Hàn Quốc phản ứng về vụ Triều Tiên bắn chết quan chức nước này

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bố việc Triều Tiên bắn chết một quan chức Bộ Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc là một vụ việc "gây sốc" không thể dung thứ cho dù có đưa ra bất kỳ lý do gì.

Hàn Quốc phản ứng về vụ Triều Tiên bắn chết quan chức nước này
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 24/9, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bố việc Triều Tiên bắn chết một quan chức Bộ Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc là một vụ việc "gây sốc" không thể dung thứ cho dù có đưa ra bất kỳ lý do gì.
Theo người phát ngôn Phủ Tổng thống Hàn Quốc Kang Min-seok, Tổng thống Moon Jae-in đã kêu gọi Triều Tiên thực hiện các biện pháp "có trách nhiệm" liên quan đến vụ việc này.
Ông cũng ra lệnh cho quân đội Hàn Quốc tăng cường hơn nữa thế trận an ninh và chuẩn bị đầy đủ để bảo vệ cuộc sống và sự an toàn của người dân.
Cùng ngày, Chủ tịch đảng Dân chủ (DP) cầm quyền Hàn Quốc Lee Nak-yon đã lên án việc quân đội Triều Tiên bắn chết một quan chức Hàn Quốc, đồng thời bày tỏ lấy làm tiếc trước vụ việc này.
Han Quoc phan ung ve vu Trieu Tien ban chet quan chuc nuoc nay
 Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Chủ tịch đảng DP khẳng định: "Vụ việc mới này đã vi phạm tinh thần Tuyên bố Panmunjom và Tuyên bố Bình Nhưỡng,” đề cập đến các thỏa thuận đã ký giữa Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hồi năm 2018.
Ông cho rằng vụ việc cũng làm tiêu tan hy vọng của người dân Hàn Quốc về một mối quan hệ liên Triều tốt đẹp hơn và một nền hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên.
Chủ tịch đảng DP Lee Nak-yon nhấn mạnh DP mạnh mẽ yêu cầu một lời xin lỗi về hành động này, cũng như kêu gọi trừng phạt những người có trách nhiệm.
Ông kêu gọi Chính phủ Hàn Quốc nhanh chóng thông báo cho dân chúng chi tiết vụ việc và đưa ra các biện pháp để hạn chế bất kỳ mối đe dọa nào của Triều Tiên đối với công dân Hàn Quốc ở khu vực biên giới.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi các nghị sỹ nhận được thông báo tóm tắt về vụ việc từ Thứ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Park Jae-min tại Quốc hội.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã bắn chết một quan chức Hàn Quốc bị mất tích trên biển vào đầu tuần này.
Quan chức 47 tuổi thuộc Bộ Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc đã bị mất tích trưa ngày 21/9 khi đang làm nhiệm vụ trên một tàu tuần tra ở vùng biển ngoài khơi đảo Yeonpyeong. Có nhiều đồn đoán rằng ông này có thể đã nhảy xuống biển.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc yêu cầu Bình Nhưỡng đưa ra lời giải thích và trừng phạt những người có trách nhiệm.

Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ hai có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - Hồi tháng 10/2007, Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần hai được tổ chức tại thủ đô Bình Nhưỡng. Khi đó, ông Roh Moo-huyn trở thành vị Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên đi bộ qua đường phân chia ranh giới quân sự giữa hai miền Triều Tiên.

Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ hai có gì đặc biệt?
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ hai, diễn ra từ ngày 2 đến 4/10/2007, tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên. Khi đó, ông Roh Moo-hyun (giữa) đã trở thành nhà lãnh đạo tối cao đầu tiên của Hàn Quốc đi qua đường phân chia ranh giới quân sự bằng đường bộ kể từ sau khi hai miền Triều Tiên bị chia cắt. Ảnh: Pool.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ hai, diễn ra từ ngày 2 đến 4/10/2007, tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên. Khi đó, ông Roh Moo-hyun (giữa) đã trở thành nhà lãnh đạo tối cao đầu tiên của Hàn Quốc đi qua đường phân chia ranh giới quân sự bằng đường bộ kể từ sau khi hai miền Triều Tiên bị chia cắt. Ảnh: Pool. 
Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il (trái) gặp gỡ nhau lần đầu tiên trong lễ đón chính thức diễn ra tại Trung tâm Văn hóa 25/4 ở thủ đô Bình Nhưỡng hôm 2/10/2007. Ảnh: Getty.
Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il (trái) gặp gỡ nhau lần đầu tiên trong lễ đón chính thức diễn ra tại Trung tâm Văn hóa 25/4 ở thủ đô Bình Nhưỡng hôm 2/10/2007. Ảnh: Getty. 
Tổng thống Roh Moo-huyn duyệt đội danh dự trong lễ đón chính thức ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: Korea Times.
 Tổng thống Roh Moo-huyn duyệt đội danh dự trong lễ đón chính thức ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: Korea Times.
Cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun và Chủ tịch Kim Jong-il đã diễn ra hôm 3/10/2007. Ảnh: Yonhap.
 Cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun và Chủ tịch Kim Jong-il đã diễn ra hôm 3/10/2007. Ảnh: Yonhap.
Hai nhà lãnh đạo Hàn-Triều cùng đồng thuận về "Tuyên bố vì hòa bình thịnh vượng và phát triển quan hệ liên Triều (Tuyên bố ngày 4 tháng 10)". Ảnh: Tổng thống Roh Moo-hyun và Chủ tịch Kim Jong-il ký tên vào bản thỏa thuận chung liên Triều ngày 4/10/2007. Ảnh: Chosun Ilbo.
 Hai nhà lãnh đạo Hàn-Triều cùng đồng thuận về "Tuyên bố vì hòa bình thịnh vượng và phát triển quan hệ liên Triều (Tuyên bố ngày 4 tháng 10)". Ảnh: Tổng thống Roh Moo-hyun và Chủ tịch Kim Jong-il ký tên vào bản thỏa thuận chung liên Triều ngày 4/10/2007. Ảnh: Chosun Ilbo. 
Tổng thống Roh và Chủ tịch Kim cùng đồng tình về tính cần thiết của việc chấm dứt trạng thái đình chiến và xây dựng thể chế hòa bình vĩnh viễn. Ảnh: Zimbio.
Tổng thống Roh và Chủ tịch Kim cùng đồng tình về tính cần thiết của việc chấm dứt trạng thái đình chiến và xây dựng thể chế hòa bình vĩnh viễn. Ảnh: Zimbio.
Hội nghị thượng đỉnh Hàn-Triều lần thứ hai đã đưa ra tầm nhìn bao quát nhằm khắc phục các yếu tố gây cản trở trong thời gian trước đó và phát triển mối quan hệ song phương dựa trên nền tảng kinh nghiệm giao lưu trong suốt 7 năm kể từ sau khi thông qua bản Tuyên bố chung ngày 15 tháng 6. Ảnh: Hai nhà lãnh đạo Hàn-Triều nâng cốc trong buổi tiệc trưa ở thủ đô Bình Nhưỡng ngày 4/10. Getty.
 Hội nghị thượng đỉnh Hàn-Triều lần thứ hai đã đưa ra tầm nhìn bao quát nhằm khắc phục các yếu tố gây cản trở trong thời gian trước đó và phát triển mối quan hệ song phương dựa trên nền tảng kinh nghiệm giao lưu trong suốt 7 năm kể từ sau khi thông qua bản Tuyên bố chung ngày 15 tháng 6. Ảnh: Hai nhà lãnh đạo Hàn-Triều nâng cốc trong buổi tiệc trưa ở thủ đô Bình Nhưỡng ngày 4/10. Getty.
Tổng thống Roh và Chủ tịch Kim đã tái khẳng định ý chí mong muốn phi hạt nhân hóa và tái thiết hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, cùng nhất trí về những nỗ lực chung nhằm hiện thực hóa điều này. Ảnh: Zimbio.
Tổng thống Roh và Chủ tịch Kim đã tái khẳng định ý chí mong muốn phi hạt nhân hóa và tái thiết hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, cùng nhất trí về những nỗ lực chung nhằm hiện thực hóa điều này. Ảnh: Zimbio.
Tổng thống Roh Moo-hyun cùng phu nhân đang nâng ly chúc mừng với Chủ tịch Kim Jong-il trong bữa tiệc trưa chia tay diễn ra tại Yeongbingwan hôm 4/10. Ảnh: Korea.net.
 Tổng thống Roh Moo-hyun cùng phu nhân đang nâng ly chúc mừng với Chủ tịch Kim Jong-il trong bữa tiệc trưa chia tay diễn ra tại Yeongbingwan hôm 4/10. Ảnh: Korea.net.
Tổng thống Roh Moo-hyun vẫy tay chào người dân trong buổi lễ chia tay đoàn đại biểu Hàn Quốc sang thăm Triều Tiên được tổ chức ở phía Nam cầu Thống nhất, Paju. Ảnh: Korea.net.
 Tổng thống Roh Moo-hyun vẫy tay chào người dân trong buổi lễ chia tay đoàn đại biểu Hàn Quốc sang thăm Triều Tiên được tổ chức ở phía Nam cầu Thống nhất, Paju. Ảnh: Korea.net.
Tổng thống Roh Moo-hyun ghé thăm Khu công nghiệp Gaeseong và thị sát ở đây trên đường về nước. Ảnh: Korea.net.
Tổng thống Roh Moo-hyun ghé thăm Khu công nghiệp Gaeseong và thị sát ở đây trên đường về nước. Ảnh: Korea.net.

Không khí ở Hàn Quốc trong ngày Thượng đỉnh liên Triều lịch sử

(Kiến Thức) - Ống kính phóng viên đã ghi lại bầu không khí ở Hàn Quốc trong ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba, giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. 

