Hái ra tiền nhờ các dịch vụ “ăn theo” kỳ thi lớp 10

Chỉ cần một tấm bạt, mấy bộ bàn ghế nhựa là có thể có ngay quán nước để phục vụ phụ huynh và thí sinh. Dịch vụ này có thể thu về tiền triệu.

Phụ huynh học sinh đội nắng nóng xếp hàng đợi con tại các điểm thi.
 Phụ huynh học sinh đội nắng nóng xếp hàng đợi con tại các điểm thi.
Kỳ thi vào lớp 10 năm nay diễn ra trong 5 ngày từ 6-10/6. Đến hẹn lại lên, các dịch vụ “ăn theo” cũng tấp nập. Đây là cơ hội để những người kinh doanh nhỏ lẻ kiếm thêm thu nhập.
Năm 2018, toàn thành phố Hà Nội có 105.000 học sinh tốt nghiệp THCS dự thi tuyển sinh lớp 10, tăng 22.000 học sinh so với năm ngoái. Ghi nhận của PV tại cá điểm thi lớn như: Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, THPT Chu Văn An, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Cầu Giấy, THPT Trần Phú, THPT Phan Đình Phùng,... lượng người đổ về khá lớn. Các lều quán theo đó mọc lên cũng nhiều hơn.
Hoạt động kinh doanh tấp nập trong ngày thi đầu tiên.
 Hoạt động kinh doanh tấp nập trong ngày thi đầu tiên.
Một quán nước mía hoạt động trên vỉa hè ngay cạnh điểm thi THPT Cầu Giấy.
 Một quán nước mía hoạt động trên vỉa hè ngay cạnh điểm thi THPT Cầu Giấy.
Các mặt hàng được ưa chuộng hàng đầu là nước giải khát (trà đá, nước mía, các loại nước ngọt), bánh mỳ, đồ ăn vặt, kem,... Chỉ cần một tấm bạt, mấy bộ bàn ghế nhựa là có thể có ngay quán nước để phục vụ phụ huynh và thí sinh. Tình trạng thời tiết nắng nóng hơn 30℃ kéo dài trong ngày, dẫn đến sức mua cao.
Chia sẻ với PV, cô Đ.Lan, người có hơn 10 năm kinh nghiệm bán đồ ăn vặt tại Thụy Khuê, Hà Nội cho biết: “Như trong buổi sáng của ngày thi đầu tiên, cửa hàng tôi ước tính bán ra được hơn 50 chiếc bánh mỳ, cao hơn ngày thường 20%.” Từ việc bán bánh mỳ, đồ ăn vặt và nước giải khát, tổng doanh thu của cửa hàng cô lên đến hơn 2 triệu đồng/ngày.
Rất đông phụ huynh ngồi tại các quán cóc vỉa hè chờ thí sinh kết thúc môn thi.
 Rất đông phụ huynh ngồi tại các quán cóc vỉa hè chờ thí sinh kết thúc môn thi.
Trung bình cứ tại 1 điểm thi có khoảng hơn 10 quán cóc vỉa hè, cửa hàng hoạt động kinh doanh. Từ khảo sát tại các điểm PV ghi nhận giá các loại nước giải khát dao động: trà đá 3.000 – 5.000 đồng/cốc, mía đá 7.000 – 15.000 đồng/cốc, sấu đá me đá 7.000 – 10.000 đồng/cốc, sữa đậu nành 3.000 – 5.000 đồng/cốc, các loại nước giải khát đóng chai có giá từ 6.000 – 15.000 đồng/chai,...
Theo ước tính của cô T.Bình – chủ quán nước chuyên trà đá, vối đá, sấu đá, sữa đậu nành, với 3 ngày thi, điểm thi THPT Chu Văn An quán nước của cô bán ra dao động từ 1000 - 2000 cốc/3 ngày, thu lãi về khoảng hơn 1 triệu đồng/ngày.
Quán bán nước của cô T.Bình duy trì được hơn 10 năm và chỉ hoạt động trong những ngày thi.
Quán bán nước của cô T.Bình duy trì được hơn 10 năm và chỉ hoạt động trong những ngày thi. 
Cuối buổi cô T.Bình vui vẻ đếm tiền doanh thu.
 Cuối buổi cô T.Bình vui vẻ đếm tiền doanh thu.
Cùng với nước và các đồ ăn vặt, nhiều tiểu thương còn kinh doanh dịch vụ trông giữ xe và dịch vụ cho thuê phòng theo giờ. Thông thường, các điểm cho thuê phòng theo giờ thường hoạt động từ 8h đến 16h cùng ngày với mức giá là 50.000 đồng/lượt.
Cũng theo ghi nhận của PV, mặc dù các dịch vụ ăn theo mùa thi khá sôi động, tuy nhiên, tình trạng “chèn ép”, “chặt chém” đã được hạn chế giúp cho phụ huynh và thí sinh tập trung cao độ cho kỳ thi

