Hai sàn chứng khoán TP.HCM và HN sắp hợp nhất

Theo kế hoạch, sau khi hợp nhất sàn chứng khoán HSX và HNX sẽ đặt trụ sở chính tại Hà Nội với tên gọi Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam. 

Hai sàn chứng khoán TP.HCM và HN sắp hợp nhất
Theo kế hoạch của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX), sàn chứng khoán này sẽ tiến hành hợp nhất với Sở giao dịch Hà Nội (HNX) ngay trong năm 2017.
Trong công bố tình hình thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp năm 2016 của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM - HOSE vừa công bố có đề cập tới kế hoạch hợp nhất với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngay trong năm 2017.
Theo kế hoạch, sau khi hợp nhất sàn chứng khoán HSX và HNX sẽ đặt trụ sở chính tại Hà Nội với tên gọi Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam. Toàn bộ cổ phiếu niêm yết trên thị trường sẽ được chuyển về tập trung tại trụ sở HOSE, còn thị trường trái phiếu Chính phủ, thị trường chính khoán phát sinh sẽ được đặt tại Hà Nội.
Sau khi hợp nhất hai sàn chứng khoán, Nhà nước sẽ tiếp tục giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 100% tại HOSE.
Hai san chung khoan TP.HCM va Ha Noi sap hop nhat
 Hai sàn giao dịch chứng khoán HSX và HNX sẽ được hợp nhất trong năm 2017. Ảnh minh họa: Ngô Trung.
Trước đó, ông Vũ Bằng – Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chia sẻ về việc hợp nhất 2 sàn chứng khoán. Ông Bằng cho biết nếu đề án hợp nhất 2 sở giao dịch chứng khoán được Thủ tướng phê duyệt, việc hợp nhất sẽ tiến hành theo 3 bước.
Bước một là hợp nhất về nhân sự, bộ máy, sau đó hợp nhất về hệ thống công nghệ thông tin. Bước cuối cùng là thống nhất về quản lý các thị trường như cổ phiếu, trái phiếu và thị trường chứng khoán phát sinh.
Vị này cũng chia sẻ thêm theo kinh nghiệm hợp nhất các sở giao dịch chứng khoán trên thế giới, sẽ mất 3-5 năm để hoàn tất.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển được 19 năm. Ban đầu Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM có tên là Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM, thành lập năm 1998 và chính thức hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên năm 2000.
Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức hoạt động từ năm 2005.
Khác với HOSE là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn, HNX ban đầu được xem là sân chơi của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Từ đó đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã không ngừng phát triển với nhiều biến động khác nhau, ngày càng chứng tỏ là một trong những thị trường được quan tâm nhất hiện nay.
Hai san chung khoan TP.HCM va Ha Noi sap hop nhat-Hinh-2
 Vinamilk đang là doanh nghiệp có giá trị niêm yết lớn nhất thị trường với giá trị xấp xỉ 9,3 tỷ USD. Đồ họa: Quang Thắng.
Thị trường chứng khoán đã trở thành kênh dẫn vốn quan trọng, cung ứng 25% vốn cho nền kinh tế. Mức vốn hóa thị trường gồm cả trái phiếu và cổ phiếu năm 2016 tương đương với 74% GDP, tăng hơn 35% so với năm 2015.
Hiện tại, tổng khối lượng cổ phiếu lưu hành trên 2 sàn giao dịch chứng khoán đã đạt trên 64,68 tỷ cổ phiếu, vốn hóa toàn thị trường đạt trên 1,85 triệu tỷ đồng, với khối lượng giao dịch mua và bán mỗi phiên đạt hơn 400 triệu cổ phiếu.
Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đang là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán, với giá trị niêm yết đạt trên 210.000 tỷ đồng, tương đương hơn 9 tỷ USD.
10 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường hiện nay đều được niêm yết trên sàn HOSE.

Sự khác biệt của 2 tỷ phú đôla trên sàn chứng khoán Việt

Giữa ông Phạm Nhật Vượng, tỷ phú đôla duy nhất của Việt Nam được Forbes ghi danh và ông Trịnh Văn Quyết, người giàu nhất sàn chứng khoán Việt, có nhiều khác biệt thú vị.

Sự khác biệt của 2 tỷ phú đôla trên sàn chứng khoán Việt
 

Nơi nào sinh ra nhiều người giàu nhất Việt Nam?

Theo thống kê, 500 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam tính đến 31/12/2016 nắm giữ tổng tài sản lên tới 167.362 tỷ đồng.

Nơi nào sinh ra nhiều người giàu nhất Việt Nam?
Noi nao sinh ra nhieu nguoi giau nhat Viet Nam?
 
2 người giàu nhất Việt Nam có hơn 64.000 tỷ đồng
Kết thúc năm 2016, bảng xếp hạng những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2016 được công bố.
Theo thống kê, 500 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam tính đến 31/12/2016 nắm giữ tổng tài sản lên tới 167.362 tỷ đồng, tương đương hơn 7 tỷ USD.
Riêng 2 người giàu nhất và cũng là 2 tỷ phú USD của Việt Nam hiện nay đó là ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Tập đoàn FLC) và ông Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Tập đoàn Vingroup) có tổng giá trị tài sản lên đến hơn 64.000 tỷ đồng, chiếm 38%.
Ở vị trí thứ ba trong top 500 người giàu nhất sàn chứng khoán là ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát với tổng tài sản là 7.953 tỷ đồng.
Xếp thứ 4 trong danh sách này là Chủ tịch Tập đoàn Novaland Bùi Thanh Sơn với tổng tài sản 7.953 tỷ đồng.
Phụ nữ nắm giữ 32.673 tỷ đồng
Danh sách 500 người giàu nhất sàn chứng khoán năm nay tiếp tục ghi nhận sự áp đảo của các nam giới so với nữ giới. Trong khi tỷ lệ nam là 343 người (68%) thì tỷ lệ nữ là 157 người (32%).
Noi nao sinh ra nhieu nguoi giau nhat Viet Nam?-Hinh-2
 
Ở top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán, tỷ lệ nam nữ được chia đều với tỷ lệ 5 - 5.

Cơ hội hấp dẫn từ cổ phiếu “trà đá” trên sàn chứng khoán

Với đặc trưng giá giao dịch thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách, không ít cổ phiếu “trà đá” đang trở thành xu thế đầu tư hấp dẫn.

Cơ hội hấp dẫn từ cổ phiếu “trà đá” trên sàn chứng khoán
Những cổ phiếu lên “voi” xuống... “trà đá”

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.