Hàn Quốc lần đầu tiết lộ số bom hạt nhân của Triều Tiên

Chính phủ Hàn Quốc ước đoán kho vũ khí Triều Tiên hiện có tối đa 60 quả bom hạt nhân, lần đầu công khai nhận định về quy mô sức mạnh hạt nhân của nước láng giềng phía bắc.
 

Trả lời Quốc hội Hàn Quốc ngày 1/10, Bộ trưởng Thống nhất Cho Myoung Gyon cho biết các báo cáo tình báo ước tính kho vũ khí của Triều Tiên có từ 20 đến 60 quả bom hạt nhân.
Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc vẫn chưa chính thức bình luận về con số mà vị bộ trưởng công bố.
Han Quoc lan dau tiet lo so bom hat nhan cua Trieu Tien
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung Gyon. Ảnh: AP. 
Có ý kiến cho rằng ông Cho Myoung Gyon đã vô tình tiết lộ thông tin mật. Trong một thông cáo sau phiên chất vấn, Bộ Thống nhất Hàn Quốc nhấn mạnh phát ngôn của ông Cho không đồng nghĩa với một tuyên bố chính thức thừa nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân.
Cách đính chính này hàm ý Seoul sẽ tiếp tục nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, theo AP.
Trước đó, nhiều tổ chức dân sự cũng đưa ra con số ước đoán tương tự về số vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Những số liệu này dựa trên năng suất chế tạo nguyên liệu hạt nhân của các lò phản ứng ở Triều Tiên.
Theo các báo cáo chính thức mà Hàn Quốc từng công bố, Triều Tiên có thể đã sản xuất được 50 kg plutonium cấp độ vũ khí, đủ khả năng chế tạo ít nhất 8 quả bom hạt nhân. Các chuyên gia nhận định mỗi đầu đạn mà Triều Tiên chế tạo có thể sử dụng tối đa 8 kg plutonium.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Standford (Mỹ) đầu năm nay ước đoán Bình Nhưỡng có đủ nguyên liệu để chế tạo từ 25 đến 50 vũ khí hạt nhân. Nghiên cứu có sự tham gia của chuyên gia vật lý nguyên tử Siegfried Hecker, nhà khoa học Mỹ duy nhất từng tham quan cơ sở nghiên cứu hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên vào năm 2004.
Nhiều nhà quan sát tình hình bán đảo Triều Tiên nghi ngờ Bình Nhưỡng và nhà lãnh đạo Kim Jong Un còn cho vận hành một số cơ sở làm giàu uranium bí mật, tránh khỏi “tầm mắt” của các vệ tinh do thám.
Han Quoc lan dau tiet lo so bom hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-2
 Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trao đổi với các nhà khoa học hạt nhân trước thềm vụ thử bom H cuối năm 2017. Ảnh: KCNA.
Ông Kim từ đầu năm 2018 đã tuyên bố muốn tập trung nguồn lực phát triển kinh tế, khẳng định quá trình xây dựng năng lực răn đe hạt nhân đã hoàn thành. Từ đó, Triều Tiên tái khởi động quá trình đàm phán giải trừ vũ khí hạt nhân với Hàn Quốc và Mỹ.
Tuy nhiên, đàm phán rơi vào bế tắc nhiều tháng qua, kể từ sau hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 6 ở Singapore giữa ông Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Đọ tài "thao lược" của hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều Tiên

(Kiến Thức) - Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới tại Singapore khiến Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un đang trở thành tâm điểm của thế giới. Cùng nhìn lại dấu ấn nổi bật trong sự nghiệp "chính trị" của hai nhà lãnh đạo nổi tiếng này. 

