Ảnh minh họa. Nguồn Internet. |
Chợ quê những ngày giáp Tết, nhu cầu sử dụng thịt lợn cao hơn ngày thường rất nhiều. Hầu hết các bộ phận của lợn đều được sử dụng để chế biến các món ăn ngày Tết như giò nạc, giò tai, chả nướng, bánh chưng… nhưng riêng món lòng, ngày thường đắt hàng bao nhiêu thì ngày giáp Tết được các thương lái tìm cách bán đổ bán tháo.
Để “tranh thủ” và tận hưởng những món lòng ngon khoái khẩu, nhiều bà nội trợ đã khó từ chối sự mời chào của thương lái, nhiều người vác nguyên cả bộ nội tạng giá rẻ từ cuống họng cho đến ruột non, lòng già... với giá khuyến mại về tự chế biến. Vừa thoải mái ăn, giá thành lại rẻ và cũng là dịp vui vẻ cho cả gia đình.
Đối với những người khỏe mạnh bình thường, thì lòng lợn là món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe.
Tuy nhiên, lòng lợn chứa lượng đạm lớn, nên đối với những người mắc bệnh mãn tính, ăn nhiều lòng lợn rất nguy hiểm. Những người mắc bệnh gout, tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao khi ăn lòng lợn bệnh sẽ bị tăng nặng hơn.
Chưa kể tới nội tạng nhiễm bẩn do chăn nuôi bằng thức ăn tăng trọng. Trên thị trường hiện nay tồn tại rất nhiều nội tạng không rõ nguồn gốc, bao hàm cả lòng lợn. Khi ăn phải loại lòng lợn nuôi bằng thức ăn bẩn, lòng bị dùng hóa chất tẩy rửa, hóa chất bảo quản. Điều này cực kỳ có hại cho sức khỏe, tăng nguy cơ bị bệnh ung thư.
Ngoài ra, khâu chế biến lòng cũng rất quan trọng. Nếu không được làm sạch sẽ, hoặc ăn phải lòng chưa chín kỹ… Các ký sinh trùng gây hại sức khỏe như giun, sán... có thể xâm nhập vào cơ thể gây nên các bệnh như viêm gan, thương hàn, kiết lị, bệnh tả…
Dưới đây là một số đối tượng không nên lòng lợn:
Không ăn khi người bị cảm, mệt mỏi
Để “tranh thủ” và tận hưởng những món lòng ngon khoái khẩu, nhiều bà nội trợ đã khó từ chối sự mời chào của thương lái, nhiều người vác nguyên cả bộ nội tạng giá rẻ từ cuống họng cho đến ruột non, lòng già... với giá khuyến mại về tự chế biến. Vừa thoải mái ăn, giá thành lại rẻ và cũng là dịp vui vẻ cho cả gia đình.
Đối với những người khỏe mạnh bình thường, thì lòng lợn là món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe.
Tuy nhiên, lòng lợn chứa lượng đạm lớn, nên đối với những người mắc bệnh mãn tính, ăn nhiều lòng lợn rất nguy hiểm. Những người mắc bệnh gout, tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao khi ăn lòng lợn bệnh sẽ bị tăng nặng hơn.
Chưa kể tới nội tạng nhiễm bẩn do chăn nuôi bằng thức ăn tăng trọng. Trên thị trường hiện nay tồn tại rất nhiều nội tạng không rõ nguồn gốc, bao hàm cả lòng lợn. Khi ăn phải loại lòng lợn nuôi bằng thức ăn bẩn, lòng bị dùng hóa chất tẩy rửa, hóa chất bảo quản. Điều này cực kỳ có hại cho sức khỏe, tăng nguy cơ bị bệnh ung thư.
Ngoài ra, khâu chế biến lòng cũng rất quan trọng. Nếu không được làm sạch sẽ, hoặc ăn phải lòng chưa chín kỹ… Các ký sinh trùng gây hại sức khỏe như giun, sán... có thể xâm nhập vào cơ thể gây nên các bệnh như viêm gan, thương hàn, kiết lị, bệnh tả…
Dưới đây là một số đối tượng không nên lòng lợn:
Không ăn khi người bị cảm, mệt mỏi
Cháo lòng rất nhiều cholesterone khó tiêu hóa. Bên cạnh đó, chúng có chứa nhiều bệnh tồn tại trong nội tạng của con vật. Do đó, những bệnh này có thể lây nhiễm sang người ăn.
