Hai sáng kiến chống Mỹ đánh đố kẻ thù

(Kiến Thức) - Trong cuộc chiến chống đế quốc Mỹ, đã có không ít sáng kiến khiến kẻ thù không thể lý giải.

Hai trong những sáng kiến ấy là “chiếc xe tối mật” và “đèn mui rùa” lắp trên đầu xe giúp người lái xe thấy rõ đường mà từ trên cao nhìn xuống, quân địch không thể phát hiện. Đây là sáng tạo của những người lính - nhà khoa học.

Đoàn xe – sông trăng

Ngồi nhớ lại về những tháng ngày rừng rực lửa, ông Nguyễn Bá Bách, nguyên là kỹ sư của Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng bảo, trong chiến tranh, việc vận chuyển bằng xe ra chiến trường gặp rất nhiều khó khăn. Xe không thể đi trong đêm, đi ban ngày thì dễ bị phát hiện do khói, bụi đất vẩn lên thì địch sẽ phát hiện ngay. Làm sao để xe ô tô có thể di chuyển vào ban đêm mà địch không thể phát hiện ra? Năm 1966, nhóm các kỹ sư của Tổng cục được giao nhiệm vụ, làm thế nào để khắc phục được điều này. Đèn con rùa, tên chính xác là đèn ngụy trang ánh sáng cho xe ô tô hoạt động trong điều kiện địch đánh phá ác liệt trên đường    Hồ Chí Minh.
Cấu tạo của đèn dựa trên nguyên lý tán sắc ánh sáng. Vẫn sử dụng bóng đèn xe thông thường, nhưng thay vì ánh sáng chiếu thẳng thì ánh sáng chiếu xuống đất do chiếc chao đèn được cấu tạo như một mui rùa. Mui rùa này như một lớp thấu kính parabol hay còn gọi là chao phản xạ parabol. Khi ánh sáng từ bóng đèn hất lên, lớp kính parabol sẽ tán sắc và phản lại ánh sáng xuống mặt đất, không có tia sáng tập trung. Từ trên cao hoặc từ xa nhìn là không thấy, chỉ là một vệt sáng mờ mờ như ánh trăng rọi. “Chúng tôi cứ đùa nhau, các đoàn xe đi đẹp như dòng sông trăng thơ mộng huyền ảo. Dù ánh sáng rất mờ nhưng người lái xe vẫn nhìn rõ đường mỗi xe cách nhau khoảng chục mét”, ông Nguyễn Bá Bách cười nói.
Đèn mui rùa được trưng bày tại phòng truyền thống nhà máy Z117.
Đèn mui rùa được trưng bày tại phòng truyền thống nhà máy Z117. 
Đèn được lắp ở thanh chắn phía trước của ô tô, tùy vào loại ô tô để có kích thước các chân đèn khác nhau. Đây là nhiệm vụ đặc biệt, đã hoàn thành sau 6 tháng nghiên cứu. Nhóm tác giả do đồng chí Phạm Gia Nghi làm chủ nhiệm đề tài. Để khẳng định đèn con rùa không thể bị địch phát hiện, nhóm tác giả đã thực hiện thử nghiệm nhiều lần tại sân bay Tông (Sơn Tây). Sau đó, bóng đèn được đưa về sản xuất ở Nhà máy Z125 và Nhà máy bóng đèn Rạng Đông, sử dụng từ đó cho hết chiến tranh. Theo tính toán, có khoảng 5.000 chiếc xe đã sử dụng đèn con rùa.
Ông Bách cũng cho biết, sau này khi các phương tiện hiện đại hơn, địch có hỏa tiễn tự chọn địa điểm phát sinh nhiệt để tấn công. Nhưng lúc đó, trong điều kiện mọi thứ còn khó khăn, đèn con rùa đã phát huy được chức năng dẫn đường cho hàng nghìn chuyến xe trong suốt những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ từ 1966 - 1975. Đến năm 2005 thì đề tài nghiên cứu này được nhận giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ. Hiện nay, đèn con rùa được trưng bày trong nhiều bảo tàng lịch sử cách mạng.
Ông Bách (trái) cùng ông Phạm Gia Nghi bên chiếc xe tối mật.
Ông Bách (trái) cùng ông Phạm Gia Nghi bên chiếc xe tối mật. 
Xe di chuyển không sánh bát nước
Ông Nguyễn Bá Bách cho biết, cùng được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh năm đó là đề tài Nghiên cứu thiết kế chế tạo xe di chuyển linh cữu Chủ tịch Hồ Chí Minh trong điều kiện chiến tranh năm 1972 do Thiếu tướng Vũ Văn Đôn (đã mất) làm chủ nhiệm. Lúc đó, nhiệm vụ tối mật này được giao cho các kỹ sư của Tổng cục Kỹ thuật đảm nhiệm. “Mới có 25 - 26 tuổi đã được giao nhiệm vụ trọng trách này, tôi thấy lo lắng lắm. Làm thế nào để tạo ra một chiếc xe đảm nhiệm được các yêu cầu chính xác đến từng milimet. Làm sao để có chiếc xe không một trục trặc nào, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhóm nghiên cứu bắt đầu miệt mài làm”, ông Bách nhớ lại.
