Nguồn gốc ngày Rằm tháng Giêng
Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Tết Thượng nguyên) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngày xưa, tết Nguyên Tiêu là dịp mà nhà vua thiết đãi Trạng Nguyên nên còn được gọi là Tết Trạng Nguyên. Khi du nhập vào nước ta, Tết Nguyên Tiêu được cải hóa theo Phật Giáo, là tết cầu bình an cho cả năm, tết thường cúng chay.
Trong ngày tết Nguyên Tiêu thông thường có 3 lễ cúng:
– Lễ cúng cầu may đầu năm.
– Tết lại (hay là tết ăn bù) để cho mọi người có thể đi chúc tết con cháu, hàng xóm mà không cần kiêng khem gì.
– Cúng sao giải hạn.
Kiêng câu cá ngày trăng tròn
Ảnh minh hoạ |
Theo quan niệm tâm linh của người Việt, hành động câu cá vào ngày rằm sẽ mang lại cho người đó vận hạn đen đủi. Chính vì điều này, vào ngày rằm người ta thường không đi câu cá.
Không chơi trốn tìm
Buổi tối, không chơi năm mười, hay còn gọi là cút bắt (trốn tìm) sau 10h, bởi khi chơi, xui xẻo sẽ bị ma dấu.
Kiêng nói bậy, chửi tục
Nói bậy chửi tục chắc chắn cũng phản ánh một phần nào đó văn hóa của mỗi người. Đây cũng là điều mà rất nhiều người kiêng kỵ để không xuất hiện trong những ngày đầu tháng.
Nhiều người quan niệm nếu đầu tháng, rằm mà nói bậy chửi tục thì cả tháng sẽ gặp những chuyện thị phi.
Kiêng quan hệ nam nữ
Trong ngày Tết, mùng 1, ngày rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.
Hiện nay, quan niệm này tuy đã không còn nặng nề như trước nhưng trên thực tế, không ít cặp vợ chồng vẫn kiêng khem và đại kỵ chuyện ấy trong những thời khắc nhạy cảm.
Không chải tóc, soi gương nửa đêm rằm tháng Giêng
Nhiều người có thói quen chải tóc, soi gương trước khi đi ngủ, đặc biệt là các bạn nữ thường hay tẩy trang và bôi kem dưỡng da trước khi ngủ. Nhưng xưa kia, các cụ ta đặc biệt kiêng việc chải tóc hay soi gương vào đêm khuya.
Các cụ quan niệm đó là khi giao thời giữa đêm và ngày, các cô hồn hay lang thang tìm chỗ nương náu, chải tóc vào đêm khuya, nếu tóc rụng ra, có nghĩa là phần dương khí theo tóc toát ra nhiều, âm khí mạnh lên, tạo điều kiện cho cô hồn xâm nhập hoặc quậy phá.
(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, cung cấp nội dung phong tục dân gian cho bạn đọc).