Hạn hán ở Ấn Độ qua bộ ảnh mới nhất

Hạn hán ở Ấn Độ qua bộ ảnh mới nhất

(Kiến Thức) - Kênh truyền hình Al Jazeera giới thiệu một bộ ảnh chân thực ghi lại tình trạng hạn hán ở Ấn Độ, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống người dân.

Những cây chết khô trên sườn đồi gần Dharur, huyện Beed, bang Maharashtra. Dù chưa chính thức bước vào đợt cao điểm của mùa hè nhưng tình trạng  hạn hán ở Ấn Độ năm nay có nhiều diễn biến phức tạp. Đặc biệt,, vùng Marathwada, tỉnh miền tây Maharashtra đang hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỉ qua.
Những cây chết khô trên sườn đồi gần Dharur, huyện Beed, bang Maharashtra. Dù chưa chính thức bước vào đợt cao điểm của mùa hè nhưng tình trạng hạn hán ở Ấn Độ năm nay có nhiều diễn biến phức tạp. Đặc biệt,, vùng Marathwada, tỉnh miền tây Maharashtra đang hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỉ qua.
Dân làng ở làng Sathe Nagar tranh nhau hứng nước từ xe bồn do chính quyền địa phương đưa tới. Cứ 8 ngày, sẽ có một xe chở nước của chính quyền tới để cấp nước sạch cho mọi người. Trong khoảng thời gian giữa các tuần đó, người dân phải tự bỏ tiền túi ra để mua nước sạch của tư nhân.
Dân làng ở làng Sathe Nagar tranh nhau hứng nước từ xe bồn do chính quyền địa phương đưa tới. Cứ 8 ngày, sẽ có một xe chở nước của chính quyền tới để cấp nước sạch cho mọi người. Trong khoảng thời gian giữa các tuần đó, người dân phải tự bỏ tiền túi ra để mua nước sạch của tư nhân.
Chính quyền địa phương mở 327 trại tập trung gia súc ở ba huyện chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của trận hạn hán là Beed, Latur và Osmanabad để cung cấp thức ăn và nước sạch cho hơn 300.000 gia súc.
Chính quyền địa phương mở 327 trại tập trung gia súc ở ba huyện chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của trận hạn hán là Beed, Latur và Osmanabad để cung cấp thức ăn và nước sạch cho hơn 300.000 gia súc.
Deubai Disle (60 tuổi) đang thu hoạch hạt kê. Bà cho biết, năm nay thu hoạch hạt kê của bà giảm mất 1/5 so với mọi năm. Nông dân, những người trồng mía, bông, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đợt hạn hán nghiêm trọng ở Ấn Độ này. Mùa màng thất bát trong suốt ba năm qua đã đẩy nhiều người tới bờ vực thẳm.
Deubai Disle (60 tuổi) đang thu hoạch hạt kê. Bà cho biết, năm nay thu hoạch hạt kê của bà giảm mất 1/5 so với mọi năm. Nông dân, những người trồng mía, bông, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đợt hạn hán nghiêm trọng ở Ấn Độ này. Mùa màng thất bát trong suốt ba năm qua đã đẩy nhiều người tới bờ vực thẳm.
Để đổ đầy bể chứa nước phục vụ nông nghiệp, người dân phải bỏ tiền chừng 100-200 rupee (chừng 1,5 USD-3 USD). Một số người cho biết, hạn hán nặng ở Ấn Độ năm nay còn tồi tệ hơn cả trận hạn hán năm 1972.
Để đổ đầy bể chứa nước phục vụ nông nghiệp, người dân phải bỏ tiền chừng 100-200 rupee (chừng 1,5 USD-3 USD). Một số người cho biết, hạn hán nặng ở Ấn Độ năm nay còn tồi tệ hơn cả trận hạn hán năm 1972.
Các chị em phụ nữ chờ tới lượt để hứng nước khi một xe bồn chứa nước của chính quyền tới Gadade Galli, thành phố Latur.
Các chị em phụ nữ chờ tới lượt để hứng nước khi một xe bồn chứa nước của chính quyền tới Gadade Galli, thành phố Latur.
Bà lão 70 tuổi sống cô đơn một mình không người nương tựa cũng phải vật lộn để chống chọi với tình trạng thiếu nước trầm trọng trong 3 năm qua.
Bà lão 70 tuổi sống cô đơn một mình không người nương tựa cũng phải vật lộn để chống chọi với tình trạng thiếu nước trầm trọng trong 3 năm qua.
Các nông dân đang nhận những cây mía chặt nhỏ dùng làm thức ăn cho gia súc của họ tại một khu chăn nuôi tập trung ở Siddwadi, Beed.
Các nông dân đang nhận những cây mía chặt nhỏ dùng làm thức ăn cho gia súc của họ tại một khu chăn nuôi tập trung ở Siddwadi, Beed.
Chị Kushai Dalye (45 tuổi) đang phải vật lộn với khoản nợ lên tới 300.000 INR do mùa màng thất bát. Chồng chị đã nháy xuống giếng làng tự tử do khủng hoảng tài chính.
Chị Kushai Dalye (45 tuổi) đang phải vật lộn với khoản nợ lên tới 300.000 INR do mùa màng thất bát. Chồng chị đã nháy xuống giếng làng tự tử do khủng hoảng tài chính.
Những người phụ nữ trong hình đã phải ngồi xếp hàng đợi xe nước về.
Những người phụ nữ trong hình đã phải ngồi xếp hàng đợi xe nước về.
Một xe chở bồn nước tư nhân đang xả nước tại một công trường xây dựng.
Một xe chở bồn nước tư nhân đang xả nước tại một công trường xây dựng.
Những người đàn ông phải bám chắc vào những sợi dây để lấy nước ở dưới giếng sâu. "Chúng tôi sợ sẽ bị rơi xuống giếng, nhưng chúng tôi cần nước để sống", anh Sandip Kamble nối.
Những người đàn ông phải bám chắc vào những sợi dây để lấy nước ở dưới giếng sâu. "Chúng tôi sợ sẽ bị rơi xuống giếng, nhưng chúng tôi cần nước để sống", anh Sandip Kamble nối.
Những người phụ nữ đang tập trung đông đủ trong một buổi họp ở ủy ban. Họ phàn nàn rằng, mỗi ngày họ phải đi bộ chừng 3 km để lấy nước sạch trong khi chẳng có xe chở nước nào tới chỗ họ ở trong 4 tháng qua.
Những người phụ nữ đang tập trung đông đủ trong một buổi họp ở ủy ban. Họ phàn nàn rằng, mỗi ngày họ phải đi bộ chừng 3 km để lấy nước sạch trong khi chẳng có xe chở nước nào tới chỗ họ ở trong 4 tháng qua.
Trong tuần đầu tiên của tháng 3/2016, nông dân từ 11 làng gần khu vực hồ chứa Dongargaon biểu tình yêu cầu nhà chức trách chuyển nước tới chỗ họ dưới sự bảo vệ của cảnh sát.
Trong tuần đầu tiên của tháng 3/2016, nông dân từ 11 làng gần khu vực hồ chứa Dongargaon biểu tình yêu cầu nhà chức trách chuyển nước tới chỗ họ dưới sự bảo vệ của cảnh sát.

GALLERY MỚI NHẤT