Quá trình di chuyển thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh phải rất rất cẩn trọng, không để thời tiết, không gian, thời gian, khó khăn trên đường... làm ảnh hưởng. Mà thời điểm đó thì Lăng Bác vẫn chưa xây. Do điều kiện của chiến tranh nên phải di chuyển thi hài Bác lên an toàn khu Đá Chông để bảo quản. Lúc đó, Bộ Tư lệnh Công binh được giao nhiệm vụ chế tạo xe vận tải 3 cầu để di chuyển. Thi hài Bác để trong quan tài pha lê, các viên đá lạnh được đặt xung quanh để giữ nhiệt. Nhưng khi đó, các chuyên gia cho rằng cách bảo quản đó sẽ phát sinh một số vấn đề, hơn nữa xe này không đi qua sông, suối được.
Hình vẽ thiết kế chiếc xe chở thi hài Bác.
Hình vẽ thiết kế chiếc xe chở thi hài Bác. 
Xe chở thi hài Bác được nhóm tác giả nghiên cứu là chiếc xe PAB lội nước, đi được trên mọi loại địa hình khác nhau. Xe được thiết kế cải tiến để đặt một thùng bảo ôn cách nhiệt rất lớn, một cái bàn chịu được những rung động nhỏ nhất để không làm ảnh hưởng đến thi hài Bác. Trong thùng bảo ôn có một bệ được làm bằng gỗ quý, trên đó có hệ thống giảm xóc. Hệ thống này phải đảm bảo không bị nghiêng quá 5 độ. Trong thùng xe có 18 loại dung dịch để bảo quản thi hài của Bác. Hai máy điều hòa nhiệt độ được lắp phía trước thùng xe, có thể duy trì liên tục nhiệt độ từ 15 - 17 độ C.
Ông Nguyễn Bá Bách nhớ lại, để đảm bảo các chi tiết chính xác đến 100%, nhóm nghiên cứu phải thử nghiệm rất kỹ càng. Đến lúc đi thử, nhóm cho một người nằm lên, để 1 bát nước trên bụng. Xe đi mà không làm bát nước sóng sánh thì đạt yêu cầu. Sau một thời gian nghiên cứu, chiếc xe đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đến năm 1975, thi hài Bác được chở về Lăng cũng bằng chiếc xe này. Hiện xe đang được trưng bày tại khu tưởng niệm K9.
Ông Bách lật lại những kỷ niệm của nhóm nghiên cứu.
Ông Bách lật lại những kỷ niệm của nhóm nghiên cứu. 
30 năm sau nhớ lại
Ông Nguyễn Bá Bách bảo, trong chiến tranh thì đây là một nhiệm vụ quân sự, bí mật quân sự, nên làm xong là xong, không ai biết sản phẩm mình làm ra được sử dụng hay không, sử dụng như thế nào. Nhiệm vụ đã hoàn thành, kỉ niệm còn lưu giữ lại là mấy tấm ảnh, thi thoảng đồng đội gặp lại nhau ôn chuyện cũ, chứ gần như không ai nhắc đến cụ thể về các đề tài nghiên cứu này. 
“Mãi hơn 30 năm sau, một ngày đẹp trời, ban tổ chức Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ đã liên hệ với tác giả của những sáng kiến này. Đề tài đã được trao giải. Vậy là phải hơn 30 năm, chúng tôi mới lại có dịp nói về những nghiên cứu này, thu thập các tài liệu liên quan và nhớ lại những câu chuyện mà từ trong trái tim người lính, nó đã hằn sâu không thể xóa mờ.
Cho đến trước năm 2005 thì đây vẫn là những bí mật không được tiết lộ. Nhưng bây giờ thì có thể nói, có thể nhớ đến được rồi. Đây không phải là những phát minh phát kiến khoa học vĩ đại giống như ghép tạng, nó chỉ là những công trình khoa học đơn giản. Nhưng tại thời điểm đó, những nghiên cứu này đã được ứng dụng, đem lại hiệu quả, đóng góp vào chiến thắng của cuộc Kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước. Nó là thành quả của những người lính – nhà khoa học”, ông Bách chia sẻ.
“Chúng tôi không phải là những người nghiên cứu cao siêu. Trong chiến tranh, mỗi người có một nhiệm vụ phải hoàn thành, chúng tôi là những người lính đã hoàn thành nhiệm vụ. Thời bình, thi thoảng về lại chiến khu, đến những nơi mà công việc của mình đã được ghi dấu, lần nào cũng bồi hồi xúc động khó tả”.
Ông Nguyễn Bá Bách