Bởi thế, khi bị cảm hoặc mệt mỏi, bạn không nên ăn cháo lòng vì khó tiêu và không đảm bảo vệ sinh. Lúc bị cảm, bạn nên ăn cháo nóng có hành hoa, tía tô, kinh giới và trứng thì sẽ giúp giải cảm và có cơ thể khỏe mạnh.
Không ăn khi tiêu hóa kém
Một số ruột động vật có lượng rất lớn vi khuẩn E. Coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn.
Nhất là với những người có đường tiêu hóa kém mà ăn phải cháo lòng, nội tạng nấu không chín kỹ hay ô nhiễm chéo sang các thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến thì có thể phải đối mặt với các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu…, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người.
Người mắc các bệnh này thông thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe. Nặng hơn có thể tử vong.
Không ăn khi mắc các bệnh tim mạch
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong nội tạng có nhiều chất đạm nhưng nó cũng chứa nhiều chất béo, đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao, nhất là trong óc, gan và cật lợn.
Đối với những người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng cholestetol máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gout, thừa cân, béo phì… cần kiêng tuyệt đối phải kiêng ăn cháo lòng từ nội tạng gia súc.
Cách chọn và làm lòng nhanh sạch
- Đối với lòng già, bạn nên lộn trái ra để lấy hết phần mỡ bên trong rồi trộn chút muối và bột mì vào bóp một lúc rồi rửa lại với nước sạch. Sau đó có thể rửa thêm bằng dấm, phèn chua hay nước chanh để lòng sạch, hết mùi hôi và trắng hơn.
Đối với lòng non: Nếu không biết cách chọn thì rất dễ mua phải lòng đắng. Do đó, bạn nên chọn đoạn lòng nhỏ, ống ruột căng tròn đều, bề mặt có màu trắng dịch bên trong ruột có màu trắng sữa. Bạn có thể dùng chiếc đũa thông vào bên trong, hoặc dùng vòi nước để xả trực tiếp để chất dịch theo nước đi ra ngoài.
Bởi thế, khi bị cảm hoặc mệt mỏi, bạn không nên ăn cháo lòng vì khó tiêu và không đảm bảo vệ sinh. Lúc bị cảm, bạn nên ăn cháo nóng có hành hoa, tía tô, kinh giới và trứng thì sẽ giúp giải cảm và có cơ thể khỏe mạnh.
Không ăn khi tiêu hóa kém
Một số ruột động vật có lượng rất lớn vi khuẩn E. Coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn.
Nhất là với những người có đường tiêu hóa kém mà ăn phải cháo lòng, nội tạng nấu không chín kỹ hay ô nhiễm chéo sang các thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến thì có thể phải đối mặt với các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu…, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người.
Người mắc các bệnh này thông thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe. Nặng hơn có thể tử vong.
Không ăn khi mắc các bệnh tim mạch
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong nội tạng có nhiều chất đạm nhưng nó cũng chứa nhiều chất béo, đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao, nhất là trong óc, gan và cật lợn.
Đối với những người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng cholestetol máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gout, thừa cân, béo phì… cần kiêng tuyệt đối phải kiêng ăn cháo lòng từ nội tạng gia súc.
Cách chọn và làm lòng nhanh sạch
- Đối với lòng già, bạn nên lộn trái ra để lấy hết phần mỡ bên trong rồi trộn chút muối và bột mì vào bóp một lúc rồi rửa lại với nước sạch. Sau đó có thể rửa thêm bằng dấm, phèn chua hay nước chanh để lòng sạch, hết mùi hôi và trắng hơn.
Đối với lòng non: Nếu không biết cách chọn thì rất dễ mua phải lòng đắng. Do đó, bạn nên chọn đoạn lòng nhỏ, ống ruột căng tròn đều, bề mặt có màu trắng dịch bên trong ruột có màu trắng sữa. Bạn có thể dùng chiếc đũa thông vào bên trong, hoặc dùng vòi nước để xả trực tiếp để chất dịch theo nước đi ra ngoài.