Tổng thống Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2017. Trên cương vị người đứng đầu nước Mỹ suốt hơn một năm qua, ông chủ Nhà Trắng đã ký nhiều sắc lệnh và đưa ra những quyết định khiến cả thế giới thay đổi. Ảnh: FT.
Tổng thống Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2017. Trên cương vị người đứng đầu nước Mỹ suốt hơn một năm qua, ông chủ Nhà Trắng đã ký nhiều sắc lệnh và đưa ra những quyết định khiến cả thế giới thay đổi.  Ảnh: FT.
Trong thông báo mới đây sau 500 ngày làm tổng thống của ông Trump, phát ngôn viên của Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết: "Kể từ khi nhậm chức đến nay, Tổng thống Trump đã giúp tăng cường vai trò lãnh đạo, an ninh, thịnh vượng cũng như trách nhiệm của nước Mỹ". Ảnh: FT.
 Trong thông báo mới đây sau 500 ngày làm tổng thống của ông Trump, phát ngôn viên của Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết: "Kể từ khi nhậm chức đến nay, Tổng thống Trump  đã giúp tăng cường vai trò lãnh đạo, an ninh, thịnh vượng cũng như trách nhiệm của nước Mỹ".  Ảnh: FT.
Nhà Trắng cũng khẳng định những thành tựu về kinh tế và chính trị mà nước này đạt được dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: FT.
 Nhà Trắng cũng khẳng định những thành tựu về kinh tế và chính trị mà nước này đạt được dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.  Ảnh: FT.
“Nền kinh tế (Mỹ) mạnh mẽ hơn, người dân lạc quan hơn, và hoạt động kinh doanh đang bùng nổ. Cũng có một số thành tựu chính sách ngoại giao lớn. Tôi nghĩ mối quan hệ với vài nhà lãnh đạo nước ngoài đã được tăng cường”, phát ngôn viên Sarah nói. Ảnh: FT.
 “Nền kinh tế (Mỹ) mạnh mẽ hơn, người dân lạc quan hơn, và hoạt động kinh doanh đang bùng nổ. Cũng có một số thành tựu chính sách ngoại giao lớn. Tôi nghĩ mối quan hệ với vài nhà lãnh đạo nước ngoài đã được tăng cường”, phát ngôn viên Sarah nói. Ảnh: FT.
Tổng thống Trump (phải) bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức, ngày 7/7/2017. Ảnh: FT.
Tổng thống Trump (phải) bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức, ngày 7/7/2017. Ảnh: FT. 
Đáng chú ý nhất trong thời gian cầm quyền của ông Trump đến thời điểm hiện tại có thể nói là cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ- Triều sắp tới tại Singapore, nơi Tổng thống Trump sẽ có cuộc hội đàm trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12/6. Ảnh: Sky News.
Đáng chú ý nhất trong thời gian cầm quyền của ông Trump đến thời điểm hiện tại có thể nói là cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ- Triều sắp tới tại Singapore, nơi Tổng thống Trump sẽ có cuộc hội đàm trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12/6. Ảnh: Sky News. 
"Ông Trump đã tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ trên trường quốc tế", trích thông báo của Nhà Trắng. Ảnh: FT.
"Ông Trump đã tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ trên trường quốc tế", trích thông báo của Nhà Trắng. Ảnh: FT.
Với những động thái tích cực gần đây của Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng đang trở nên nổi bật trong giới nguyên thủ quốc tế. Năm 2011, Chủ tịch Kim Jong-il qua đời và ông Kim Jong-un chính thức trở thành lãnh đạo Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
 Với những động thái tích cực gần đây của Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng đang trở nên nổi bật trong giới nguyên thủ quốc tế. Năm 2011, Chủ tịch Kim Jong-il qua đời và ông Kim Jong-un chính thức trở thành lãnh đạo Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
Sau khi kế nhiệm, ông Kim Jong-un đã nhanh chóng thiết lập quyền lực. Các cuộc thử nghiệm tên lửa-hạt nhân của Triều Tiên vẫn liên tục diễn ra dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-un, bấp chấp những sự chỉ trích và các biện pháp cấm vận từ cộng đồng quốc tế. Ảnh: News Nation.
 Sau khi kế nhiệm, ông Kim Jong-un đã nhanh chóng thiết lập quyền lực. Các cuộc thử nghiệm tên lửa-hạt nhân của Triều Tiên vẫn liên tục diễn ra dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-un, bấp chấp những sự chỉ trích và các biện pháp cấm vận từ cộng đồng quốc tế. Ảnh:  News Nation.
Sau khi tuyên bố đã hoàn tất chương trình vũ khí, nhà lãnh đạo Kim Jong-un thông báo trọng tâm chính của ông sẽ là phát triển kinh tế. Chính vì vậy, ông cần phải tạo lập các liên minh và tái thiết các mối quan hệ cũ, trước hết là với Trung Quốc - đối tác thương mại chính của Triều Tiên. Ảnh: BI.
 Sau khi tuyên bố đã hoàn tất chương trình vũ khí, nhà lãnh đạo Kim Jong-un thông báo trọng tâm chính của ông sẽ là phát triển kinh tế. Chính vì vậy, ông cần phải tạo lập các liên minh và tái thiết các mối quan hệ cũ, trước hết là với Trung Quốc - đối tác thương mại chính của Triều Tiên. Ảnh: BI.
Chỉ trong vòng hơn một tháng qua, ông Kim Jong-un đã hai lần tới thăm Trung Quốc và hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình. Chuyến thăm Trung Quốc lần thứ hai của ông Kim Jong-un trong năm nay vào hồi tháng 5/2018, diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, chứng tỏ Triều Tiên "đề cao" Trung Quốc và muốn nước này đóng vai trò lớn hơn trong quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo (Triều Tiên). Ảnh: Reuters.
 Chỉ trong vòng hơn một tháng qua, ông Kim Jong-un đã hai lần tới thăm Trung Quốc và hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình. Chuyến thăm Trung Quốc lần thứ hai của ông Kim Jong-un trong năm nay vào hồi tháng 5/2018, diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, chứng tỏ Triều Tiên "đề cao" Trung Quốc và muốn nước này đóng vai trò lớn hơn trong quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo (Triều Tiên). Ảnh: Reuters.
Chủ tịch Kim Jong-un đã có cuộc gặp “bí mật” với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 9/5 để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều. Ảnh: Ảnh: Reuters.
 Chủ tịch Kim Jong-un đã có cuộc gặp “bí mật” với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 9/5 để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều. Ảnh: Ảnh: Reuters.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng tích cực "cải thiện" quan hệ với Hàn Quốc. Chỉ trong vòng một tháng, ông Kim Jong-un đã có hai cuộc hội đàm thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào ngày 27/4 và 26/5. Ảnh: Reuters.
 Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng tích cực "cải thiện" quan hệ với Hàn Quốc. Chỉ trong vòng một tháng, ông Kim Jong-un đã có hai cuộc hội đàm thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào ngày 27/4 và 26/5. Ảnh: Reuters.
Và có thể nói, với việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ gặp trực tiếp Tổng thống Trump tại Singapore vào ngày 12/6, ông đã chuyển từ vị trí bị quốc tế cô lập đến vị thế của một nhà lãnh đạo ở trung tâm "sân khấu" chính trị thế giới. Ảnh: Chin Journal.
 Và có thể nói, với việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ gặp trực tiếp Tổng thống Trump tại Singapore vào ngày 12/6, ông đã chuyển từ vị trí bị quốc tế cô lập đến vị thế của một nhà lãnh đạo ở trung tâm "sân khấu" chính trị thế giới. Ảnh: Chin Journal.

Mời độc giả xem thêm video: Thượng đỉnh Mỹ-Triều "gọi tên" Singapore (Nguồn: VTC14)

Ông Donald Trump, Kim Jong-un sẽ đạt thoả thuận gì ở Thượng đỉnh Mỹ-Triều?

(Kiến Thức) - Thỏa thuận hòa bình nhằm chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên, phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên và Mỹ rút quân đồn trú tại Hàn Quốc,… dự đoán sẽ là ba vấn đề trọng tâm của Thượng đỉnh Mỹ-Triều ngày 12/6.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, sẽ diễn ra vào lúc 9h sáng ngày 12/6 (giờ địa phương) tại khách sạn Capella nằm trên đảo nghỉ dưỡng Sentosa của Singapore.
Tại sự kiện chính trị “nóng” nhất và được cả thế giới quan tâm này, hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều Tiên dự kiến sẽ thảo luận về ba vấn đề trọng điểm gồm: Thỏa thuận hòa bình chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên, phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và Mỹ rút quân đồn trú tại Hàn Quốc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.