Không khí ở Hàn Quốc trong ngày Thượng đỉnh liên Triều lịch sử
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt đầu cuộc hội đàm lịch sử tại phòng họp trên tầng hai của Nhà Hòa Bình trong ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm phía Hàn Quốc vào lúc 10h30 sáng 27/4 (giờ địa phương). Ảnh: CNN.
 Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt đầu cuộc hội đàm lịch sử tại phòng họp trên tầng hai của Nhà Hòa Bình trong ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm phía Hàn Quốc vào lúc 10h30 sáng 27/4 (giờ địa phương). Ảnh: CNN.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba này mang ý nghĩa lịch sử lớn lao, đặc biệt là đối với người dân ở hai miền Triều Tiên. Ảnh: Getty.
 Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba này mang ý nghĩa lịch sử lớn lao, đặc biệt là đối với người dân ở hai miền Triều Tiên. Ảnh: Getty.
Rất đông người dân Hàn Quốc vẫy cờ thống nhất khi theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh Hàn-Triều qua màn hình lớn ở thành phố Paju ngày 27/4. Ảnh: AP.
 Rất đông người dân Hàn Quốc vẫy cờ thống nhất khi theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh Hàn-Triều qua màn hình lớn ở thành phố Paju ngày 27/4. Ảnh: AP.
Các thành viên nữ thuộc tổ chức yêu hòa bình của phụ nữ Hàn Quốc tuần hành ủng hộ Hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại Paju, gần biên giới với Triều Tiên. Ảnh: AP.
Các thành viên nữ thuộc tổ chức yêu hòa bình của phụ nữ Hàn Quốc tuần hành ủng hộ Hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại Paju, gần biên giới với Triều Tiên. Ảnh: AP. 
Người dân Hàn Quốc chăm chú theo dõi cuộc hội đàm lịch sử được phát sóng trực tiếp qua ti vi tại một nhà ga ở thủ đô Seoul ngày 27/4. Ảnh: CNN.
 Người dân Hàn Quốc chăm chú theo dõi cuộc hội đàm lịch sử được phát sóng trực tiếp qua ti vi tại một nhà ga ở thủ đô Seoul ngày 27/4. Ảnh: CNN.
Mọi người tập trung tại một nhà ga ở Seoul khi theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Tổng thống Moon và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un qua màn hình lớn. Ảnh: Getty.
 Mọi người tập trung tại một nhà ga ở Seoul khi theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Tổng thống Moon và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un qua màn hình lớn. Ảnh: Getty.
Không chỉ ở trong nước, người dân Hàn Quốc sinh sống ở nước ngoài cũng rất quan tâm đến sự kiện lịch sử này. Ảnh: Một nhóm người ở khu phố Hàn (Koreatown), Los Angeles (Mỹ), ngồi trong nhà hàng theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh liên Triều qua ti vi. Ảnh: AP.
 Không chỉ ở trong nước, người dân Hàn Quốc sinh sống ở nước ngoài cũng rất quan tâm đến sự kiện lịch sử này. Ảnh: Một nhóm người ở khu phố Hàn (Koreatown), Los Angeles (Mỹ), ngồi trong nhà hàng theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh liên Triều qua ti vi. Ảnh: AP.
Người dân Hàn Quốc tại Paju tuần hành ủng hộ cuộc hội đàm lịch sử liên Triều hôm 26/4. Ảnh: Getty.
 Người dân Hàn Quốc tại Paju tuần hành ủng hộ cuộc hội đàm lịch sử liên Triều hôm 26/4. Ảnh: Getty.
Có thể thấy, người dân Hàn Quốc rất mong chờ hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Getty.
 Có thể thấy, người dân Hàn Quốc rất mong chờ hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Getty.
“Tôi rất hoan nghênh, tin tưởng vào cuộc gặp thượng đỉnh lần này và hy vọng hội nghị sẽ diễn ra tốt đẹp”, ông Kim Ju-hong, một người dân Hàn Quốc, chia sẻ. Ảnh: AJ.
“Tôi rất hoan nghênh, tin tưởng vào cuộc gặp thượng đỉnh lần này và hy vọng hội nghị sẽ diễn ra tốt đẹp”, ông Kim Ju-hong, một người dân Hàn Quốc, chia sẻ. Ảnh: AJ. 

Giới quan sát nói gì về Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều lần ba?

(Kiến Thức) - Giới quan sát quốc tế nhận định, việc tổ chức hội đàm thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Tổng thống Moon Jae-in đã giúp nâng cao vai trò và vị thế của Hàn Quốc trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Giới quan sát nói gì về Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều lần ba?
Theo Sputnik, các chuyên gia phân tích đã đưa ra một số ý kiến, nhận định xung quanh cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lịch sử đang diễn ra tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm phía Hàn Quốc hôm nay (27/4).
Các chuyên gia cho rằng, với việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh liên Triều với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Tổng thống Moon Jae-in đã nâng tầm vị thế của Hàn Quốc trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và có thể tiếp tục đóng vai trò “cầu nối” quan trọng giữa Bình Nhưỡng và Washington trong các cuộc đàm phán trong tương lai.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.