Hầm đồ sộ, kiên cố của lãnh đạo TG trú ẩn trong bạo loạn

Hầm đồ sộ, kiên cố của lãnh đạo TG trú ẩn trong bạo loạn

(Kiến Thức) - Một số nước trên thế giới xây dựng những hầm trú ẩn kiên cố có khả năng chịu được các cuộc tấn công hạt nhân. Lãnh đạo cấp cao của các nước xuống các hầm này để đảm bảo an toàn tính mạng. Tại đây, họ tiếp tục công việc điều hành đất nước. 

Vào ngày 29/5, hàng trăm người biểu tình tụ tập bên ngoài Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump được hộ tống xuống  hầm trú ẩn bên dưới Nhà Trắng.
Vào ngày 29/5, hàng trăm người biểu tình tụ tập bên ngoài Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump được hộ tống xuống hầm trú ẩn bên dưới Nhà Trắng.
Theo các chuyên gia, căn hầm trú ẩn mà Tổng thống Trump ở trong khoảng 1 giờ đồng hồ có tên Trung tâm Hoạt động Khẩn cấp của Tổng thống (PEOC).
Theo các chuyên gia, căn hầm trú ẩn mà Tổng thống Trump ở trong khoảng 1 giờ đồng hồ có tên Trung tâm Hoạt động Khẩn cấp của Tổng thống (PEOC).
Công trình được xây dựng từ những năm 1940 dưới thời Tổng thống Franklin Delano Roosevelt. Mục đích là để đề phòng trường hợp Đức quốc xã tấn công bất ngờ vào thủ đô Washington D.C.
Công trình được xây dựng từ những năm 1940 dưới thời Tổng thống Franklin Delano Roosevelt. Mục đích là để đề phòng trường hợp Đức quốc xã tấn công bất ngờ vào thủ đô Washington D.C.
Do hầm trú ẩn bên dưới Nhà Trắng là khu vực bí mật nên những công nghệ được sử dụng trong căn hầm không được tiết lộ. Các chuyên gia suy đoán hầm trú ẩn này có khả năng tồn tại trước những vụ tấn công bằng vũ khí hạng nặng và được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất.
Do hầm trú ẩn bên dưới Nhà Trắng là khu vực bí mật nên những công nghệ được sử dụng trong căn hầm không được tiết lộ. Các chuyên gia suy đoán hầm trú ẩn này có khả năng tồn tại trước những vụ tấn công bằng vũ khí hạng nặng và được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất.
Căn hầm này từng được giới chức cấp cao Mỹ sử dụng trong vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Kể từ đó, không có dấu hiệu cho thấy hầm trú ẩn này được sử dụng lại cho đến ngày 29/5 vừa qua.
Căn hầm này từng được giới chức cấp cao Mỹ sử dụng trong vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Kể từ đó, không có dấu hiệu cho thấy hầm trú ẩn này được sử dụng lại cho đến ngày 29/5 vừa qua.
Tại Trung Quốc, hầm trú ẩn hạt nhân dành cho lãnh đạo cấp cao nước này được cho là nằm bên dưới công viên rừng quốc gia Tây Sơn, cách trụ sở chính phủ ở trung tâm Bắc Kinh 20 km về phía Tây Bắc.
Tại Trung Quốc, hầm trú ẩn hạt nhân dành cho lãnh đạo cấp cao nước này được cho là nằm bên dưới công viên rừng quốc gia Tây Sơn, cách trụ sở chính phủ ở trung tâm Bắc Kinh 20 km về phía Tây Bắc.
Hầm trú ẩn này được sử dụng để bảo vệ các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc cùng các phụ tá, binh sĩ và nhân viên trong trường hợp bị tấn công hạt nhân. Tại hầm trú ẩn này, chính quyền vẫn có thể tiếp tục hoạt động điều hành đất nước.
Hầm trú ẩn này được sử dụng để bảo vệ các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc cùng các phụ tá, binh sĩ và nhân viên trong trường hợp bị tấn công hạt nhân. Tại hầm trú ẩn này, chính quyền vẫn có thể tiếp tục hoạt động điều hành đất nước.
Theo thiết kế, hầm trú ẩn của quan chức cấp cao Trung Quốc được che phủ bởi những lớp dày đá hoa cương. Lớp đá hoa cương trong hang động ở công viên Tây Sơn dày tới khoảng 1.000 m. Vì vậy, các chuyên gia cho hay công trình này có thể đứng vững trước một vụ tấn công hạt nhân.
Theo thiết kế, hầm trú ẩn của quan chức cấp cao Trung Quốc được che phủ bởi những lớp dày đá hoa cương. Lớp đá hoa cương trong hang động ở công viên Tây Sơn dày tới khoảng 1.000 m. Vì vậy, các chuyên gia cho hay công trình này có thể đứng vững trước một vụ tấn công hạt nhân.
Cơ sở thuộc Trung tâm Chỉ huy Tác chiến Hỗn hợp của Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Công chúng biết đến nơi này lần đầu tiên khi Chủ tịch Tập Cận Bình tới thăm nơi này vào năm 2016.
Cơ sở thuộc Trung tâm Chỉ huy Tác chiến Hỗn hợp của Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Công chúng biết đến nơi này lần đầu tiên khi Chủ tịch Tập Cận Bình tới thăm nơi này vào năm 2016.
Trong Chiến tranh thế giới 2, Thủ tướng Anh Winston Churchill sử dụng hầm trú ẩn tối mật ở tàu điện ngầm Down Street thuộc quận Mayfair, thủ đô London. Thủ tướng Churchill cùng các thành viên nội các ở trong căn hầm bí mật này trong thời gian chiến tranh.
Trong Chiến tranh thế giới 2, Thủ tướng Anh Winston Churchill sử dụng hầm trú ẩn tối mật ở tàu điện ngầm Down Street thuộc quận Mayfair, thủ đô London. Thủ tướng Churchill cùng các thành viên nội các ở trong căn hầm bí mật này trong thời gian chiến tranh.
Bên trong hầm trú ẩn có một căn phòng được bố trí làm phòng họp. Căn phòng này có sức chứa 40 người. Tại đây, Thủ tướng Churchill và nội các bàn thảo nhiều vấn đề quan trọng của nước Anh.
Bên trong hầm trú ẩn có một căn phòng được bố trí làm phòng họp. Căn phòng này có sức chứa 40 người. Tại đây, Thủ tướng Churchill và nội các bàn thảo nhiều vấn đề quan trọng của nước Anh.
Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, hầm trú ẩn đóng cửa và công chúng không biết bất cứ thông tin về địa điểm tối mật này trong suốt nhiều năm.
Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, hầm trú ẩn đóng cửa và công chúng không biết bất cứ thông tin về địa điểm tối mật này trong suốt nhiều năm.
Mời độc giả xem video: Hầm trú ẩn bom hạt nhân từ xe bus cũ. Nguồn: VTC1.

GALLERY MỚI NHẤT