Tử Cao đi cùng mình.

Thời điểm này, có không ít người vì muốn tìm nam sủng mà dẫn đến lục đục trong gia đình, vợ chồng bất hòa và ly hôn đã xảy ra. Trong quyển "Tống Thư" (một sách trong 24 sách lịch sử Trung Quốc, do Thẩm Ước người nhà Lương thời Nam triều viết và biên soạn) có viết: Sau thời vua Thái Khang, nam sủng phát triển mạnh, vượt qua cả nữ sắc.

Mà Hàn Tử Cao cũng "xao xuyến" với quyền lực của Trần Thiến, nghĩ rằng nếu dựa vào "đại thụ" này thì bản thân sẽ có giàu sang phú quý vô tận. Do vậy Hàn Tử Cao mới chấp nhận trở thành luyến đồng của Trần Thiến. (Từ thời Nam Bắc Triều, "Luyến đồng" ám chỉ những chàng trai trẻ đẹp bị quan lại quyền quý đùa bỡn như nữ nhân).

Chính vì điều này mà thế hệ sau mới có những tiểu thuyết, vở kịch như "Trần Tử Cao Truyện" của Lý Dực thời nhà Đường; "Tình sử" của Phùng Mộng Long thời nhà Minh; "Nam vương hậu" của Vương Ký Đức thời nhà Minh,... Mối quan hệ của 2 con người này đã khiến trí tưởng tượng của mọi người bay bổng không giới hạn.

Ảnh vẽ Trần Văn Đế.

Trên thực tế Hàn Tử Cao không phải là một người ẻo lả hay quá nữ tính. Theo các ghi chép lịch sử, sự tuấn mỹ của ông không chỉ về ngoại hình, mà ông còn giỏi cưỡi ngựa và bắn cung, cánh tay thon thả nhưng có thể kéo dây cung từ tay trái lẫn phải.

Không ít thiếu nữ đã điên đảo vì Hàn Tử Cao, trong đó có cả công chúa nhà Trần. Họ vì đêm ngày si mê Hàn Tử Cao, nhớ nhung đến mức ho ra máu mà chết.

Nhưng đẹp nhất vẫn là tâm hồn của Hàn Tử Cao, xuất thân nghèo khó nhưng không kiêu không nóng nảy, có tài có đức. Ông không những đã lãnh đạo quân đội lập nhiều chiến công, còn bày mưu tính kế giúp cho Trần Văn Đế, vì thế đã thăng quan tiến chức nhanh chóng.

Vì Hàn Tử Cao đa mưu túc trí nên thường đưa ra lời khuyên và đề xuất cho Trần Văn Đế, sớm đảm nhận vị trí quan trọng trong quân đội. Một tay Hàn Tử Cao giải quyết ổn thỏa thù trong giặc ngoài. Ông trở thành người mà Trần Văn Đế tin tưởng nhất.

Poster một bộ phim về Hàn Tử Cao và Trần Văn Đế.

Chính vì điều này, trong dân gian đã truyền nhau câu chuyện: Khi Trần Thiến đã trở thành Hoàng đế, khi ông nói muốn sách phong Hàn Tử Cao làm Hoàng hậu, ông đã vấp phải sự phản đối và những lời đàm tiếu trong triều, không thể không bỏ đi dự định này.

Trước lúc Trần Văn Đế mất vì bệnh, Hàn Tử Cao vẫn luôn ở bên cạnh dâng nước đưa thuốc, để lại trong lòng hoàng đế một sự ấm áp trước khi chết. Trong hoàng cung rộng lớn, tất cả mọi người đều đứng ngoài cửa, chỉ mỗi Hàn Tử Cao vẫn ngồi bên giường bệnh chăm sóc Trần Thiến, cùng trải qua giây phút cuối đời của ông.

Sau này, Hàn Tử Cao gặp án oan và bị ban chết khi chỉ mới 30 tuổi.

Hàn Tử Cao từ một mỹ thiếu niên 16 tuổi nghèo khổ, trải qua chinh chiến thiên hạ, vất vả gầy dựng sự nghiệp. Chỉ trong 10 năm, cuộc sống của ông tỏa sáng như vàng, nhưng lại buồn vui lẫn lộn.

Hai báu vật muôn đời bí ẩn trong lịch sử Trung Quốc

(Kiến Thức) - Trong nhiều thập kỷ qua, giới khảo cổ Trung Quốc phát hiện nhiều hiện vật quan trọng ẩn chứa những bí ẩn lịch sử khó giải đáp. Dù giới chuyên gia nỗ lực nghiên cứu nhưng đến nay vẫn chưa thể tìm ra lời giải khoa học.

Hai bau vat muon doi bi an trong lich su Trung Quoc
 Thanh kiếm ngàn năm không rỉ của Việt vương Câu Tiễn là một trong những bí ẩn lịch sử lớn nhất Trung Quốc. 

3 pháp bảo "thượng đả hôn quân, hạ đả gian thần" trong lịch sử Trung Quốc

Trong các bộ phim truyền hình chúng ta rất thường xuyên nghe thấy câu "Thượng Phương Bảo Kiếm ở đây, nhìn thấy kiếm như nhìn thấy Hoàng Thượng". Tuy nhiên, trong lịch sử thật sự tồn tại những pháp bảo cho phép người sở hữu có quyền "thượng đả hôn quân, hạ đả gian thần" như vậy.

Thượng Phương Bảo Kiếm

Đọc nhiều nhất

Tin mới