Ảnh: Chuỗi ngày địa ngục của lính Mỹ ở VN

(Kiến Thức) - Trong thời gian ở Việt Nam, Larry Burrows đã chụp được nhiều bức ảnh để đời ghi dấu những thời khắc kinh hoàng của chiến tranh đẫm máu.

Trong thời gian ở Việt Nam, Larry Burrows được giao nhiệm vụ chụp ảnh lính Mỹ tác chiến trên chiến trường hồi những năm 1960. Ảnh: Lính thủy quân lục chiến Mỹ Jeremiah Purdie (ở giữa) bị thương phần đầu đang tiến về người đồng đội bị thương chân sau. Những lính Mỹ này tham gia trận chiến ác liệt ở phía Nam khu phi quân sự vào tháng 10/1963.
Trong thời gian ở Việt Nam, Larry Burrows được giao nhiệm vụ chụp ảnh lính Mỹ tác chiến trên chiến trường hồi những năm 1960. Ảnh: Lính thủy quân lục chiến Mỹ Jeremiah Purdie (ở giữa) bị thương phần đầu đang tiến về người đồng đội bị thương chân sau. Những lính Mỹ này tham gia trận chiến ác liệt ở phía Nam khu phi quân sự vào tháng 10/1963.

Những vũ khí giết giặc của phụ nữ Việt thời chống Mỹ

(Kiến Thức) - Phụ nữ vốn được coi là phái yếu, nhưng khi đất nước lâm nguy họ cũng sẵn sàng đứng lên cầm vũ khí tiêu diệt giặc thù...

Súng tiểu liên AR15 của anh hùng Lê Thị Hồng Gấm (trong) và súng trường Carbin của anh hùng Nguyễn Thị Út (Út Tịch) sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ. Hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, TP HCM.
Súng tiểu liên AR15 của anh hùng Lê Thị Hồng Gấm (trong) và súng trường Carbin của anh hùng Nguyễn Thị Út (Út Tịch) sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ. Hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, TP HCM.

Đọc nhiều nhất

Tin mới