Hải Phòng: Lễ hội Hoa Phượng Đỏ năm nay có gì đặc biệt?

Với không gian dành cho tổ chức sự kiện lớn nhất từ trước đến nay, lượng khán giả mời tăng gấp rất nhiều so với 10 kỳ Lễ hội Hoa phượng đỏ trước.

2024 là năm thứ 11 Lễ hội Hoa phượng đỏ được tổ chức và gắn với Kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2023). 
Hai Phong: Le hoi Hoa Phuong Do nam nay co gi dac biet?
 Với không gian dành cho tổ chức sự kiện lớn nhất từ trước đến nay (bao gồm cả sân khấu và không gian dành cho khán giả), lượng khán giả mời tăng gấp tăng rất nhiều so với 10 kỳ Lễ hội trước. Ảnh: HPGPV
Theo thông tin từ lãnh đạo Sở Văn hoá và Thể thao Hải Phòng, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao tiêu biểu đều bám sát chủ đề Lễ hội để làm bừng sáng lên một miền di sản được tổ chức trên nhiều địa bàn thành phố như: Lễ trao nhận Quyết định, Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Đền thờ Lê Khắc Cẩn, huyện An Lão (tại Di tích quốc gia Đền thờ Lê Khắc Cẩn, huyện An Lão); Trưng bày Bảo vật quốc gia ( tại Bảo tàng Hải Phòng); Triển lãm “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” (tại Trung tâm Chính trị - Hành chính Bắc sông Cấm); Trình diễn di sản văn hoá phi vật thể của thành phố Hải Phòng được UNESCO ghi danh ( tại Quảng trường Nhà hát thành phố); Chương trình "Không gian văn hóa đình làng Hải Phòng xưa" (tại Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Đình Hàng Kênh); Liên hoan Múa rối Hải Phòng mở rộng lần thứ 2 với chủ đề “Hải Phòng - Sắc màu di sản” (tại Quảng trường Nhà hát thành phố và Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Đình Hàng Kênh); Liên hoan nghệ thuật “Đờn ca tài tử” – di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh (tại Quảng trường Nhà hát thành phố); Trưng bày triển lãm sách, báo chủ đề: “Sách kết nối quá khứ - hiện tại - tương lai” (tại Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố); Trưng bày ảnh nghệ thuật, mỹ thuật với chủ đề “Hải Phòng - Kết nối miền di sản” (tại Trung tâm Văn hóa thành phố); Biểu diễn Võ thuật cổ truyền và biểu diễn các môn Kéo co, Đẩy gậy; Lễ hội áo dài năm 2024 với chủ đề “Về miền di sản cửa biển” ...
Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2024 được tổ chức tại không gian và địa điểm mới là quảng trường phía trước Trung tâm Chính trị - Hành chính tại Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng với mặt bằng có sức chứa lên đến đến 18.000 người (dự kiến ghế dành cho đại biểu tham dự gần 10.000 ghế); các khu vực phụ trợ được bố trí riêng biệt, bảo đảm an toàn như: khu vực tác nghiệp báo chí, truyền hình, khu vực kỹ thuật... ; Giao thông thuận lợi, thông thoáng so với 10 kỳ lễ hội đã tổ chức tại Quảng trường Nhà hát thành phố.
Ngoài chương trình Đêm hội, tại đây sẽ diễn ra hoạt động triển lãm với chủ đề “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” và các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan về Lễ hội.
Tại quảng trường Nhà hát thành phố, một sân khấu được lắp dựng để phục vụ cho chuỗi hơn 30 sự kiện văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao xuyên suốt từ ngày 30/4 đến ngày 01/6/2024.
Đặc biệt trong chuỗi các hoạt động tại quảng trường Nhà hát thành phố còn có sự tham gia của Đoàn Nghệ thuật Nam Ninh Trung Quốc.
Điểm nhấn của Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2024 là Khai mạc lễ hội và đón nhận danh hiệu di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà của Uỷ ban Di sản Thế giới UNESCO - Di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam.
Chương trình nghệ thuật tổ chức từ 20h00’ ngày 11/5/2024 (Thứ Bảy) tổ chức tại Quảng trường phía trước Trung tâm Chính trị - Hành chính thuộc Khu Đô thị Bắc sông Cấm, chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 và tiếp sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng và một số Đài truyền hình các tỉnh, thành phố bạn. Kết thúc chương trình là màn pháo hoa tầm thấp và tầm cao kéo dài 15 phút.
Với chủ đề “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”, Chương trình nghệ thuật đêm hội được dàn dựng với chất lượng nghệ thuật cao. Thể hiện các giá trị, nét đặc trưng tiêu biểu nhất về huyền thoại, lịch sử, di sản văn hoá, hình ảnh, con người Hải Phòng bằng thực cảnh, kết hợp cùng công nghệ AR (Augmented Reality - thực tế ảo) và màn trình diễn của các nghệ sĩ, ca sỹ nổi tiếng hàng đầu Việt Nam và thành phố (Dàn nhạc dân tộc Việt Nam, Dàn kèn đồng Trung ương, NSND Khánh Hòa, các ca sỹ: Mỹ Linh, Thanh Lam, Thu Phương, Đen Vâu, Isacc, Anh Tú, nhạc trưởng Đồng Quang Vinh… cùng gần 1000 nghệ sỹ diễn viên )
Tổng thể sân khấu lấy cảm hứng từ hình tượng bông hoa phượng bừng nở, tạo cảm quan thưởng ngoạn ở nhiều góc độ khác nhau về một Hải Phòng mạnh mẽ, ngập tràn sức sống.
Đêm hội hứa hẹn sẽ mang đến cho các đại biểu, khán giả và du khách những ấn tượng, cảm nhận sâu sắc về miền đất nơi cửa biển tươi đẹp, kỳ thú, giàu bản sắc văn hóa và đầy thân thiện mến khách.
>>> Mời độc giả xem thêm video Xuất hiện “khẩu thần công” tại Lễ hội “mặt nhọ” ở Lạng Sơn:
 

Hải Phòng: Sẽ bắn pháo hoa tầm thấp dịp lễ hội Hoa Phượng Đỏ

Thành phố Hải Phòng sẽ tổ chức 01 điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút nhân dịp khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2023.

UBND thành phố Hải Phòng vừa có văn bản số 1930/VP-NCKTGS về việc tổ chức bắn pháo hoa nổ tầm thấp nhân dịp khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2023.
Hai Phong: Se ban phao hoa tam thap dip le hoi Hoa Phuong Do

Màn pháo hoa rực rỡ tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2022. Ảnh: Hồng Phong

Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, đồng ý cho UBND thành phố Hải Phòng tổ chức 01 điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút nhân dịp khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2023 vào ngày 13/5/2023.

Hải Phòng: Khai mạc Đợt phim Kỷ niệm các ngày lễ lớn

Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng vừa tổ chức khai mạc Đợt phim Kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4 và tháng 5/2023.

Đợt phim giới thiệu đến khán giả và nhân dân thành phố Hải Phòng các bộ phim tiêu biểu của điện ảnh với nhiều thể loại có nội dung phong phú, đa dạng về đề tài chiến tranh cách mạng, giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước, về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về thành tựu phát triển kinh tế văn hóa xã hội thành phố Hải Phòng …
Hai Phong: Khai mac Dot phim Ky niem cac ngay le lon

Ông Trịnh Văn Tú - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao phát biểu tại lễ khai mạc.

Các bộ phim được chọn công chiếu đều là những tác phẩm điện ảnh, phim tài liệu đặc sắc như: “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Quá khứ, hiện tại và tương lai”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Bình Minh Đỏ”, “Hải Phòng - Khát vọng vươn lên”, “Maika - Cô bé đến từ hành tinh khác”... Đây là những tác phẩm điện ảnh có tính chất nghệ thuật cao, mang đậm bản sắc dân tộc có nội dung tư tưởng tốt, mang tính giáo dục cao.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.