Hẩm hiu số phận cường kích AC-119 trong Chiến tranh Việt Nam

Hẩm hiu số phận cường kích AC-119 trong Chiến tranh Việt Nam

(Kiến Thức) - Được đưa vào trang bị từ năm 1968, Không quân Mỹ chỉ sản xuất khoảng 52 chiếc Fairchild AC-119 và số cường kích này cũng hoạt động được chỉ vài năm trước khi bị loại biên hoàn toàn.

Được ra đời nhằm thay thế cho loại máy bay chi viện hoả lực Douglas AC-47 Spooky,  cường kích AC-119 chính thức phục vụ Không quân Mỹ từ năm 1968. Ảnh: USAF.
Được ra đời nhằm thay thế cho loại máy bay chi viện hoả lực Douglas AC-47 Spooky, cường kích AC-119 chính thức phục vụ Không quân Mỹ từ năm 1968. Ảnh: USAF.
Gần như ngay lập tức sau khi gia nhập Không quân Mỹ, loại cường kích này bắt đầu được tham chiến ở Việt Nam - chiến trường nóng bỏng nhất mà Quân đội Mỹ đang tham chiến lúc bấy giờ. Ảnh: USAF.
Gần như ngay lập tức sau khi gia nhập Không quân Mỹ, loại cường kích này bắt đầu được tham chiến ở Việt Nam - chiến trường nóng bỏng nhất mà Quân đội Mỹ đang tham chiến lúc bấy giờ. Ảnh: USAF.
Loại máy bay chi viện hoả lực này được phát triển từ phiên bản Fairchild C-119 Flying Boxcar - vốn là một máy bay vận tải được Mỹ sản xuất từ những năm 50 và đã được sử dụng rất hiệu quả trong Chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: USAF.
Loại máy bay chi viện hoả lực này được phát triển từ phiên bản Fairchild C-119 Flying Boxcar - vốn là một máy bay vận tải được Mỹ sản xuất từ những năm 50 và đã được sử dụng rất hiệu quả trong Chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: USAF.
Máy bay chi viện hoả lực AC-119 phiên bản AC-119G có kíp lái 6 người vào ban ngày và 8 người khi hoạt động tác chiến vào ban đêm. Ảnh: USAF.
Máy bay chi viện hoả lực AC-119 phiên bản AC-119G có kíp lái 6 người vào ban ngày và 8 người khi hoạt động tác chiến vào ban đêm. Ảnh: USAF.
Máy bay có chiều dài 26,36 mét, sải cánh rộng 33,31 mét và có diện tích mặt cánh vào khoảng 130 mét vuông. Được trang bị hai động cơ Wright R-3350 với công suất tổng cộng 7000 sức ngựa, chiếc AC-119 có thể cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 28 tấn. Ảnh: USAF.
Máy bay có chiều dài 26,36 mét, sải cánh rộng 33,31 mét và có diện tích mặt cánh vào khoảng 130 mét vuông. Được trang bị hai động cơ Wright R-3350 với công suất tổng cộng 7000 sức ngựa, chiếc AC-119 có thể cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 28 tấn. Ảnh: USAF.
Tốc độ tối đa mà AC-119 có thể đạt được lên tới 335 km/h trong khi đó tốc độ hành trình của nó chỉ vào khoảng 240 km/h. Ảnh: USAF.
Tốc độ tối đa mà AC-119 có thể đạt được lên tới 335 km/h trong khi đó tốc độ hành trình của nó chỉ vào khoảng 240 km/h. Ảnh: USAF.
Loại máy bay này có tầm bay tối đa 3100 km và có trần bay 7100 mét. Ảnh: AC-119 tại sân bay Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: USAF.
Loại máy bay này có tầm bay tối đa 3100 km và có trần bay 7100 mét. Ảnh: AC-119 tại sân bay Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: USAF.
Về trang bị vũ khí, AC-119 có trang bị bao gồm 4 khẩu minugun loại GAU-2/A cỡ nòng 7,62mm. Kèm theo đó là 2 pháo 6 nòng loại Vulcan cỡ 20mm và 60 quả pháo sáng Mk24. Ảnh: USAF.
Về trang bị vũ khí, AC-119 có trang bị bao gồm 4 khẩu minugun loại GAU-2/A cỡ nòng 7,62mm. Kèm theo đó là 2 pháo 6 nòng loại Vulcan cỡ 20mm và 60 quả pháo sáng Mk24. Ảnh: USAF.
Ở chiến trường Việt Nam, AC-119 được chủ yếu sử dụng vào nhiệm vụ tìm, diệt các đoàn xe vận tải của Quân Giải phóng đang di chuyển trên đường Trường Sơn. Với hoả lực được trang bị như đã nói ở trên, AC-119 luôn là một kẻ thù nguy hiểm của các đơn vị vận tải của ta. Ảnh: USAF.
Ở chiến trường Việt Nam, AC-119 được chủ yếu sử dụng vào nhiệm vụ tìm, diệt các đoàn xe vận tải của Quân Giải phóng đang di chuyển trên đường Trường Sơn. Với hoả lực được trang bị như đã nói ở trên, AC-119 luôn là một kẻ thù nguy hiểm của các đơn vị vận tải của ta. Ảnh: USAF.
Tuy nhiên, đây vốn dĩ là loại máy bay vận tải nên AC-119 được thiết kế rất tối giản, nó có bọc thép kém, khả năng cơ động không cao và có thể dễ dàng bị hạ gục bởi các loại phòng không của ta. Lợi thế duy nhất của AC-119 đó là nó thường đi săn đêm khiến nhiều loại hoả lực của ta khó xác định được vị trí để tấn công. Ảnh: USAF.
Tuy nhiên, đây vốn dĩ là loại máy bay vận tải nên AC-119 được thiết kế rất tối giản, nó có bọc thép kém, khả năng cơ động không cao và có thể dễ dàng bị hạ gục bởi các loại phòng không của ta. Lợi thế duy nhất của AC-119 đó là nó thường đi săn đêm khiến nhiều loại hoả lực của ta khó xác định được vị trí để tấn công. Ảnh: USAF.
Cận cảnh hệ thống hoả lực mà AC-119 khai hỏa khi thực hiện các nhiệm vụ không kích. Ảnh: USAF.
Cận cảnh hệ thống hoả lực mà AC-119 khai hỏa khi thực hiện các nhiệm vụ không kích. Ảnh: USAF.
Do khả năng tác chiến trên chiến trường khá kém và hiệu quả không cao nên tới năm 1971, Không quân Mỹ quyết định thải loại toàn bộ số AC-119 trong biên chế của mình. Cận cảnh hệ thống hoả lực mà AC-119 mang theo trước mỗi phi vụ tìm - diệt đoàn xe vận tải của ta. Ảnh: USAF.
Do khả năng tác chiến trên chiến trường khá kém và hiệu quả không cao nên tới năm 1971, Không quân Mỹ quyết định thải loại toàn bộ số AC-119 trong biên chế của mình. Cận cảnh hệ thống hoả lực mà AC-119 mang theo trước mỗi phi vụ tìm - diệt đoàn xe vận tải của ta. Ảnh: USAF.
Mời độc giả xem Video: Thiết giáp Mỹ trên chiến trường Việt Nam.

GALLERY MỚI NHẤT