Loạt dịch vụ kiếm bộn tiền “ăn theo” mùa giáng sinh

(Kiến Thức) - Giáng sinh được xem là mùa hốt bạc khi hàng loạt dịch vụ Noel phục vụ tận tay thượng đế nở rộ.

Loat dich vu kiem bon tien “an theo” mua giang sinh
Hàng loạt dịch vụ Noel đã bắt đầu được tung ra vì thời gian đến giáng sinh chỉ còn 1 tuần lễ. Trong đó, dịch vụ thuê ông già Noel phát quà đắt khách nhất. Tùy vào quãng đường di chuyển và các yếu tố khác, mỗi lần thuê ông già Noel có giá từ 100.000 - 250.000 đồng.
Loat dich vu kiem bon tien “an theo” mua giang sinh-Hinh-2
Không có thời gian hoặc không gian công sở cần được làm đẹp ngày giáng sinh, nhiều người chọn cách thuê dịch vụ trang trí Noel. Tùy theo không gian, vật liệu và yêu cầu của khách hàng mà giá dịch vụ đao dộng từ 150.000 - 200.000 đồng/m2.

Mẹo nhỏ tránh bị “thủng ví” vì dịch vụ chặt chém ngày Tết

(Kiến Thức) - Với vài chú ý nhỏ, bạn có thể tránh được tình trạng bị chặt chém vì sử dụng những dịch vụ Tết.

Meo nho tranh bi “thung vi” vi dich vu chat chem ngay Tet
Trong số các dịch vụ Tết được ưa chuộng trong nhiều năm gần đây đó là nấu cỗ thuê. Một trong những việc không nên làm vào ngày sát Tết, đặc biệt là 30 Tết đó là đặt cỗ tất niên. Thông thường, một mâm cỗ Tết có giá trung bình từ 600.000 đến 1 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu đặt vào đúng ngày cuối năm, khách hàng phải chịu mức giá dịch vụ tăng khoảng 30%. Thậm chí, đơn hàng phải từ 5- 6 mâm cỗ trở lên khách hàng mới được phục vụ tận nhà. Ngược lại, với 1-2 mâm, khách hàng phải chịu thêm chi phí vận chuyển.
Meo nho tranh bi “thung vi” vi dich vu chat chem ngay Tet-Hinh-2
Ngoài chi phí đặt cỗ, khách hàng khi muốn có thêm người phục vụ cho bữa tiệc cuối năm, phải trả thêm chi phí nên một mâm cỗ ngày cuối năm sẽ đắt hơn từ 30 - 50%. Vì thế, thay vì gọi đặt cỗ quá sát ngày, khách hàng nên đặt lịch với đơn vị cung ứng dịch vụ trước nửa tháng, vừa đảm bảo đơn hàng không bị từ chối, vừa tránh được việc "đội" giá khi sát Tết.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.