Hai thành tựu của TT Obama mà ông Trump không thể xóa bỏ

(Kiến Thức) - Hai thành tựu lịch sử của Tổng thống mãn nhiệm Obama vẫn tồn tại, bất chấp việc chính quyền của ông Trump tìm cách xóa bỏ di sản của ông.

Công lao vực dậy nền kinh tế Mỹ sau khủng hoảng tài chính và chính sách “không can thiệp quân sự vào Syria” của Tổng thống Obama là hai điều mà Tổng thống kế nhiệm Donald Trump khó có thể đảo ngược.
Hai thanh tuu cua TT Obama ma ong Trump khong the xoa bo
Tổng thống Mỹ Barack Oama nhậm chức năm 2009, khi môi trường quốc tế cực kỳ bất lợi. Ảnh National Review 
Ông Barack Obama nhậm chức Tổng thống Mỹ vào năm 2009, khi môi trường quốc tế cực kỳ bất lợi cho ông. Về chuyện này, nhà phân tích Iwan Morgan - giáo sư tại chuyên nghiên cứu Mỹ của University College London (Đại học London) – nói: “Có lẽ, ông (Obama) nhậm chức vào thời điểm khó khăn nhất kể từ thời Tổng thống Franklin D. Roosevelt. Nước Mỹ khi đó đang đối mặt với tình trạng suy thoái tồi tệ nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái và bị lôi kéo vào hai cuộc chiến tranh hao người tốn của ở nước ngoài. Đó quả là di sản vô cùng nặng nề mà Tổng thống Obama phải kế thừa”.
Chưa hết, Tổng thống Obama còn phải lãnh đạo nước Mỹ có tình trạng chia rẽ lên đến dỉnh điểm và phe Cộng hòa chiếm đa số trong Hạ viện (sau này cả Thượng viện) chỉ có một mục tiêu duy nhất là ngăn cản hoặc lật đổ ông.
Ngăn chặn nước Mỹ rơi vào tình trạng Đại suy thoái
Tổng thống Obama đã thành công trong việc ngăn chặn nước Mỹ rơi vào tình trạng Đại suy thoái sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính, Tổng thống Obama không chỉ thuyết phục được Quốc hội chấp thuận khoản tiền kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử Mỹ mà còn ký ban hành Luật điều chỉnh tài chính Dodd-Frank nhằm ngăn chặn một thảm họa tương tự trong tương lai.
Mặc dù chính quyền của Tổng thống Donald Trump tìm cách xóa bỏ di sản của Tổng thống Obama, nhưng ông Trump cũng không thể phủ nhận công lao cứu nước Mỹ khỏi thảm họa kinh tế và đưa nước Mỹ phát triển khá ngoạn mục và hồi phục sau khủng hoảng kinh tế 2007-2008.
Chính sách “không can thiệp quân sự vào Syria”
Mặc dù giới học giả đánh giá Thỏa thuận hạt nhân với Iran là thành tựu đối ngoại quan trọng của chính quyền Obama, nhưng chính quyền của ông Trump sẽ chà đạp lên thỏa thuận này.
Việc Tổng thống Obama quyết định “không đem quân xâm lược Syria” được coi là một trong hai thành tựu mà chính quyền của ông Trump khó có thể đảo ngược bởi vì rất ít người Mỹ ủng hộ việc can thiệp quân sự vào Syria vào thời điểm hiện nay. Nước Mỹ đã sa vào chiến tranh quá lâu, bị tổn thất đáng kể về người và của.
Thế nhưng, quyết định không can thiệp quân sự vào Syria của chính quyền Obama lại cho phép Nga “lấp đầy khoảng trống” ở Syria và trở thành một nhân tố quyết định trong khu vực. Sự do dự của Tổng thống Obama trong việc can thiệp quân sự vào Syria vô hình chung lại làm tăng thêm vị thế cho Nga ở Trung Đông.
Obamacare dễ bị chính quyền của ông Trump bãi bỏ
Công bằng mà nói, Luật chăm sóc y tế mang tên Obamacare là một trong những thành tựu quan trọng của Tổng thống Obama nhưng lại bị phe Cộng hòa và Tổng thống kế nhiệm Donald Trump tìm cách xóa bỏ. Theo giới phân tích, Tổng thống Obama đã mang lại bảo hiểm y tế chung cho tất cả công dân Mỹ. Đây là điều mà ba, bốn đời Tổng thống Mỹ tiền nhiệm không thể làm nổi.
Obamacare đã mang bảo hiểm y tế đến với hàng triệu công dân Mỹ, những người không có điều kiện tham gia bảo hiểm. Thế nhưng, Obamacare có nguy cơ trở thành nạn nhân đầu tiên của chính quyền Mỹ dưới thời ông Trump. Cả Tổng thống kế nhiệm Donald Trump và phe Cộng hòa chiếm đa số trong Quốc hội lưỡng viện thề sẽ ngay lập tức “trảm” đạo luật chăm sóc y tế rất quan trọng đối với người nghèo này.
Về đối nội, Tổng thống Obama đã thất bại trong việc giảm bớt cái hố “chênh lệch giàu nghèo” ngày càng sâu rộng ở nước Mỹ. Mặc dù nhận thức được vấn đề nhưng ông không thể giải quyết vấn đề và điều này một phần giúp ứng viên tổng thống Cộng hòa Donald Trump đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 8/11/2016.
Vị Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ
Bất kể ông Trump và phe Cộng hòa tìm mọi cách xóa bỏ di sản của ông, nhưng Tổng thống Obama đã đi vào lịch sử trên cương vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ.
Chỉ có điều, việc nước Mỹ có Tổng thống da màu đầu tiên lại là vấn đề lớn đối với ứng viên tổng thống Hillary Clinton vì nhiều cử tri không chấp nhận việc có nữ Tổng thống Mỹ đầu tiên và quay sang bỏ phiếu cho tỷ phú Donald Trump.

Nam sinh năm 1982: Đặt bàn làm việc hướng nào để đại phát?

(Kiến Thức) - Đối với nam tuổi 1982 Nhâm Tuất thì hướng Tây đúng là hướng Ngũ quỷ theo phong thủy Bát Trạch. 

Nam sinh nam 1982: Dat ban lam viec huong nao de dai phat?
 Ảnh minh họa.
Bạn đọc Trần Đắc Trình (Phú Thọ): Tôi sinh năm Nhâm Tuất - Dương Nam, hiện bàn làm việc quay về hướng Tây (không thể di dời theo hướng khác). Theo tôi biết thì đây là hướng xấu - Ngũ quỷ! Vậy có cách nào khắc phục vấn đề này? Xin được hướng dẫn!

Mẹo phong thủy: Thêm thứ này trong nhà để tiền chảy vào ồ ạt

Mẹo phong thủy: Thêm thứ này trong nhà để tiền chảy vào ồ ạt, bất cứ ai cũng nên tìm hiểu ngay.

Các vật dụng trong mỗi ngôi nhà không phải ngẫu nhiên được sắp xếp theo các trật tự tương đối giống nhau mà bản thân chúng đã theo một phong cách phù hợp với phong thủy được nghiên cứu trước đó.
Mẹo phong thủy trong ngôi nhà có thể giúp bạn thu hút tiền bạc và sự giàu có nhưng cũng dễ khiến gia chủ gặp xui xẻo, tiền bạc tiêu tan dần nếu sắp xếp sai cách.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.