Tiểu Trần, 29 tuổi, làm nhân viên văn phòng cho một công ty ở Lâm Bình, Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc. Cô thường làm việc từ 9 giờ đến 5 giờ chiều. Chỉ cần có thời gian rảnh, cô lại gặp gỡ một vài người bạn để chơi các môn thể thao ngoài trời như leo núi cắm trại, đi bộ đường dài và đạp xe đạp, không cho bản thân ngơi nghỉ.
Ngạc nhiên thay, vào nửa tháng trước, một cô gái trẻ tươi sáng và lạc quan như vậy lại bất ngờ được thông báo mắc bệnh ung thư phổi.
Ca phẫu thuật của Tiểu Trần thành công. |
Theo thông tin đăng tải, cách đây một thời gian, Tiểu Trần bị ho thường xuyên nên đã đến phòng khám phẫu thuật lồng ngực của bệnh viện để điều trị. Tại đây, cô được chụp CT ngực lần đầu tiên trong đời và kết quả khiến cô vô cùng bất ngờ, có một nốt phổi dài gần 5cm ở thùy trên phổi phải.
Bác sĩ điều trị ngay lập tức nhận ra có điều bất thường, nốt sần đó có lẽ không phải là một "nốt phổi" đơn giản mà là một khối u phổi ác tính. Bởi vì nốt sần của Tiểu Trần đã quá lớn khi nó được phát hiện lần đầu tiên và hầu như không có triệu chứng nên bác sĩ phải hội chẩn.
Sau khi xem xét mức độ nghiêm trọng, bác sĩ Ngô Nhất Lôi quyết định thực hiện phẫu thuật cắt bỏ thùy trên bên phải của phổi phải bằng phương pháp nội soi lồng ngực.
Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ xác nhận Tiểu Trần có khối u phổi ác tính, may mắn thay do được phẫu thuật kịp thời nên không di căn sang các cơ quan khác, cũng không cần phải xạ trị, hóa trị sau phẫu thuật.
"Quả bom hẹn giờ trong cơ thể tôi cuối cùng đã được tháo dỡ, tôi cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều", Tiểu Trần nói. Hiện tại, cô gái trẻ đang hồi phục tốt và đã trở lại cuộc sống làm việc bình thường.
Các bác sĩ phân tích nguyên nhân khiến khối u của Tiểu Trần phát triển nhanh như vậy có thể liên quan đến việc Tiểu Trần còn trẻ, luyện tập thể thao quá đà, khả năng trao đổi chất tương đối mạnh. Nhiều người sẽ phát hiện các nốt phổi khi khám, nói chung, 80% đến 90% các nốt phổi được phát hiện trong lần khám CT đầu tiên là tổn thương lành tính. Tuy nhiên, nếu cơ thể xuất hiện nốt phổi, tốt nhất bạn nên chú ý đầy đủ, theo dõi thường xuyên và tiến hành phẫu thuật cắt bỏ nếu cần thiết.
Bác sĩ cho biết thêm, đầu tiên là nhìn vào kích thước và hình dạng của nốt sần, nếu kích thước của nốt sần lớn hơn 8 mm thì ranh giới của nốt sần không rõ ràng, có thùy, có gờ, có không bào và mạch máu chạy qua nốt sần, cần được kiểm tra thường xuyên.
Nếu các nốt sưng to hoặc có nhiều thành phần rắn hơn trong quá trình khám lại, tốt nhất nên sử dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị phù hợp để giúp xác định hoặc phẫu thuật cắt bỏ chúng. Những nốt này có thể trở thành ung thư phổi theo thời gian.
Trường hợp thứ hai, các nốt sần rất nhỏ nhưng có xu hướng tăng lên theo thời gian, bạn cần cảnh giác với nguy cơ hình thành khối u và phải phẫu thuật cắt bỏ nếu cần thiết.
Nhắc nhở mọi người nên bỏ thuốc lá hoặc tránh hít phải khói thuốc, tránh mệt mỏi quá đà, vận động thể chất vừa phải, chú ý vệ sinh hàng ngày, ngăn ngừa nhiễm trùng, v.v. Ngoài ra, các nốt phổi phải được khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ, để theo dõi bệnh nhân nên tiến hành theo dõi chặt chẽ trong cùng một bệnh viện, không tự ý thay đổi bệnh viện.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Ung thư phổi có dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác?